22 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 21 có đáp án 2023: Phong trào Đồng khởi (1959-1960)

Tải xuống 11 23.3 K 105

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 21: Phong trào Đồng khởi (1959-1960) chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 11 trang gồm 22 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 21 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 12.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 11 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 22 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 12 có đáp án: Bài 21: Phong trào Đồng khởi (1959-1960):

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 12

Bài giảng Lịch sử 12 Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ 

BÀI 21: PHONG TRÀO “ĐỒNG KHỞI” (1959 – 1960)

Câu 1: Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi (1959-
1960)?
A. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mĩ
B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
C. Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
D. Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh thắng các chiến lược chiến
tranh của Mĩ
Lời giải:
Phong trào Đồng Khởi (1959-1960) đã:
- Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ.
- Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương”.
- Làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực
lượng sang thế tiến công.
Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (do Luật
sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch). Mặt trận đoàn kết toàn dân chống Mỹ - Diệm,
lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Vì sao Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam
(1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng?
A. Các lực lượng cách mạng miền Nam đã phát triển
B. Hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ- Diệm
C. Đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh
D. Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ
Lời giải:
Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết
định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng do hành động khủng bố dã
man của chính quyền Mĩ - Diệm nên nhân dân miền Nam không thể tiếp tục đấu
tranh bằng con đường hòa bình được nữa. Nghị quyết 15 như “nắng hạ gặp mưa 
rào” làm bùng lên phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở miền Nam, hình thành phong
trào “Đồng Khởi”.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi
(1959-1960) là
A. Lực lượng cách mạng được giữ gìn và phát triển trong những năm 1954-1959
B. Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ- Diệm
C. Tác động của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959
D. Hành động phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của chính quyền Mĩ- Diệm
Lời giải:
Giữa lúc mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ - Diệm phát triển
gay gắt, sự ra đời của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959),
quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bao lực cách mạng đánh đổ chính quyền
Mĩ- Diệm. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng
Khởi (1959-1960)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến bùng nổ phong trào “Đồng khởi”
1959 -1960 là
A. Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt
cộng”.
B. Thông qua nghị quyết Hội nghị lần thứ XV của Đảng về đường lối cách mạng
miền Nam.
C. Do chính sách cai trị của Mỹ - Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất
nặng.
D. Mỹ Diệm phá hoại hiệp định, thực hiện chiến dịch tố cộng diệt cộng, thi hành
Luật 10-59 lê máy chém đi khắp miền Nam làm cho cách mạng miền Nam bị tổn
thất nặng nề.
Lời giải:
- Trong hoàn cảnh Mĩ – Diệm thực hiện những chính sách gây khó khăn cho cách
mạng như: ban hành đạo luật đăt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, ra Luật 10/59,
công khai chém giết, làm hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng chuc vạn đồng
bào yêu nước bị tù đày. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam đòi hỏi một biện
pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách.
- Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định
để nhân đân miền Nam dùng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.
Nghị quyết của đảng như “nắng hạ gặp mưa rào” đã làm bùng lên phong trào đấu
tranh mạnh mẽ của nhân dân, goi là phong trào “Đồng Khởi”.
=> Như vậy, nếu không có nghị quyết kịp thời của đảng thì phong trào “Đồng Khởi”
sẽ không diễn ra.
=> Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến bùng nổ phong trào “Đồng Khởi” là khi Nghị
quyết của Hội nghị lần thứ XV của Đảng về đường lối cách mạng Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Đâu là lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam sau
phong trào Đồng Khởi (1959-1960)?
A. Đảng Lao động Việt Nam
B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
C. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam
D. Trung ương cục miền Nam
Lời giải:
Từ trong phong trào Đồng Khởi, ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam ra đời (do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch). Mặt trận đoàn kết
toàn dân chống Mỹ - Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân
dân tự quản để trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Đâu không phải là đặc điểm của phong trào Đồng khởi (1959-1960)?
A. Nổ ra ở vùng nông thôn miền Nam
B. Từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng
C. Nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng
D. Phát triển mạnh ngay trong các đô thị miền Nam
Lời giải:
Phong trào Đồng Khởi (1959-1960) không phát triển trong các đô thị mà chỉ diễn ra
ở vùng nông thôn miền Nam, từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng.
Phong trào nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là
đúng đắn, phù hợp
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Cách mạng tháng Tám 1945 và phong trào Đồng khởi 1960 ở Việt Nam
đều
A. Diễn ra khi những điều kiện khách quan và chủ quan đã chín muồi.
B. Có hình thái tổng khởi nghĩa.
C. Có sự kết hợp giữa tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân.
D. Có hình thái khởi nghĩa từng phần.
Lời giải:
Cao trào kháng Nhật cứu nước hay còn gọi là cuộ khởi nghĩa từng phần (tháng 3
đến tháng 8-1945), là cao trào chuẩn bị trực tiếp cho cách mạng tháng Tám năm
1945.
- Phong trào Đồng khởi: diễn ra từng phần: từ ba xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình
Khánh => lan ra toàn huyện Mỏ Cày, các huyện Giồng Trôm, Thạch Phú, Ba Tri,
…. => lan ra Nam Bộ Tây Nguyên, Trung Trung Bộ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” đối với cách mạng
miền Nam là
A. giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ.
B. chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
C. làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
D. dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Lời giải:
- Trong những năm 1957 - 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn
thất do chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành đạo luật 10/59. => cách mạng miền
Nam ở thế giữ gìn lực lượng.
=> Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” đối với cách mạng miền
Nam là chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là gì?
A. phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở thôn xã ở Nam Bộ và Trung Bộ.
B. Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ hình thành.
C. Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960).
D. lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển.
Lời giải:
Kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960). Từ đây, cách mạng miền Nam đứng
dưới sự lãnh đạo của một mặt trận thống nhất - Mặt trận dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Nhận định nào sau đây phản ánh đúng nhất về tác động của phong trào
“Đồng Khởi” (1959 - 1960) đối với Mĩ và chính quyền sài Gòn ở miền Nam Việt
Nam?
A. Làm phá sản kế hoạch bình định miền Nam của chính quyền Mĩ - Diệm.
B. Phá vỡ một nửa hệ thống chính quyền địch ở các cấp thôn xã trên toàn miền Nam.
C. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc
chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
D. Làm thất bại chiến lược thực dân mới của Mĩ và sụp đổ chính quyền Ngô Đình
Diệm.
Lời giải:
Dưới ánh sáng của Nghị quyết 15 (1/1959) phong trào Đồng Khởi ở miền Nam diễn
ra mạnh mẽ, phong trào diễn ra và giành thắng lợi, hàng loạt các xã, ấp, thôn được
giải phóng, mở ra vùng giải phóng rộng lớn, liên hoàn, giáng đòn nặng nề vào chính
sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Với thắng lợi của phong trào “Đồng khởi”, quân và dân miền Nam đã
làm phá sản chiến lược chiến tranh nào của Mĩ?
A. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
B. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”
C. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
D. Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh"
Lời giải:
Phong trào “Đồng Khởi” đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đơn phương” của
Mĩ. Một số nội dung về “Chiến tranh đơn phương” của Mĩ.
- Hoàn cảnh:
+ Ngày 7-11-9154, Mĩ của tướng Côlin sang làm đại sứ ở miền Nam Việt Nam với
âm mưu biến miền Nma Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
+ Giữa năm 1945, Ngô Đình Diệm lập ra Đảng Cần Lao nhân vị làm đảng cầm
quyền. Cuối năm 1954, thành lập “phong trào cách mạng quốc gia” và đưa ra mục
tiêu: “Chống cộng, đả thực, bài phong”.
- Âm mưu: Biến miền Nam Việt Nam thuộc địa kiểu mới để làm bàn đạp tấn công
miền Bắc và ngăn chặn làn sóng cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á.
- Thủ đoạn: tháng 5/1959, lê máy chém đi khắp miền Nam giết hại những người vô
tội. Thực hiện chương trình cải cách điên địa, lập ra các khu dinh điền, khu trù mật
để kìm kịp nhân dân.
=> Cuộc “Chiến tranh đơn phương” sử dụng quân đội Sài Gòn là chủ yếu diễn ra
ở miền Nam, sử dụng các hành đông tàn bạo.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Phong trào “Đồng Khởi” ở miền Nam đã góp phần đánh bại loại hình
chiến tranh của Mĩ:
A. Chiến tranh cục bộ.
B. Chiến tranh đơn phương.
C. Chiến tranh đặc biệt.
D. Việt Nam hoá chiến tranh.
Lời giải:
- Đáp án A, C, D loại vì Chiến tranh cục bộ diễn ra từ 1965 - 1968, Chiến tranh đặc
biệt diễn ra từ 1961 - 1965, Việt Nam hóa chiến tranh diễn ra từ 1969 - 1973, còn
phong trào “Đồng Khởi” ở miền Nam diễn ra năm 1960.
- Đáp án B đúng vì phong trào “Đồng Khởi” ở miền Nam đã góp phần đánh bại
chiến lược “Chiến tranh đơn phương” của Mĩ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Thắng lợi nào của nhân dân miền Nam đã đưa cách mạng miền Nam
từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
A. Đồng Khởi
B. Bác Ái
C. Ấp Bắc
D. Vạn Tường
Lời giải:
Phong trào “Đồng khởi” đã đánh dấu bước phát triển của cách mạng Việt Nam từ
thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Phong trào nào đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực
lượng sang tiến công?
A. Phong trào hòa bình (1954)
B. Phong trào Đồng Khởi (1959-1960)
C. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân (1968)
D. Tiến công chiến lược (1972)
Lời giải:
Phong trào Đồng Khởi (1959-1960) là phong trào đánh dấu bước phát triển của cách
mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Vì sau hiệp
định Giơnevơ, toàn bộ lực lượng cách mạng đã phải tập kết ra Bắc, nên ở miền Nam
cần phải giữ gìn những lực lượng còn lại để đối phó với âm mưu của Mĩ- Diệm. Phải
đến Đồng Khởi, lực lượng cách mạng mới thực sự được phục hồi và tiến lên.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Tại hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) đã
xác định phương pháp cách mạng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền
Nam là
A. Đấu tranh chính trị
B. Đấu tranh vũ trang
C. Bạo lực cách mạng
D. Đấu tranh ngoại giao
Lời giải:
Tại hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) đã xác định
phương pháp cách mạng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam là bạo
lực cách mạng. Ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam
không còn con đường nào khác
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp là 3 xã thuộc huyện nào của tỉnh
Bến Tre?
A. Mỏ Cày
B. Châu Thành
C. Giồng Trôm
D. Ba Tri
Lời giải:
Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp là 3 xã thuộc huyện Mỏ Cày của tỉnh Bến Tre
- nơi diễn ra cuộc Đồng khởi tiêu biểu ở miền Nam trong những năm 1959-1960
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Đâu là nhận xét đúng và đầy đủ về Nghị quyết lần thứ 15 của Trung
ương Đảng (1/1959)?
A. Chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên cách mạng Việt Nam
B. Thể hiện sự độc lập, tự chủ, quyết đoán của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách
mạng
C. Ra đời muộn nhưng đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam, chỉ
ra một cách toàn diện con đường tiến lên của cách mạng miền Nam
D. Ra đời muộn nhưng đáp ứng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam.
Lời giải:
Nghị quyết lần thứ 15 của Trung ương Đảng (1/1959) ra đời muộn nhưng đáp ứng
đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam, chỉ ra một cách toàn diện con đường
tiến lên của cách mạng miền Nam
- Ra đời muộn khi chính quyền Mĩ- Diệm đã có hàng loạt các hoạt động khủng bố
khiến lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Tuy nhiên nghị quyết cũng đã đáp
ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam là để nhân dân miền Nam sử
dụng bạo lực cách mạng
- Chỉ ra một cách toàn diện con dường tiến lên của cách mạng miền Nam: khởi nghĩa
giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu,
kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mĩ – Diệm.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18: “Máu đọng chưa khô lại đầy/Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay”. Hai
câu thơ này là hỉnh ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mĩ - Diệm
thực hiện chính sách gì
A. Tố cộng, diệt cộng
B. Tổ chức các cuộc hành quân tìm diệt
C. Dồn dân, lập ấp chiến lược
D. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương
Lời giải:
Máu đọng chưa khô lại đầy/Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay“. Hai câu thơ này là
hỉnh ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thực hiện chính sách
tố cộng, diệt công của Mĩ – Diệm thực hiện từ sau năm 1954 đến năm 1960.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: Từ thắng lợi của phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) để lại cho Đảng
bài học kinh nghiệm gì?
A. Kết hợp giữa đấu tranh kinh tế và đấu tranh chính trị.
B. Sử dụng bạo lực cách mạng với đấu tranh ngoại giao.
C. Phải kết hợp giữa đấu tranh chính trị với ngoại giao.
D. Đảng phải kịp thời đề ra chủ trương cách mạng phù hợp.
Lời giải:
- Từ những năm 1959 đến 1960, do chính sách tố cộng, diệt cộng và đạo luật 10/59,
… của Mĩ – Diệm đã làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề, nhiều nhân
và cộng sản bị tàn sát => Mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền Mĩ – Diệm gay
gắt => Cần một biện pháp để chấm dứt những chính sách thống trị của Mĩ – Diệm
và giải quyết nguyện vọng của nhân dân miền Nam.
=> Đảng ta đã triệu tập Hội nghị lần thứ 15 (1-1959) chủ trương để nhân dân miền
Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm. Nghị quyết 15
của Đảng giống như “cơn mưa rào” làm tan “cơn nóng oi bức” ở miền Nam => bùng
nổ phong trào Đồng khởi.
- Từ đó, Đảng ta đã rút ra bài học cần đưa ra chủ trương phù hợp với từng thời kì thì
mới có thể đưa cách mạng đi đến thành công. Thực tế, ở các giai đoạn sau do có sự
lãnh đạo của Đảng, cách mạng miền Nam đã gặt hái được nhiều thành công vượt
trội, đặc biệt là thắng lợi trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân năm 1975, hoàn
thành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Điểm giống nhau cơ bản nhất trong kết quả của phong trào “Đồng
khởi” (1959 - 1960) và phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) là đều
A. Hình thành liên minh công - nông.
B. Dẫn đến sự ra đời của mặt trận dân tộc thống nhất
C. Chia ruộng đất cho dân cày nghèo.
D. Giải tán chính quyền địch ở một số địa phương.
Lời giải:
Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh: đã làm cho hệ thống chính quyền thực dân, phong
kiến bị tê liệt ở nhiều thôn xã. Nhiều lí trưởng, chánh tổng bỏ trốn.
Phong trào “Đông Khởi” năm 1960: quần chúng nổi dậy giải tán chính quyền địch,
thành lập Ủy ban nhân dân tự quản, thành lập lực lượng vũ trang.
=> Điểm giống nhau cơ bản nhất trong kết quả của phong trào “Đồng khởi” (1959-
1960) và phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) là đều giải tán chính quyền địch
ở một số địa phương.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21: Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1 - 1959) đã để
lại bài học kinh nghiệm nào cho Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt
Nam?
A. Sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân.
B. Sử dụng con đường đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.
C. Sử dụng con đường đấu tranh chính trị hòa bình.
D. Sử dụng con đường đấu tranh ngoại giao giành chính quyền.
Lời giải:
- Trước tình hình mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền Mĩ - Diệm ngày càng
gay gắt, cách mạng đang bị tổn thất nặng nề do đạo luật 10/59.
- Hội nghị lần thứ 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (1 - 1959) đã quyết định
để nhân dân miền Nam dùng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.
Hội nghị nhấn mạnh: Ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền
Nam không có con đường nào khác.
=> Hội nghị này đã để lại bài học kinh nghiệm quý báu trong quá trình lãnh đạo cách
mạng của Đảng về sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân. 
Thực tế ở giai đoạn sau, với chiến thắng “Đồng Khởi” đã chuyển cách mạng Việt
Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, sau đó kết hợp đấu tranh chính trị
với quân sự.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22: Bước ngoặt của cách mạng miền Nam sau phong trào “Đồng khởi”
năm 1960 là
A. chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
B. chuyển sang tổng tiến công trên khắp miền Nam.
C. chuyển từ phòng ngự sang phản công chiến lược.
D. chuyển từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang.
Lời giải:
- Đáp án A lựa chọn vì từ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, ở miền Nam, nhân dân
ta đấu tranh chính trị để yêu cầu Mĩ - Diệm thực hiện nội dung Hiệp định. Tuy nhiên,
Mĩ - Diệm lại thực hiện khủng bố, đàn áp khiến cho lực lượng cách mạng ở miền
Nam chịu tổn thất lớn nên phong trào đấu tranh vẫn đang ở thế giữ gìn lực lượng.
Phong trào “Đồng khởi” đã đánh dấu bước chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế
tiến công.
- Đáp án B loại vì sau chiến dịch Tây Nguyên ta mới chuyển từ tiến công chiến lược
sang tổng tiến công trên toàn miền Nam.
- Đáp án C loại vì từ sau Hiệp định Giơnevơ ta vẫn đấu tranh nhưng chủ yếu là đấu
tranh chính trị nên không có việc phòng ngự.
- Đáp án D loại vì từ sau Hiệp định Giơnevơ ta vẫn kết hợp cả đấu tranh chính trị và
đấu tranh vũ trang trong đó đấu tranh chính trị là chủ yếu.
Đáp án cần chọn là: A

Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống