Giáo án Lịch sử 12 Bài 22 Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất mới nhất

Tải xuống 9 12.9 K 236

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Lịch sử 12 Bài 22 Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất mới nhất theo mẫu Giáo án môn Lịch sử chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Lịch sử lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 

Bài giảng Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược

Bài 22

NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤUCHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC, NHÂN DÂN MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT

(1965 - 1973)

I- MỤC TIÊU:  

  1. Kiến thức:

 - Bị thất bại trong "chiến tranh đặc biệt" Mỹ chuyển sang"chiến tranh cục bộ"

 - Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa "chiến tranh đặc biệt" và "chiến tranh cục bộ"

 - Quân và dân MN chiến đấu chống "chiến tranh cục bộ", thu những thắng lợi lớn ở Vạn Tường, hai mùa khô và tết Mậu Thân

  1. Kỹ năng:Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh
  2. Thái độ:Giáo dục lòng căm thù quân xâm lược, biết ơn cha ông
  3. Năng lực hướng tới:

Biết được âm mưu thủ đoạn CLCT cục bộ; VN hóa CT, Đông Dương hóa CT, CT phá hoại của ĐQ Mĩ, vì sao Mĩ phải nối lại đàm phán ở Pa-ri? .

  1. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1.Chuẩn bị của giáo viên: Tài liệu liên quan: phim, ảnh CLCT cục bộ; VN hóa CT, Đông Dương hóa CT, CT phá hoại của ĐQ Mĩ, Hội nghị Pa-ri.

2.Chuẩn bị của học sinh:  Vở soạn, vở ghi, sưu tầm tranh ảnh liên quan.

III. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:

Thuyết trình, phát vấn, hoạt động nhóm…

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
  2. Hoạt động tạo tình huống:
  3. Mục đích: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.
  4. Phương Pháp: GV cho HS xem 1 đoạn phim về máy bay B52 rãi thảm trong chiến tranh phá hoại MB..., Sau đó GV hỏi: em biết gì về hình ảnh trên trên? HS suy nghĩ trả lời…
  5. Dự kiến sản phẩm:

 Dự kiến HS trả lời: Máy bay ném bom... GV bổ sung và dẫn dắt vào bài mới: Từ giữa năm 1965, Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại MB và chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”ở miền Nam . CM nước ta bước vào thời kỳ đầy cam go, thử thách nhưng đã giành được những thắng lợi to lớn ở Vạn Tường, hai mùa khô và tết Mậu Thân, đánh bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ

  1. Hoạt động hình thành kiến thức:

Tiết 39

Mục tiêu, phương thức

Gợi ý sản phẩm

*Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

 

 

 

-GV: Vì sao, Mĩ thực hiện “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam VN?

 

Học sinh suy nghĩ trả lời

Giáo viên nhận xét, phân tích, chốt ý

- Phân biệt điểm giống nhau và khác nhau giữa"chiến tranh cục bộ" và "chiến tranh đặc biệt"

 

 

 

-GV: Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong "chiến tranh cục bộ"?

Học sinh trả lời

Giáo viên nhận xét, phân tích, chốt ý

 

I. Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam (1965-1968)

1.Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”của Mỹ ở miền Nam

* Hoàn cảnh lịch sử:

Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt", từ giữa năm 1965 Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”ở MN và mở rộng chiến tranh phá hoại MB

* Âm mưu:

-Chiến tranh cục bộ là loại hình chiến tranh xâm lược thức dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân Mỹ, quân một số nước Đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn

-Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hoả lực để áp đảo quân chủ lực của ta, gìanh lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy quân ta trở về phòng ngự, tiến tới kết thúc chiến tranh

*Thủ đoạn:

- Đưa quân Mỹ và Đồng minh vào MN

- Tiến hành các cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định" vào "đất thánh Việt cộng" (Vạn Tường và hai mùa khô)

*Hoạt động 2: nhóm

 

GV giới thiệu : Bắt đầu từ 1965, khi Mỹ đưa chiến tranh phá hoại ra MB, nhân dân hai miền Nam - Bắc đều trực tiếp chống Mỹ

GV chia lớp thành 4 nhóm , thảo luận trong vòng 3 phút với các nội dung cụ thể, sau đó mời đại diện các nhóm trình bày và mời các nhóm khác bổ sung, GV nhận xét bổ sung và chốt nội dung của từng nhóm.

 

 

Nhóm 1: Tường thuật bằng lược đồ diễn biến chiến thắng Vạn Tường, Ý nghĩa chiến thắng Vạn Tường?

 

Nhóm 2: Tìm hiểu trình bày diễn biến cuộc phản công mùa khô lần thứ nhất của ta?

 

 

 

Nhóm 3: Tìm hiểu trình bày diễn biến cuộc phản công mùa khô lần thứ 2 của ta?

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm 4:  Tìm hiểu nét chính Phong trào đấu tranh ở nông thôn và thành thị , ý nghĩa của PT?

 

2. Chiến đấu chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ

- Nhân dân hai miền Nam- Bắc đã kề vai sát cánh, chiến đấu anh dũng chống lại "chiến tranh cục bộ"

* Chiến thắng Vạn Tường

- Tháng 8 – 1965, ta đẩy lùi cuộc hành quân của 9000 quân địch vào Vạn Tường, tiêu diệt 900 tên, bắn cháy nhiều xe tăng, xe bọc thép và nhiều máy bay

-> Được coi là"Ấp Bắc", mở ra khả năng thắng Mỹ; mở đầu cao trào"Tìm Mỹ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt"

* Mùa khô 1965 - 1966

-Với 72 vạn quân, Mỹ mở 450 cuộc hành quân nhằm 2 hướng chính là Đông Nam Bộ và Liên khu V -> Đánh bại chủ lực Quân giải phóng, giành thế chủ động

Ta: Đánh địch bằng nhiều phương thức, mọi hướng, mọi nơi

- Kết quả:

Loại 104.000 tên, trong đó có 42.000 quân Mỹ, 3.500 Đồng minh; bắn rơi 1430 máy bay

* Mùa khô 1966 - 1967

- Với 98 vạn quân, Mỹ mở 895 cuộc hành quân nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta

- Ta loại 151.000 tên, trong đó có 68.000 quân Mỹ và 5.500 quân Đồng minh; bắn rơi 1231 máy bay

 

* Ở nông thôn: Phong trào phá ấp chiến lược phát triển mạnh mẽ

* Ở thành thị: Công nhân, học sinh, sinh viên, phật tử...đòi tự do dân chủ, đòi Mỹ rút về nước

 

-> Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của mặt trận DTGPMN được nâng cao trên trường quốc tế

*Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân

-GV: Tại sao TW Đảng quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn MN vào năm 1968?

Học sinh trả lời

Giáo viên nhận xét, phân tích, chốt ý

Ý nghĩa của cuộc tiến công?

              Giải thích"Phi Mỹ hoá"

3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

- Ý nghĩa:

 Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến, buộc Mỹ " Phi Mỹ hoá" chiến tranh, chấm dứt chiến tranh phá hoại MB, chịu đến hội nghị Pari đàm phán.

Tiết 40.

Mục tiêu, phương thức

Gợi ý sản phẩm

Hoạt động 1 : Cả lớp và cá nhân

GV thông báo : Vai trò hậu phương miền Bắc trong chống Mỹ... Mỹ tìm cách phá hoại.

PV : Mỹ gây chiến tranh như thế nào ?

- HS theo dõi SGK trả lời

- GV : sử dụng kiến thức liên môn địa lý sử dụng lược đồ VN, tường thuật rõ sự kiện Vịnh Bắc Bộ cho HS.

-GV: vì sao Mĩ dựng lên sự kiện VBB, Sự kiện VBB phản ánh điều gì?

-HS: suy nghĩ trả lời.

® Mỹ : Thủ đoạn vu khống lấy cớ đánh phá miền Bắc Việt Nam.

-GV yêu cầu HS theo dõi SGK ...

-PV : Âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong  chiến tranh phá hoại?

-HS trả lời, bổ sung

-GV phân tích, chốt ý ® là một bộ phận của chiến tranh xâm lược của Mỹ ở miền Nam

-PV : Em có nhận xét gì về tội ác của Mỹ đối với nhân dân Việt Nam ?

- HS trả lời.

- GV bổ sung, chốt ý, minh họa thêm tội ác của Mỹ đối với nhân dân miền Bắc.

II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965 - 1968)

1. Mỹ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc

- 5 - 8 - 1964 Mỹ dựng "sự kiện Vịnh Bắc Bộ"®  ném bom một số nơi ở miền Bắc (Cửa sông Gianh (QB), Vinh, Bến Thủy, Lạch Trường (Thanh Hoá), Hòn Gai (Quảng Ninh)... )

- 7 - 2 - 1965 lấy cớ "trả đũa"... Mỹ đánh phá thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ... chính thức gây chiến tranh phá hoại băng không quân, hải quân lần thứ nhất đối với miền Bắc.

 

* Âm mưu :

- Phá hoại tiềm lực kinh tế,quốc phòng, phá công cuộc xây dựng CNXH ở MB; ngăn chặn sự chi viện từ ngoài vào miền Bắc, từ  miền Bắc vào miền Nam.

- Uy hiếp tinh thần của nhân dân ta.

* Thủ đoạn :

- Huy động lực lượng không quân, hải quân lớn, tối tân hiện đại : B52, F111... đánh vào các mục tiêu quân sự, đầu mối giao thông, các trung tâm công nghiệp, khu dân cư, bệnh viện, trường học...

- Đánh liên tục, mọi nơi mọi lúc, cường độ ngày càng tăng gây thiệt hại lớn cho ND ta.

 

*Hoạt động 2 : cá nhân

-GV phân tích : Giao đoạn cả nước đánh Mỹ... miền Bắc chuyển từ thời bình ® thời chiến. : Hai nhiệm vụ chiến lược sản xuất, chiến đấu. Hậu phương - tiền tuyến ® chi viện.

-PV : Đánh giá vai trò hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam, Lào - Campuchia?

-HS trả lời.

-GV bổ sung chốt ý

2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương.

*Vai trò:

- MB thực hiện chiến tranh nhân dân chuyển mọi hoạt động từ thời bình ® thời chiến, vừa chiến đấu vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương.

® đảm bảo nhu cầu đời sống quân, dân và chi viện.

- Chi viện miền Nam, Lào, Campuchia tăng cường (2 tuyến đường HCM)

Hoạt động 3: Cả lớp và cá nhân

 

-PV : Hoàn cảnh ra đời của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh?

- HS trả lời

- GV chốt ý...

-PV: Mỹ tiến hành chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh trong hoàn cảnh nào?

 -HS dựa SGK trả lời.

 

 

 

 

- Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược VN hoá?

 

 

-PV : Em có nhận xét gì về âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược Việt Nam hóa ?

®Toàn diện, dã man, thâm độc

- So sánh Việt Nam hóa với chiến tranh đặc biệt.?

- HS trả lời.

- GV nhận xét , bổ sung chốt ý

 

 III. Chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh của Mỹ (1969 - 1973) :

1. Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh" của Mỹ 

* Hoàn cảnh lịch sử:

Sau thất bại chiến lược " Chiến tranh cục bộ" từ  1969 Mỹ (Ních xơn) chuyển sang chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh"

*Khái niệm : Việt Nam hóa chiến tranh được thực hiện bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần Mỹ và vẫn do Mỹ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn.

* Âm mưu cơ bản :

Dùng người Việt đánh người Việt.®  Giảm xương máu cho người Mĩ

* Thủ đoạn  :

- Tăng viện trợ quân sự, kinh tế®  chính quyền Sài Gòn tự đứng vững ® gánh vác chiến tranh ( hơn 1 triệu tên).

- Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, xâm lược Campuchia, Lào ®hỗ trợ cho Việt Nam hóa chiến tranh.

- Cấu kết với các nước lớn XHCN để cô lập cách mạng Việt nam.

Hoạt động 4 : Nhóm

GV chia lớp thành 4 nhóm , thảo luận trong vòng 3 phút với các nội dung cụ thể, sau đó mời đại diện các nhóm trình bày và mời các nhóm khác bổ sung, GV nhận xét bổ sung và chốt nội dung của từng nhóm.

 

Từ nhóm 1 đến nhóm 3 tìm hiểu về quân và dân ta Chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Đông Dương hóa chiến tranh" của Mỹ. Nhóm 4 tìm hiểu nét chính về cuộc tiến công chiến lược năm 12.

 

Nhóm 1: Tìm hiểu nét chính về thắng lợi trên mặt trận ngoại giao và sự kiện 2/9/1969?

 

Nhóm 2: Tìm hiểu về Thắng lợi trên mặt trận quân sự.

 

 

 

Nhóm 3: Tìm hiểu về Thắng lợi trên mặt trận Ở đô thị và  nông thôn.

 

Nhóm 4:   Tìm hiểu về nét chính Cuộc tiến công chiến lược năm 1972. liên hệ mặt trận Quảng Trị 81 ngày đêm ở Thành Cổ.

Những thắng lợi đó đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta - địch, theo hướng có lợi cho ta, tạo thời cơ thuận lợi để ta mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

 

2. Chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Đông Dương hóa chiến tranh" của Mỹ.

* Thắng lợi về chính trị, ngoại giao :

- 6 - 6 – 1969, Chính phủ CMLT CHMN VN thành lập, được 23 nước công nhận, 21 nước đặt quan hệ ngoại giao

 

- 24 -> 25 - 4 – 1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Việt - Lào - Campuchia ® tăng cường đoàn kết chiến đấu chống Mỹ

* Thắng lợi về quân sự :

- 30 - 4 -> 30 - 6 - 1970 quân đội Việt Nam + quân đội Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn Mỹ - Ngụy Sài Gòn.

- 12 - 2 -> 23 - 3 - 1971 quân đội Việt Nam + quân dân Lào đập tan cuộc hành quân "Lam Sơn - 719" của 4,5 vạn Mỹ - Ngụy Sài Gòn

* Ở đô thị, nông thôn :

Đấu tranh chính trị của quần chúng phát triển mạnh, sôi nổi...  phá nhiều ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng

3.Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

- 30 - 3 - 1972 quân ta mở cuộc tiến công chiến lược với hướng chính - Quảng Trị ® phát triển rộng khắp miền Nam...

* Kết quả : Ta chọc thủng 3 tuyến phòng thủ mạnh của địch : Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng hơn 20 vạn quân Sài Gòn, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn và đông dân (tỉnh Quảng Trị)

*  Ý nghĩa : Giáng đòn nặng nề vào chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", buộc Mỹ phải tuyên bố "Mỹ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược VN.

Tiết 41

Mục tiêu, phương thức

Gợi ý sản phẩm

 

 

 

 

Phần 1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.  không dạy

 

 

* Hoạt động 1: Nhóm

GV chia lớp thành 4 nhóm , thảo luận trong vòng 3 phút với các nội dung cụ thể, sau đó mời đại diện các nhóm trình bày và mời các nhóm khác bổ sung, GV nhận xét bổ sung và chốt nội dung của từng nhóm.

 

 

Nhóm 1: Tìm hiểu nét chính âm mưu của ĐQ Mĩ trong CT phá hoại lần 2.

 

Nhóm 2: Tìm hiểu nét chính thủ đoạn của ĐQ Mĩ trong CT phá hoại lần 2.

 

 

 

Nhóm 3: Cho biết kết quả và ý nghĩa của CT phá hoại lần 2?

 

Nhóm 4:   Tìm hiểu về nét chính về việc miền Bắc làm nghĩa vụ hậu phương đối với miền Nam.

 

IV. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ và làm nghĩa vụ hậu phương (1969 – 1973).

1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

 

2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương.

* Âm mưu và thủ đoạn.

- 6 – 4 – 1972, Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi thuộc khu IV cũ

- 16 – 4 – 1972, Nichxơn tuyên bố chính thức tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại MB lần 2

-> Cứu nguy cho chiến lược”VN hoá chiến tranh” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Hội nghị Pari

- Cuộc chiến tranh phá hoại lần 2 có quy mô lớn hơn, tốc độ nhanh hơn, cường độ mạnh hơn, sử dụng phổ biến các loại máy bay hiện đại như: B52, F111 …

* Quân dân MB đã kịp thời, chủ động chống trả địch; vừa sản xuất vừa chiến đấu

-Từ 18 – 12à  29 – 12 – 1972, Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào HN, HP …

 * Kết quả, ý nghĩa:

- Trong 12 ngày đêm, quân dân MB đã bắn rơi 81 máy bay(34 B52, 5 F111), bắt sống 43 phi công , làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”.

- 15 – 1 – 1973 Mỹ phải ngừng hẳn các hoạt động chống phá MB và kí hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở VN (27 – 1 – 1973)

 - Từ  6 – 4 – 1972 đến 15 – 1 – 1973 MB bắn rơi 735 máy bay Mĩ ( 61 B52, 10 F111) bắn chìm 125 tàu chiến, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm phi công…

* MB làm nghĩa vụ hậu phương:

- Thời kỳ 1969 – 1972 ngoài chi viện cho MN, MB còn làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào, CPC, khối lượng vật chất đưa vào chiến trường tăng 1,6 lần so với 3 năm trước.

- Năm 1972 có 22 vạn thanh niên bổ sung cho lược lượng vũ trang đưa vào chiến trường…

* Hoạt động 2: cá nhân

- GV đặt câu hỏi: Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí trong hoàn cảnh nào?

- HS khai thác SGK suy nghĩ trả lời

- GV nhận xét bổ sung:

GV: Lập trường của ta và Mỹ? Nhận xét?

-Ý nghĩa của trận”ĐBP trên không”? liên hệ chiến thắng ĐBP 1954.

- GV hướng dẫn HS khai thác hình 78 SGK( Lễ kí chính thức hiệp định Pari) –GV miêu tả: Lễ kí được tổ chức tại trung tâm Hội nghị quốc tế Clêbe ở Pari. Ngôi nhà được tổ chức trang hoàng lộng lẫy. Các nhà báo, các hãng truyền thanh truyền hình, điện ảnh quốc tế huy động mọi máy móc phương tiện hiện đại nhất …...

- Sau khi miêu tả quang cảnh phòng họp, GV giới thiệu ảnh “Bộ trưởng ngoại giao VNDCCH Nguyễn Duy Trinh kí hiệp định Pari” và ảnh “Bộ trưởng ngoại giao CPCMLTCHMN Nguyễn Thị Bình” kí hiệp định Pari.

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu và học trong SGK về nội dung hiệp định

V.Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở VN.

27 – 1 – 1973 Mĩ phải kí hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh Việt Nam

 

* Nội dung:

- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của VN

- Hai bên ngừng bắn vào lúc 24 giờ ngày 27 – 1 – 1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động QS chống MBVN.

- Hoa Kì rút hết quân đội, huỷ bỏ các căn cứ QS, không can thiệp vào công việc nội bộ MNVN…

- Nhân dân MN tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử.

- Các bên thừa nhận MNVN có 2 chính quyền, 2quân đội, 2vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị ….

- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở VN và ĐD .

 

* Hoạt động 3: cá nhân, cả lớp

- Sau đó GV đặt câu hỏi: Trên cơ sở nội dung hiệp định Pari, em đánh giá như thế nào về ý nghĩa lịch sử của hiệp định quốc tế quan trọng này?

- HS suy nghĩ, thảo luận phát biểu ý kiến

- GV nhận xét và rút ra kết luận

* Ý nghĩa:

- Hiệp định Pari là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuấtt của 2 miền. 

- Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, buộc Mĩ phải rút quân khỏi VN, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Nguỵ nhào”, giải phóng MN thống nhất đất nước.

 

  1. Hoạt động luyện tập: Trình được những nội dung:

         - Chiến lược CT cục bộ (1965-1969): Hoàn cảnh, âm mưu, thủ đoạn của địch, NDMN chống lại CL cục bộ như thế nào?

- Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong chiến tranh phá hoại và chiến lược VN hoá chiến tranh?

- Quân dân ta đánh bại chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".

- Những thắng lợi của 3 nước ĐD trên các mặt trận trong chiến đấu chống chiến lược"VNhoá chiến tranh" và "ĐD hoá chiến tranh".

- Nội dung, ý nghĩa lịch sử của hiệp định Pa-ri?

  1. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

- Vì sao Đế quốc Mĩ tiến hành: Chiến lược chiến tranh cục bộ; Việt Nam hóa, Đông Dương hóa CT; chiến tranh phá hoại MB Việt Nam?

- Bằng những sự kiện lịch sử, hãy chứng minh chiến lược chiến tranh cục bộ; Việt Nam hóa, Đông Dương hóa CT; chiến tranh phá hoại MB bị phá sản về cơ bản?

- Em hiểu thế nào là “Phi Mĩ hóa” CT xâm lược Việt Nam?

- So sánh điểm giống và khác nhau giữa chiến lược CT đặc biệt với CLCT cục bộ về: quy mô, lực lượng, loại hình CT?

- Ý nghĩa của chiến thắng: Vạn Tường, hai mùa khô và cuộc tổng tiến công và nổi dậy  Xuân 1968, chiến tranh phá hoại lần 1, 2?  

  1. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC:

- Học bài cũ, làm bài tập ở SGK; sưu tầm tranh ảnh cuộc chiến đấu  12 ngày đêm cuối 1972 ở miền Bắc, 81 ngày đêm ở Thành Cổ - Quảng Trị và Hội nghị Pa ri về Việt Nam.
- Chuẩn bị bài mới: Bài 23

KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC,GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN

Xem thêm
Giáo án Lịch sử 12 Bài 22 Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Lịch sử 12 Bài 22 Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Lịch sử 12 Bài 22 Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Lịch sử 12 Bài 22 Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Lịch sử 12 Bài 22 Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Lịch sử 12 Bài 22 Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Lịch sử 12 Bài 22 Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Lịch sử 12 Bài 22 Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Lịch sử 12 Bài 22 Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất mới nhất (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống