SBT Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc | Giải SBT Địa lí lớp 12

2.5 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

SBT Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Câu 1 trang 94 SBT Địa lí 12: Tuyến đường bộ có ý nghĩa quan trọng, nối 6/7 vùng kinh tế và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của nước ta là

A. quốc lộ 5.                  B. quốc lộ 6.

C. quốc lộ 1.                  D. quốc lộ 2.

Trả lời:

Quốc lộ 1A là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta.

Chọn C.

Câu 2 trang 94 SBT Địa lí 12: Tuyến đường bộ có ý nghĩa quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của dải đất phía tây đất nước là

A. quốc lộ 1.

B. quốc lộ 14.

C. đường Hồ Chí Minh.

D. quốc lộ 15.

Trả lời: 

Đường Hồ Chí Minh là tuyến đường bộ có ý nghĩa quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của dải đất phía tây đất nước.

Chọn C.

Câu 3 trang 94 SBT Địa lí 12: Trong những năm gần đây mạng lưới đường bộ nước ta đã được mở rộng và hiện đại hóa, nguyên nhân chủ yếu nhất là do

A. huy động được các nguồn vốn, tập trung đầu tư phát triển.

B. nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh nên nhu cầu lớn.

C. điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ.

D. dân số đông, tăng nhanh nên nhu cầu đi lại ngày càng tăng.

Trả lời: 

Trong những năm gần đây mạng lưới đường bộ nước ta đã được mở rộng và hiện đại hóa, nguyên nhân chủ yếu nhất là do huy động được các nguồn vốn, tập trung đầu tư phát triển.

Chọn A.

Câu 4 trang 94 SBT Địa lí 12: Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là

A. Hà Nội-Hải Phòng.

B. đường sắt Thống Nhất.

C. Hà Nội-Thái Nguyên.

D. Hà Nội-Lào Cai.

Trả lời:

Tuyến đường sắt Thống nhất gần như song song với quốc lộ 1 tạo nên trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc-Nam.

Chọn B.

Câu 5 trang 94 SBT Địa lí 12: Ngành vận tải đường sông của nước ta

A. chưa thực sự phát triển so với tiềm năng.

B. đã phát triển vượt bậc.

C. mới được ra đời trong những năm gần đây.

D. mới chỉ được khai thác ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời: 

Nước ta có nhiều sông ngòi nhưng mới chỉ sử dụng khoảng 11000 km vào mục đích giao thông.

Chọn A.

Câu 6 trang 95 SBT Địa lí 12: Ý nào sau đây đúng khi nói về ngành vận tải đường biển của nước ta?

A. Không có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường biển.

B. Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là theo hướng tây-đông.

C. Có nhiều cảng biển và cụm cảng quan trọng.

D. Tất cả các thành phố trực thuộc Trung ương đều có cảng biển nước sâu.

Trả lời:

Ngành vận tải đường biển của nước ta có các cảng biển và cụm cảng quan trọng: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng,…

Chọn C.

Câu 7 trang 95 SBT Địa lí 12: Ngành hàng không nước ta có bước phát triển rất nhanh chủ yếu nhờ

A. huy động được các nguồn vốn lớn cả trong và ngoài nước.

B. có chiến lược phát triển táo bạo, nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất.

C. có đội ngũ lao động trình độ khoa học kĩ thuật cao.

D. mở rộng thành phần kinh tế tham gia khai thác các chuyến bay trong nước và quốc tế.

Trả lời: 

Ngành hàng không nước ta có bước phát triển rất nhanh chủ yếu nhờ có chiến lược phát triển táo bạo, nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất.

Chọn B.

Câu 8 trang 95 SBT Địa lí 12: Đường ống của nước ta hiện nay

A. chỉ phát triển ở Đồng bằng sông Hồng.

B. đã vận chuyển khí từ thềm lục địa vào đất liền.

C. chỉ vận chuyển các loại xăng dầu thành phẩm.

D. chưa gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.

Trả lời: 

Đường ống của nước ta hiện nay đã vận chuyển khí từ thềm lục địa vào đất liền.

Chọn B.

Câu 9 trang 95 SBT Địa lí 12: Nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành thông tin liên lạc là

A. truyền tin tức một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời.

B. thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương trong nước.

C. phát triển văn hóa, kinh tế-xã hội vùng sâu, vùng xa.

D. nâng cao dân trí, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Trả lời: 

Nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành thông tin liên lạc là truyền tin tức một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời.

Chọn A.

Câu 10 trang 95 SBT Địa lí 12: Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng hiện nay là do

A. đời sống nhân dân đang ngày càng được ổn định.

B. kinh tế-xã hội đang phát triển mạnh mẽ theo chiều rộng.

C. sự mở cửa, hội nhập và phát triển mạnh nền kinh tế thị trường.

D. nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội vùng sâu, vùng xa.

Trả lời: 

Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng hiện nay là do sự mở cửa, hội nhập và phát triển mạnh nền kinh tế thị trường thúc đẩy quá trình phát triển, tạo mối liên kết kinh tế.

Chọn C.

Câu 11 trang 96 SBT Địa lí 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, tuyến đường biển quan trọng nhất của nước ta là

A. Hải Phòng-Cửa Lò.

B. Hải Phòng-Đà Nẵng.

C. TP. Hồ Chí Minh- Hải Phòng.

D. TP. Hồ Chí Minh-Quy Nhơn.

Trả lời: 

Tuyến đường biển quan trọng nhất, nối 2 cảng biển lớn nhất cả nước là tuyến Hải Phòng-TP Hồ Chí Minh, dài 1500 km.

Chọn C.

Câu 12 trang 96 SBT Địa lí 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, sân bay nào sau đây không phải là sân bay quốc tế (2007)?

A. Cát Bi.                           B. Đà Nẵng.

C. Tân Sơn Nhất.                D. Pleiku.

Trả lời: 

Sân bay Pleiku là sân bay nội địa.

Chọn D.

Câu 13 trang 96 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN VÀ LUÂN CHUYỂN HÀNG HÓA PHÂN THEO LOẠI HÌNH VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA NĂM 2013 (Đơn vị:%)SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 1)

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa phân theo loại hình vận tải của nước ta năm 2013.

b) Giải thích:

- Tại sao trong cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển ở nước ta, tỉ trọng của giao thông đường bộ lại lớn nhất?

- Tại sao trong cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển ở nước ta, tỉ trọng của giao thông đường biển lại lớn nhất?

Trả lời:

a) Biểu đồ

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN VÀ LUÂN CHUYỂN PHÂN LOẠI THEO LOẠI HÌNH VẬN TẢI Ở NƯỚC TA NĂM 2013

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 2)

b) Giải thích

- Trong cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển ở nước ta tỉ trọng của giao thông đường bộ lớn nhất (75,7%) do đây là loại hình thích hợp vận chuyển hàng hóa ở cự li ngắn và trung bình phù hợp vận chuyển hàng hóa, hành khách ở nước ta.
- Trong cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển ở nước ta, tỉ trọng của giao thông đường biển lớn nhất (59,5%) vì:

+ Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để ngành vận tải đường biển phát triển như đường bờ biển dài 3260 km với nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió và đảo, quần đảo ven bờ; ngoài ra biển nước ta còn nằm trên đường hàng hải quốc tế,... Đó không chỉ là những thuận lợi để phát triển mà còn là điều kiện để giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Nước ta có các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu theo hướng bắc - nam, quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng - TP. Hồ Chí Minh dài 1500km. Các cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng - Liên Chiểu - Chân mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn,…

Câu 14 trang 97 SBT Địa lí 12: Nhân tố nào đã giúp Hà Nội trở thành một trong hai đầu mối giao thông quan trọng nhất của cả nước?

Trả lời: 

* Vị trí và vai trò đặc biệt của Hà Nội

- Vị trí: ở trung tâm vùng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, một khu vực có nền kinh tế phát triển năng động

-Vai trò: Hà Nội là thủ đô và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật hàng đầu của cả nước

* Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các loại hình vận tải: Đường bộ (đường ô tô), đường sắt, đường sông, đường hàng không

* Tập trung các tuyến giao thông huyết mạch: từ Hà Nội các tuyến tỏa đi các vùng của đất nước và quốc tế

 Đường ô tô:

- Đường số 1 dài 2300km từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) qua Hà Nội đến Năm Căn (Cà Mau). Đây là tuyến đưuòng giao thông huyết mạch, xương sống của cả hệ thống đường bộ của cả nước. Đi qua 6/7 vùng kinh tế của nước ta, có ý nghĩa quan trọng tương đối với việc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

- Đường số 2: Chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đến cửa khấu Thanh Thủy (Hà Giang), nối thủ đô với các trung tâm công nghiệp Việt Trì-Lâm Thao và các vùng chuyên canh chè, chăn nuôi gia súc lớn ở phía Bắc.

- Đường số 3 nối Hà Nội với khu gang thép Thái Nguyên, qua Bắc Cạn đến cửa  khẩu Tà Lùng (Cao Bằng).

- Đường số 5 nối Hà Nội với Hải Phòng qua thành phố Hải Dương, Đây là tuyến đường huyết mạch, cửa ngõ cuất nhập khẩu của các tỉnh phía Bắc.

- Đường số 6, nối Hà Nội với Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Đây là tuyến đường độc đạo, mang tính chiến lược với việc phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng của vùng Tây Bắc.

* Đường sắt:

- Đường sắt Thống Nhất chạy gần như song song với quốc lộ 1, tạo nên trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc-Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội đất nước.

- Đường sắt Hà Nội- Lào Cai, qua Việt Trì, Yên Bái và nối với cửa khẩu sang Trung Quốc.

- Đường sắt Hà-Nội Hải Phòng.

- Đường sắt Hà Nội- Đồng Đăng (Lạng Sơn) nối nước ta với Trung Quốc.

- Đường sắt Hà Nội- Thái Nguyên.

* Đường hàng không:

- Từ Hà Nội có các đường bay đến nhiều địa điểm trong nước: TP Hồ Chí Minh, Điện Biên, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang,...

- Từ Hà Nội cũng có các đường bay quốc tế nối nước ta với thủ đô của nhiều nước trên thế giới.

* Đường sông

 Tuy đường sông ở Hà Nội không phát triển bằng các loại hình vận tải khác nhưng từ Hà Nội có thể đi đến nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ nhờ hệ thống sông Hồng cùng với các phụ lưu và chi lưu của nó.

* Tập trung cơ sở vật chất - kĩ thuật của ngành giao thông vận tải

- Hệ thống nhà ga, bến cảng, kho hàng, các cơ sở sản xuất và sửa chữa phương tiện vận tải.

- Nổi bật là sân bay quốc tế Nội Bài, một trong các sân bay quốc tế lớn của nước ta.

Câu 15 trang 97 SBT Địa lí 12: Cho biết đặc điểm, hiện trạng, hạn chế và hướng phát triển của ngành bưu chính nước ta.

Trả lời: 

- Đặc điểm: Có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp cả nước và thế giới.

- Hiện trạng: 

+ Mạng lưới bưu chính nước ta có hơn 300 bưu cục, khoảng 18000 điểm phục vụ và hơn 8000 điểm bưu điện - văn hóa xã.

+ Kỹ thuật của ngành bưu chính đang còn lạc hậu, chưa đáp ứng tốt sự phát triển của đất nước và đời sống nhân dân.

- Hạn chế: Mạng lưới phân bố chưa hợp lí, công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, quy trình nghiệp vụ ở hầu hết các địa phương vẫn mang tính thủ công, thiếu lao động có trình độ cao.

- Hướng phát triển:

+ Phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa.

+ Ngành Bưu chính sẽ triển khai thêm các hoạt động mang tính kinh doanh để phù hợp với kinh tế thị trường.

+ Áp dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật để đẩy nhanh tốc độ phát triển.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá