Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 12 Bài 30 Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc (tiết 2) mới nhất theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Bài giảng Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
TIẾT 34. BÀI 30. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC (TIẾP THEO)
- Trình bày được đặc điểm thông tin liên lạc của nước ta: phát triển khá toàn diện; tốc độ phát triển nhanh.
- Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.
- Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định:
Ngày dạy |
Lớp |
Sĩ số |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.2. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi 1: Nêu khái quát sự phát triển, các tuyến chính của ngành đường bộ, đường sắt và đường sông?
- Câu hỏi 2: Nêu khái quát sự phát triển, các tuyến chính của ngành đường biển, đường hàng không và đường ống?
* Đáp án:
Loại hình |
Sự phát triển |
Tuyến chính |
Đường bộ |
- Được mở rộng và hiện đại hoá; mạng lưới đã phủ kín các vùng; phương tiện nâng cao về số lượng và chất lượng. - Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển tăng nhanh. - Tồn tại: Mật độ và chất lượng đường còn thấp. . |
- QL 1A - Đường HCM - QL 5, 6, 7, 9, 14… - Đường bộ xuyên Á |
Đường sắt |
- Tổng chiều dài 3143 km. - Trước năm 1991, ngành phát triển chậm, chất lượng phục vụ còn hạn chế. Hiện nay hiệu quả và chất lượng phục vụ đã nâng lên. - Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển tăng. |
- Đường sắt Thống Nhất dài 1726 km - Các tuyến khác: HN - HP; HN - LC; HN - TN… - Đường sắt xuyên Á |
Đường sông |
- Nhiều sông ngòi thuận lợi cho phát triển - Mới sử dụng 11. 000 km vào mục đích giao thông. - Tập trung trong hệ thống sông chính |
+ HT sông Hồng - Thái Bình + HT sông Mê Công - Đồng Nai + Một số sông lớn ở miền Trung |
Đường biển |
- Nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển: đường bờ biển dài, nhiều vịnh biển kín, nhiều đảo… - Có hơn 73 cảng biển lớn, nhỏ. Năng lực bốc xếp ngày càng tăng (công suất từ 30 triệu tấn năm1995 lên 240 triệu tấn năm 2010. |
- Các tuyến trong nước chủ yếu theo hướng Bắc - Nam, ra đảo. - Các tuyến quốc tế. - Một số cảng lớn: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng... |
Đường hàng không |
- Là ngành non trẻ nhưng phát triển tốc độ nhanh… - Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển tăng. - Đến năm 2007 nước ta có 19 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế. |
- Trong nước: Hà Nội - Đà Nẵng - TP HCM… - Quốc tế: Từ Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng đi Hoa Kì, Châu Âu.... |
Đường ống |
- Ngày càng phát triển gắn với sự phát triển công nghiệp dầu khí.
|
- Tuyến B 12 (bãi Cháy - Hạ Long) đi các tỉnh ĐBSH. - Các tuyến nối từ vùng khai thác dầu khí ngoài khơi vào đất liền |
3.3. Hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu logo của một số nhà mạng, yêu cầu HS cho biết tên mạng lưới viễn thông mà nhà mạng đó cung cấp?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về ngành thông tin liên lạc
II. Ngành thông tin liên lạc 1. Bưu chính: a. Vai trò: - Góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền, giữa nông thôn và thành thị, giữa nước ta vứoi quốc tế. - Giúp cho nhân dân tiếp cận với thông tin, chính sách của Nhà nước. b. Đặc điểm: chủ yếu mang tính phục vụ, với mạng lưới rộng khắp. c. Thực trạng: - Kỹ thuật đang còn lạc hậu, chưa đáp ứng tốt sự phát triển của đất nước và đời sống nhân dân - Phân bố chưa đều trên toàn quốc. d. Phương hướng: - Triển khai thêm các hoạc động mang tính kinh doanh đề phù hợp với kinh tế thị trường. - Áp dụng tiến bộ về KHKT để đẩy nhanh tốc độ phát triển. 2. Viễn thông: a. Sự phát triển: - Trước thời kì đổi mới: + Mạng lưới và thiết bị cũ kĩ lạc hậu. + Dịch vụ nghèo nàn. + Đối tượng và phạm vi phục vụ hẹp, chủ yếu phục vụ các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước và một số cơ sở sản xuất. - Những năm gần đây: + Tốc độ tăng trưởng cao. + Bước đầu có CS VCKT và mạng lưới tiên tiến hiện đại + Dịch vụ thông tin đa dạng, phong phú. + Đối tượng phục vụ rộng rãi + Điện thoại đã đến được hầu hết các xã trong toàn quốc. + Đến năm 2005 đạt 19 thuê bao/ 100 dân b. Mạng viễn thông: - Ngành Viễn thông của nước ta có xuất phát điểm rất thấp nhưng phát triển với tốc độ nhanh vượt bậc. - Đón đầu cc thành tựu kỹ thuật hiện đại của thế giới. - Mạng lưới viễn thông nước ta tương đối đa dạng và không ngừng phát triển. * Mạng điện thoại (nội hạt và đường dài) - Toàn quốc có 4 trung tâm thông tin đường dài cấp vùng - Điện thoại quốc tế có 3 cửa chính - Mạng điện thoại phát triển nhanh * Mạng phi thoại: đang được mở rộng và phát triển với nhiều loại hình dịch vụ mới, kỹ thuật tiên tiến (mạng Fax). * Mạng truyền dẫn: được sử dụng với nhiều phương thức khác nhau. |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
+ Câu hỏi 1: Vai trò, đặc điểm, hiện trạng phát triển ngành Bưu chính nước ta và những giải pháp trong gian đoạn tới?
+ Câu hỏi 2: Tình hình phát triển ngành viễn thông nước ta trước thời kì đổi mới và trong những năm gần đây?
+ Câu hỏi 3: Tại sao trong những năm gần đây ngành viễn thông nước ta có tốc độ tăng trưởng cao?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Câu 1: Loại hình viễn thông nào sau đây thuộc mạng phi thoại?
Câu 2: Loại hình nào sau đây không thuộc mạng lưới thông tin liên lạc?
Câu 3: Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính nước ta là
A.tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.
Câu 4: Ngành viễn thông nước ta có đặc điểm nào sau đây?
D.Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, dần hiện đại.
Câu 5: Khó khăn lớn nhất của ngành bưu chính nước ta hiện nay là
A.mạng lưới phân bố chưa đều, công nghệ lạc hậu.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Câu hỏi: Tại sao nói ngành viễn thông ở nước ta có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đã tiếp cận trình độ kỹ thuật tiến tiến của thế giới và khu vực?
* Trả lời câu hỏi:
- Trước Đổi mới: mạng lưới và thiết bị viễn thông còn lạc hậu, các dịch vụ viễn thông nghèo nàn, chỉ dừng ở mức phục vụ các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước.
- Gần đây, tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đạt mức trung bình 30%/năm. Đến 2005, cả nước có 15, 8 triệu thuê bao điện thoại, đạt 19 thuê bao/100 dân. Mạng điện thoại đã phủ khắp toàn quốc.
- Chú trọng đầu tư công nghệ mới và đa dịch vụ.
- Hệ thống vệ tinh thông tin và cáp quang hiện đại đã kết nối với mạng thông tin quốc tế.
- Mạng lưới viễn thông ngày càng đa dạng và không ngừng phát triển gồm cả: mạng điện thoại, mạng phi thoại, mạng truyền dẫn.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
3.4. Củng cố, dặn dò:
GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
3.5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.
- Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu về hoạt động thương mại của nước ta?