Giáo án Địa lí 12 Bài 31 Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (tiết 2) mới nhất

Tải xuống 6 2.4 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 12 Bài 31 Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (tiết 2) mới nhất theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài giảng Địa lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch

TIẾT 36. BÀI 31. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

(TIẾP THEO)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

 - Phân tích được các tài nguyên du lịch ở nước ta: tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn.

 - Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố của các trung tâm du lịch chính ; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.

 - Tích hợp môi trường

 - Tích hợp sử dụng di sản văn hóa

 - Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

  1. Năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

  1. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
  3. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Kiểm tra bài cũ:

 - Câu hỏi: Trình bày tình hình phát triển hoạt động ngoại thương nói chung của nước ta.

 * Đáp án:

Hoạt động ngoại thương có sự chuyển biến rõ rệt:

 - Về cơ cấu:

 + Trước đổi mới nước ta là một nước nhập siêu

 + Năm 1992, cán cân xuất nhập khẩu tiến tới sự cân đối

 + Từ 1993 đến nay nước ta tiếp tục nhập siêu nhưng bản chất khác trước đổi mới

 - Thị trường mở rộng theo dạng đa phương hoá, đa dạng hoá.

 - Cơ chế quản lý có nhiều đổi mới.

 - VN trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO.

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

  1. a) Mục đích:HS nhận biết các khu du lịch ở nước ta.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
  3. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV trình chiếu một số hình ảnh về khu du lịch ở nước ta, yêu cầu HS gọi tên khu du lịch đó?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về ngành du lịch

  1. a) Mục đích:HS biết được các loại tài nguyên du lịch chính ở nước ta; Trình bày được tình hình phát triển và các trung tâm du lịch quan trọng ở nước ta; Chỉ ra được trên bản đồ các loại tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn) và các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia và vùng của nước ta.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

II. Du lịch

1. Tài nguyên du lịch

 - Là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con ngưốic thể sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu duc lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.

 * Tài nguyên du lịch tự nhiên:

 - Địa hình: có 5 - 6 vạn km địa hình caxtơ với 200 hang động đẹp: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha (được UNESCO công nhận là di sản thiên nhien thế giới làn lượt vào năm 1994 và 2003), Bích Động…Ven bển có 125 bãi biển, nhiều bãi biển dài và đẹp. Các đảo ven bờ có khả năng phát triển DL.

 - Khí hậu: Tương đối thuận lợi phát triển DL

 - Nguồn nước: các hồ tự nhiên, sông ngòi chằng chịt ở vùng sông nước ĐBSCL, các thác nước. Nguồn nước khoáng tự nhiên có giá trị đặc biệt đối với phát triển du lịch.

 - Sinh vật: nước ta có 28 VQG, 44 khu bảo tồn thiên nhiên, 34 khu rừng văn hoá, lịch sử, môi trường là cơ sở phát triển du lịch sinh thái.

 * Tài nguyên du lịch nhân văn:

 - Nước ta có 5 di sản vật thể được UNESCO công nhận là: Cố đô Huế (12 - 1993), Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn (đều đựơc công nhận và 12 - 1999).

 - Các lễ hội văn hoá của dân tọc đa dạng: lễ hội chùa Hương… trong đó nước ta đã đựơc UNESCO công nhận Nhã nhạc cung đình Huế và Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản phi vật thể.

 - Các làng nghề truyền thông….

2. Tình hình phát triển và các trung tâm chủ yếu

 - Ngành du lịch nước ta ra đời năm 1960 khi công ty du Việt Nam thành lập 7 - 1960. Tuy nhiên địa lí nước ta mới phát triển mạnh từ 1990 đến nay.

 - Số lượt khách du lịch và doanh thu ngày càng tăng nhanh, đến 2004 có 2, 93 triệu lượt khách quốc tế và 14, 5 triệu lượt khách nội địa, thu nhập 26. 000 tỉ đồng.

 - Cả nước hình thành 3 vùng du lịch: Bắc Bộ (29 tỉnh - thành), Bắc Trung Bộ (6 tỉnh), Nam Trung Bộ và Nam Bộ (29 tỉnh - thành).

 - Tam giác tăng trưởng du lịch: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, TPHCM - Nha Trang - Đà Lạt

 - Tuyến du lịch di sản Miền Trung

 - Các trung tâm du lịch: Hà Nội, TPHCM, Huế, Đà Nẵng, Hạ Long, Đà Lạt, Cần Thơ, Vũng Tàu, Nha Trang…

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:

 + Câu hỏi 1: Nêu khái niệm tài nguyên du lịch?

 + Câu hỏi 2: Địa hình nước ta có những tiềm năng gì cho phát triển du lịch? Kể tên và năm đựơc công nhận các thắng cảnh là di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta? Khí hậu nước ta có đặc điểm gì thuận lợi cho du lịch? Phân tích ý nghĩa của tài nguyên nước?

 + Câu hỏi 3: Kể tên và xác đinh trên bản đồ các di sản văn hoá vật thể ở nước ta đựơc UNESCO công nhận?

 + Câu hỏi 4: Nhận xét hình 43. 2 và 43. 3? Năm du lịch 2008 đựơc diễn ra ở đâu? Số khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng nhanh song vẫn đang còn ít, vì sao? Xác đinh các vùng du lịch chủ yếu của nước ta? Nước ta đã hình thành các trung tâm du lịch lớn ở đâu? Các tam giác tăng trưởng du lịch? Tuyến du lịch di sản Miền Trung từ đâu đến đâu?

 + Nhóm 1, 5: Trả lời câu hỏi 1, 2

 + Nhóm 2, 4: Trả lời câu hỏi 1, 3.

 + Nhóm 3, 6: Trả lời câu hỏi 1, 4.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

  1. a) Mục đích:Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1: Phần lớn các lễ hội văn hóa nước ta diễn ra vào

  1. cuối năm dương lịch. B.đầu năm âm lịch.
  2. giữa năm dương lịch. D. giữa năm âm lịch.

Câu 2: Di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An thuộc tỉnh nào sau đây?

  1. Thừa Thiên - Huế. B. Quảng Ninh.

C.Quảng Nam.                                                            D. Thanh Hóa.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng với tình hình phát triển ngành du lịch nước ta?

  1. Số lượt khách nội địa ít hơn lượt khách quốc tế.

B.Doanh thu từ du lịch và số lượt khách đều tăng.

  1. Khách quốc tế chiếm tỉ trọng cao hơn khách nội địa.
  2. Số lượt khách quốc tế đến nước ta có xu hướng giảm.

Câu 4: Sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào sự phân bố của

A.tài nguyên du lịch.                                                 B. các ngành sản xuất.   

  1. dân cư. D. trung tâm du lịch.

Câu 5: Số lượt khách du lịch nội địa trong các năm qua tăng nhanh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

  1. Chất lượng phục vụ tốt hơn.

B.Mức sống nhân dân được nâng cao.

  1. Sản phẩm du lịc này càn đa dạng.
  2. Cơ sở vật chất được tăng cường.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

  1. a) Mục đích:HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để đọc Atlat Địa lí Việt Nam.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi: Dựa vào hình 31. 5 và Atlat Địa lí Việt Nam, với tư cách là một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu tuyến du lịch Việt Nam xuyên Việt (tài nguyên du lịch, các trung tâm du lịch trên tuyến này)?

 * Trả lời câu hỏi:

 - Giới thiệu tuyến du lịch xuyên Việt từ Sapa (Lào Cài) đến mũi Cà Mau (Cà Mau):

 + Khu du lịch phía Bắc:

>Điểm đến đầu tiên: SaPa - điểm du lịch hấp dẫn ở vùng núi phía Bắc với các món ăn đặc sản dân tộc Mông, chợ phiên, khí hậu lạnh giá với tuyết và sương mù huyền ảo, tham quan các vườn hoa lan, dâu tây, vườn rau cao cấp vụ đông.

>Điểm thứ 2: Quảng Ninh với Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới, đảo Cát Bà…Là khu du lịch với nhiều hang động kì thú, các đảo nổi có hình thù đặc sắc, nước biển trong xanh…

>Điểm thứ 3: Hà Nội - thủ đô cả nước, là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước. Hà Nội có nhiều điểm tham quan hấp dẫn như : Hồ Gươm, Hồ Tây, Lăng Chủ Tịch, Văn miếu Quốc Tử Giám, 36 phố phường Hà Nội với phố đi bộ, chợ đêm phố cổ, Nhà thờ lớn Hà Nội… Thưởng thức các đặc sản Hà Thành (sữa chua dẻo, trà chanh nhà thờ, bún chả, phở Hà Nội, …). Ngoài ra, có các trung tâm thương mại lớn như Lotte Center, KangNam, Tràng Tiền Plaza, Aeon mail Long Biên, Time city, Royal city.

 + Dọc bờ biển miền Trung:

>Thanh Hóa (có bãi biển Sầm Sơn), Nghệ An (có bãi biển Cửa Lò, quê Bác hồ, vườn hoa hướng dương, đồi chè ở Thanh Chương…); Hà Tĩnh có di tích ngã ba Đồng Lộc, bãi biển Thiên Cầm…

>Tiếp đến là vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, hang Sơn Đoong, động Thiên Đường để chiêm ngắm tuyệt tác của thiên nhiên với các dải thạch nhũ.

>Huế mộng mơ, thanh bình, Đà Nẵng - thành phố đáng sống nhất Việt Nam với bãi biển Mỹ Khê cát trắng), phố cổ Hội An (đèn lồng, các tòa nhà kiến trúc cổ…)

>Tiếp theo là vùng biển Nha Trang, Phan Thiết với các khu resot cao cấp.

>Vùng Tây Nguyên rộng lớn với xứ sở hoa Đà Lạt mộng mơ, có hồ Than Thở, ngắm thác Yaly tuyệt đẹp…

 + Khu du lịch miền Nam:

>Đi đến mảnh đất tận cùng đất nước: tham quan khu miệt vườn trĩu quả bên sông, chợ nổi An Giang, rừng tràm U Minh, đảo Phú Quốc…

>Điểm cuối: trở về thành phố sầm uất TP. Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn nhất phía Nam với nhiều địa điểm vui chơi hấp dẫn (hồ sen, các trung tâm thương mại…).

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

3.4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

 - Chuẩn bị các nội dung ôn tập:

 + Toàn bộ nội dung đã học của HKII: CĐ Địa lí dân cư; CĐ đặc điểm cơ cấu kinh tế nước ta; Địa lí các ngành nông nghiệp; Địa lí các ngành công nghiệp; Địa lí các ngành dịch vụ.

 + Kĩ năng: Các kỹ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong môn Địa lí.

Xem thêm
Giáo án Địa lí 12 Bài 31 Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (tiết 2) mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 12 Bài 31 Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (tiết 2) mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 12 Bài 31 Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (tiết 2) mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 12 Bài 31 Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (tiết 2) mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 12 Bài 31 Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (tiết 2) mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Địa lí 12 Bài 31 Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (tiết 2) mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống