Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 14 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc và 20 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc Địa lí lớp 12 có những nội dung sau:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc Địa lí lớp 12.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc:
ĐỊA LÍ 12 BÀI 30: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC
Bài giảng Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Phần 1: Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Mạng lưới GTVT của nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình.
a. Đường bộ (đường ô tô).
- Sự phát triển :
+ Mạng lưới được mở rộng và hiện đại hoá.
+ Mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng.
+ Hệ thống đường bộ VN đang hội nhập vào hệ thống đường bộ khu vực.
- Các tuyến đường chính:
+ Quốc lộ 1 : dài 2300 km từ Hữu Nghị đến Năm Căn, nối 6/7 vùng kinh tế và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
+ Đường Hồ Chí Minh: Thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội ở phía Tây.
+ Các tuyến khác: Quốc lộ 7,8,9.
b. Đường sắt
- Sự phát triển :
+ Chiều dài 3143 km.
+ Các tuyến thuộc mạng đường sắt xuyên Á trên lãnh thổ VN được xây dựng, nâng cấp.
- Các tuyến chính :
+ Đường sắt Thống Nhất : 1726km.
+ Các tuyến khác: Hà Nội- Hải Phòng, Hà Nội- Lào Cai, Hà Nội- Thái Nguyên, Hà Nội- Đồng Đăng…
c. Đường sông
- Sự phát triển :
+ Chiều dài khoảng 11000km.
+ Phương tiện đa dạng nhưng ít được cải tiến.
- Các tuyến chính :
+ Hệ thống sông Hồng- Thái Bình.
+ Hệ thống sông Mê Công- sông Đồng Nai.
+ Một số sông lớn ở miền Trung.
d. Đường biển
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển GT đường biển: đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, nằm trên tuyến đường biển quốc tế…
- Các tuyến chính :
+ Quan trọng nhất theo hướng B-N là tuyến Hải Phòng – TPHCM (1500km).
+ Các tuyến khác: Hải Phòng – Đà Nẵng : 500km.
Hải Phòng – Hông Kông, TPHCM - Hồng Kông …
+ Các cảng biển và cụm cảng quan trọng: Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng-Liên Chiểu-Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn-Vũng Tàu-Thị Vải.
e. Đường hàng không
- Sự phát triển :
+ Trẻ nhưng phát triển rất nhanh.
+ Năm 2007 cả nước có 19 sân bay (5 sân bay quốc tế).
- Các tuyến chính:
+ Trong nước: khai thác trên 3 đầu mối là HN, TPHCM, Đà Nẵng.
+ Mở nhiều đường bay đến quốc tế.
g. Đường ống
- Ngày càng phát triển gắn liền với ngành dầu khí.
- Các tuyến chính:
+ Miền Bắc: tuyến B12
+ Miền nam: các tuyến vận chuyển dầu khí vào đất liền
Thông tin liên lạc gồm : bưu chính và viễn thông.
a. Bưu chính
- Đặc điểm nổi bật là tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.
- Hạn chế: phân bố không đều, công nghệ còn lạc hậu, nghiệp vụ còn thủ công, thiếu lao động có trình độ cao.
- Giai đoạn tới: phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa, phát triển các hoạt động mang tính kinh doanh…
b. Viễn thông
- Sự phát triển : phát triển nhanh, vượt bậc:
+ Trước thời kì đổi mới: Mạng lưới và thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, dịch vụ nghèo nàn.
+ Trong thời kỳ đổi mới đến nay : Phát triển tốc độ nhanh trung bình 30%/năm, đạt 19 máy điện thoại/100 dân.
- Mạng lưới viễn thông: đa dạng gồm:
+ Mạng điện thoại : Nội hạt, đường dài ; cố định và di động.
+ Mạng phi thoại nhiều loại hình : Fax, mạng truyền báo trên kênh thông tin, nhắn tin, Internet.
+ Mạng truyền dẫn : dây trần, viba (Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng), cáp quang cho cả nước, viễn thông quốc tế qua vệ tinh và cáp biển
Năm 2005 có > 7,5 triệu người sử dụng Internet.
Phần 2: 20 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết cảng biển nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là:
A. Kỳ Hà.
B. Cái Lân.
C. Vũng Tàu.
D. Quy Nhơn.
Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 30:
B1. Nhận biết kí hiệu cảng biển.
B2.Xác định được cảng biển nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là: cảng Cái Lân (Quảng Ninh).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết tuyến quốc lộ 1 không chạy qua vùng kinh tế nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Đáp án: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23:
B1. Xác định vị trí tuyến quốc lộ 1 (từ Lạng Sơn đến Cà Mau)
B2. Đọc tên các vùng kinh tế mà Quốc lộ 1 chạy qua, gồm: Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
Riêng Tây Nguyên nằm ở phía Tây lãnh thổ, không có quốc lộ 1 chạy qua.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết sân bay quốc tế Cát Bi thuộc tỉnh/ thành phố nào sau đây?
A. Hà Nội.
B. Đà Nẵng.
C. Huế.
D. Hải Phòng.
Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 23:
B1. Nhận biết kí hiệu sân bay.
B2. Xác định vị trí sân bay Cát Bi → thuộc Hải Phòng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Loại hình nào dưới đây không thuộc về hoạt động Viễn thông ?
A. Điện thoại.
B. Thư, báo.
C. Fax.
D. Internet.
Đáp án: - Điện thoại, fax, internet là loại hình thuộc ngành Viễn thông.
- Thư, báo là loại hình dịch vụ của ngành Bưu chính
⇒ không thuộc về ngành Viễn thông.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Hướng phát triển chủ đạo của ngành bưu chính trong thời gian tới là:
A. đẩy mạnh các hoạt động công ích phục vụ xã hội.
B. mở các hoạt động kinh doanh mới.
C. cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa.
D. tăng cường xây dựng các cơ sở văn hóa tại vùng nông thôn.
Đáp án: Hướng phát triển chủ đạo của ngành bưu chính trong thời gian tới là: cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa nhằm đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là:
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa lớn tập trung theo mùa.
B. Địa hình nhiều đồi núi, thiên tai thất thường, mưa lớn tập trung theo mùa.
C. Thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành còn yếu kém.
D. Đội ngũ kĩ sư, công nhân kĩ thuật của ngành chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của ngành.
Đáp án: Mạng lưới giao thông nước ta (đặc biệt đường bộ, đường sông) gặp nhiều trở ngại về điều kiện tự nhiên như:
- Địa hình nhiều đồi núi
⇒ khó khăn cho hoạt động giao thông đường bộ (đặc biệt các tuyến đông -tây) và đòi hỏi chi phí xây dựng lớn.
- Thiên tai thất thường, mưa lớn dễ làm các công trình giao thông bị han rỉ, hỏng hóc, xuống cấp (đặc biệt là bão, xói lở đất đai)
⇒ chi phí bảo dưỡng lớn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Có vai trò quan trọng trong việc tạo mối liên kết kinh tế quan trọng giữa các vùng của nước ta là các tuyến
A. đường biển quốc tế.
B. giao thông theo hướng Bắc – Nam.
C. vận tải chuyên môn hóa.
D. đường theo hướng Tây – Đông.
Đáp án: Lãnh thổ nước ta hẹp ngang và trải dài thèo chiều bắc – nam
⇒Vì vậy các tuyến giao thông bắc - nam đóng vai trò quan trọng trong việc tạo mối liên kết kinh tế giữa các vùng của nước ta, được xem như là trục xương sống của cả nước.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Vùng nào sau đây có vận tải đường sông thuận lợi nhất và được sử dụng với cường độ cao nhất nước ta là:
A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Đáp án: - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt nhất nước ta, lớn nhất là hệ thống sông Cửu Long (sông Tiền – sông Hậu).
- Phần lớn sông chảy qua nền địa hình bằng phẳng.
⇒ Đây là vùng có hoạt động vận tải đường sông phát triển nhất nước ta.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với hoạt động chợ nổi trên sông hoạt động sầm uất (chủ yếu trao đổi nông sản như hoa quả, thủy sản...)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Ngành hàng không nước ta có những bước tiến rất nhanh chủ yếu do
A. hệ thống đào tạo phi công và nhân viên có chất lượng cao.
B. hình thành được phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
C. có chiến lược phát triển phù hợp và nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất.
D. nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.
Đáp án: Ngành hàng không gắn liền với quá trình hội nhập và đòi hỏi cơ sở vật chất hiện đại.
- Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện nay, nước ta đã có những chiến lược phát triển phù hợp (như mở rộng các tuyến bay quốc tế, đẩy mạnh hợp tác giao lưu kinh tế - xã hội với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới)
- Đồng thời đầu tư nâng cấp hệ thống sân bay hiện đại hơn.
⇒ Điều này thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không nước ta trong thời gian gần đây.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Cho bảng số liệu:
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện tình hình hoạt động bưu chính viễn thông ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2015?
A. Cột.
B. Đường.
C. Miền.
D. Kết hợp cột và đường.
Đáp án: Căn cứ vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ: biểu đồ kết hợp thường thể hiện tình hình phát triển của các đối tượng có đơn vị khác nhau (2 đơn vị khác nhau)
⇒ Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình hoạt động bưu chính viễn thông ở nước ta giai đoạn 2010 – 2015 là: biểu đồ kết hợp cột và đường.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Nhận định nào sau đây không đúng về tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển của ngành giao thông vận tải?
A. Quy định sự có mặt của một số loại hình giao thông.
B. Ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác công trình giao thông.
C. Gây khó khăn, cản trở hoạt động giao thông vận tải.
D. Quy định mật độ, hướng và cường độ vận chuyển.
Đáp án: - Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành GTVT:
+ Địa hình: ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác công trình giao thông: Địa hình nhiều đồi đòi hỏi xây dựng các tuyến đường bộ quanh co, các đường hầm xuyên núi, công trình chống trượt lở đất…; các vũng vịnh kín gió là điều kiện để xây dựng các cảng biển.
+ ĐKTN quy định sự có mặt của các loại hình giao thông: mạng lưới sông ngòi dày đặc là cơ sở phát triển giao thông đường sông, nước ta tiếp giáp vùng biển rộng lớn là cơ sở phát triển vận tải biển…; sông ngòi nhiều cũng cần đầu tư nhiều cầu phà qua sông.
+ Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng tới các hoạt động vận tải, nhất là mùa mưa bão, hiện tượng sương mù.
- Khách hàng (nhân tố kinh tế - xã hội) quy định hướng, mật độ và cường độ vận chuyển của giao thông vận tải thông qua những yêu cầu về chất lượng, cự li, thời gian, tốc độ vận chuyển.....
⇒ Nhân tố tự nhiên không tác động đến hướng, mật đô và cường độ vận chuyển của GTVT
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Trở ngại chính đối với việc xây dựng và khai thác hệ thống giao thông đường bộ nước ta là:
A. khí hậu và thời tiết thất thường.
B. phần lớn lãnh thổ là địa hình đồi núi.
C. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
D. thiếu vốn và cán bộ kỹ thuật cao.
Đáp án: Giao thông đường bộ phụ thuộc trực tiếp vào đặc điểm địa hình.
⇒ Nước ta có ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi → địa hình dốc, hiểm trở gây khó khăn cho hoạt động xây dựng và khai thác các tuyến giao thông đường bộ, đặc biệt là các tuyến đông – tây.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Thuận lợi chủ yếu đối với phát triển vận tải đường biển nước ta không phải là:
A. đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh rộng, kín gió.
B. trong biển có các dòng biển chảy theo mùa.
C. có nhiều đảo và quần đảo ven bờ.
D. vùng biển nước ta nằm trên đường hàng hải quốc tế.
Đáp án: Nước ta có đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh kín gió để xây dựng hệ thống các cảng biển từ Bắc vào Nam.
- Vùng biển nằm trên đường hàng hải quốc tế → thúc đẩy vận tải biển quốc tế.
- Các đảo và quần đảo ven bờ là nơi neo đậu của tàu thuyền ngoài khơi, kiểm soát các tuyến giao thông quan trọng của nước ta.
⇒ Đây là những mặt thuận lợi để phát triển đường biển ở nước ta.
⇒ Loại đáp án A,C, D
- Các dòng chảy theo mùa chủ yếu ảnh hưởng đến các luồng sinh vật biển và điều kiện khí hậu vùng ven bờ nó chảy qua. Đây không phải là điều kiện thuận lợi cho giao thông đường biển.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Thành tựu của ngành Viễn thông nước ta về mặt khoa học công nghệ là:
A. có nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông; số thuê bao tăng nhanh.
B. điện thoại đã đến được hầu hết các xã trong toàn quốc.
C. tăng trưởng với tốc độ cao.
D. dùng mạng viễn thông với kĩ thuật số, tự động hóa cao và đa dịch vụ.
Đáp án: Ngành Viễn thông nước ta đã dùng mạng viễn thông với kĩ thuật số, tự động hóa cao và đa dịch vụ.
⇒ đây là thành tựu lớn về mặt khoa học công nghệ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là:
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa lớn tập trung theo mùa.
B. Địa hình nhiều đồi núi, thiên tai thất thường, mưa lớn tập trung theo mùa.
C. Thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành còn yếu kém.
D. Đội ngũ kĩ sư, công nhân kĩ thuật của ngành chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của ngành.
Đáp án: Mạng lưới giao thông nước ta (đặc biệt đường bộ, đường sông) gặp nhiều trở ngại về điều kiện tự nhiên như:
- Địa hình nhiều đồi núi
⇒ khó khăn cho hoạt động giao thông đường bộ (đặc biệt các tuyến đông -tây) và đòi hỏi chi phí xây dựng lớn.
- Thiên tai thất thường, mưa lớn dễ làm các công trình giao thông bị han rỉ, hỏng hóc, xuống cấp (đặc biệt là bão, xói lở đất đai)
⇒ chi phí bảo dưỡng lớn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Có vai trò quan trọng trong việc tạo mối liên kết kinh tế quan trọng giữa các vùng của nước ta là các tuyến
A. đường biển quốc tế.
B. giao thông theo hướng Bắc – Nam.
C. vận tải chuyên môn hóa.
D. đường theo hướng Tây – Đông.
Đáp án: Lãnh thổ nước ta hẹp ngang và trải dài thèo chiều bắc – nam
⇒Vì vậy các tuyến giao thông bắc - nam đóng vai trò quan trọng trong việc tạo mối liên kết kinh tế giữa các vùng của nước ta, được xem như là trục xương sống của cả nước.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Vùng nào sau đây có vận tải đường sông thuận lợi nhất và được sử dụng với cường độ cao nhất nước ta là:
A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Đáp án: - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt nhất nước ta, lớn nhất là hệ thống sông Cửu Long (sông Tiền – sông Hậu).
- Phần lớn sông chảy qua nền địa hình bằng phẳng.
⇒ Đây là vùng có hoạt động vận tải đường sông phát triển nhất nước ta.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với hoạt động chợ nổi trên sông hoạt động sầm uất (chủ yếu trao đổi nông sản như hoa quả, thủy sản...)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Ngành hàng không nước ta có những bước tiến rất nhanh chủ yếu do
A. hệ thống đào tạo phi công và nhân viên có chất lượng cao.
B. hình thành được phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
C. có chiến lược phát triển phù hợp và nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất.
D. nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.
Đáp án: Ngành hàng không gắn liền với quá trình hội nhập và đòi hỏi cơ sở vật chất hiện đại.
- Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện nay, nước ta đã có những chiến lược phát triển phù hợp (như mở rộng các tuyến bay quốc tế, đẩy mạnh hợp tác giao lưu kinh tế - xã hội với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới)
- Đồng thời đầu tư nâng cấp hệ thống sân bay hiện đại hơn.
⇒ Điều này thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không nước ta trong thời gian gần đây.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19: Cho bảng số liệu:
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện tình hình hoạt động bưu chính viễn thông ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2015?
A. Cột.
B. Đường.
C. Miền.
D. Kết hợp cột và đường.
Đáp án: Căn cứ vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ: biểu đồ kết hợp thường thể hiện tình hình phát triển của các đối tượng có đơn vị khác nhau (2 đơn vị khác nhau)
⇒ Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình hoạt động bưu chính viễn thông ở nước ta giai đoạn 2010 – 2015 là: biểu đồ kết hợp cột và đường.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Nhận định nào sau đây không đúng về tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển của ngành giao thông vận tải?
A. Quy định sự có mặt của một số loại hình giao thông.
B. Ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác công trình giao thông.
C. Gây khó khăn, cản trở hoạt động giao thông vận tải.
D. Quy định mật độ, hướng và cường độ vận chuyển.
Đáp án: - Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành GTVT:
+ Địa hình: ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác công trình giao thông: Địa hình nhiều đồi đòi hỏi xây dựng các tuyến đường bộ quanh co, các đường hầm xuyên núi, công trình chống trượt lở đất…; các vũng vịnh kín gió là điều kiện để xây dựng các cảng biển.
+ ĐKTN quy định sự có mặt của các loại hình giao thông: mạng lưới sông ngòi dày đặc là cơ sở phát triển giao thông đường sông, nước ta tiếp giáp vùng biển rộng lớn là cơ sở phát triển vận tải biển…; sông ngòi nhiều cũng cần đầu tư nhiều cầu phà qua sông.
+ Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng tới các hoạt động vận tải, nhất là mùa mưa bão, hiện tượng sương mù.
- Khách hàng (nhân tố kinh tế - xã hội) quy định hướng, mật độ và cường độ vận chuyển của giao thông vận tải thông qua những yêu cầu về chất lượng, cự li, thời gian, tốc độ vận chuyển.....
⇒ Nhân tố tự nhiên không tác động đến hướng, mật đô và cường độ vận chuyển của GTVT
Đáp án cần chọn là: D