Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 12 Bài 30 Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc (tiết 1) mới nhất theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Bài giảng Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
TIẾT 33. BÀI 30. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC
- Trình bày được đặc điểm giao thông vận tải của nước ta: phát triển khá toàn diện; tốc độ phát triển nhanh.
- Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.
- Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định:
Ngày dạy |
Lớp |
Sĩ số |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.2. Kiểm tra bài cũ:Không kiểm tra.
3.3. Hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu bản đồ giao thông vận tải Việt Nam. Yêu cầu HS lên chỉ bản đồ và trả lời câu hỏi: Em hãy xác định những loại hình giao thông vận tải ở nước ta?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về
I. Ngành GTVT 1. Đường bộ - Sự phát triển: + Mạng lưới được mở rộng và hiện đại hoá. Chất lượng còn thấp. + Khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển đều tăng. + Nhiều tuyến trở thành bộ phận của đường bộ xuyên Á. - Các tuyến đường chính: Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh… 2. Đường sắt: - Sự phát triển: Chiều dài 3143 km - 2005 + Trước 1991 phát triển chậm, hiện nay chất lượng phục vụ tăng rõ rệt. + Khối lượng vận chuyển và luân chuyển tăng rõ rệt. - Các tuyến đường chính: Đường sắt tập trung chủ yếu ở miền Bắc. + Đường sắt Thống Nhất: 1726 km. + Các tuyến khác: Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Lào Cai... 3. Đường sông: - Sự phát triển: Chiều dài 11000 km. - Chủ yếu tập trung một số hệ thống sông chính: Mê Công - Đồng Nai, sông Hồng - Thái Bình, một số sông lớn miền Trung. + Phương tiện đa dạng nhưng chậm đổi mới. 30 cảng sông với công suất 100 triệu tấn/năm. + Khối lượng hành khách và hàng hoá vận chuyển tăng nhưng chậm. 4. Đường biển: - Sự phát triển: Giữ vai trò quan trọng trong vận tải quốc tế. - Cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng - Liên Chiểu - Chân Mây, Dung Quất... + Cả nước có 73 cảng lớn nhỏ. Dự kiến 2010 công suất là 240 triệu tấn. - Các tuyến chính: + Nội địa: Hải Phòng - TP Hồ Chí Minh - tuyến quan trọng nhất, dài 1500km. + Quốc tế: 2 đầu mối Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh. 5. Đường hàng không: - Sự phát triển: Ngành mới phát triển nhưng có tốc độ phát triển nhanh. + 1990 - 2004: khối lượng hàng tăng 24, 6 lần, KLLC tăng 57, 5 lần. Hành khách tăng 11 lần, luân chuyển tăng 20, 5 lần + Cả nước có 19 sân bay, 5 sân bay quốc tế. - Các tuyến chính: Xoay quanh ba đầu mối: Hà Nội - Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh. 6. Đường ống: - Ngày càng phát triển. - Các tuyến đường quan trọng: + Tuyến vận tải xăng dầu B12 + Các đường ống dẫn khí từ nơi khai thác dầu khí ngoài thềm lục địa phía nam vào đất liền. |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:
* Câu hỏi: Dựa vào SGK và kiến thức đã có để: Tìm hiểu đặc điểm, tình hình phát triển và phân bố của ngành:
+ Nhóm 1: Đường bộ.
+ Nhóm 2: Đường sắt.
+ Nhóm 3: Đường sông.
+ Nhóm 4: Đường biển.
+ Nhóm 5: Đường hàng không.
+ Nhóm 6: Đường ống.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Câu 1: Loại hình dịch vụ nào sau đây không phải mới ra đời ở nước ta?
Câu 2: Tuyến vận tải đường sắt quan trọng nhất nước ta là
A.đường sắt Thống Nhất. B. Hà Nội - Lào Cai.
Câu 3: Ngành hàng không có bước tiến rất nhanh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông đường sông nước ta hiện nay?
B.Đường sông dày đặc khắp cả nước.
Câu 5: Đâulàmột trong nhữngđặcđiểmcủamạnglướiđườngôtô củanướcta?
C.Về cơbảnđãphủ kíncácvùng. D. Đềuchạytheo hướngBắc- Nam.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Câu hỏi: Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển GTVT nước ta.
* Trả lời câu hỏi:
- Thuận lợi:
+ VTĐL: nằm gần trung tâm ĐNA, trên con đường hàng hải quốc tế từ Thái Bình Dương đi Ấn Độ Dương & vị trí trung chuyển một số tuyến hàng không quốc tế. Trong tương lai tuyến đường bộ xuyên Á hình thành. Đó là điều kiện thuận lợi phát triển các loại hình GT đường bộ, đường biển, đường không…
+ ĐKTN:
>Đồng bằng nằm ven biển, kéo dài theo chiều Bắc - Nam tạo thuận lợi xây dựng các tuyến đường bộ nối liền các vùng trong cả nước, nối với Trung Quốc, Campuchia.
>Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, GTVT biển có thể hoạt động quanh năm.
>Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi GT đường sông. Bờ biển nhiều vũng, vịnh thuận lợi xây dựng các hải cảng.
+ Điều kiện KT - XH:
>Sự quan tâm của Nhà nước, tập trung nguồn vốn lớn để đầu tư xây dựng & cải tạo các tuyến GT quan trọng.
>CSVC - KT của ngành có nhiều tiến bộ: xây dựng một số nhà máy sản xuất ô - tô, xưởng đóng tàu hiện đại…
>Đội ngũ lao động của ngành có trình độ ngày càng được nâng lên.
- Khó khăn:
+ 3/4 địa hình là đồi núi, có độ chia cắt lớn gây khó khăn, tốn kém trong việc xây dựng các tuyến đường bộ.
+ Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ lụt…
+ CSVC - KT còn lạc hậu, các phương tiện còn kém chất lượng…
+ Thiếu vốn đầu tư.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
3.4. Củng cố, dặn dò:
GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
3.5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.
- Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu về sự phát triển ngành thông tin liên lạc?