Giải bài tập SGK Lịch sử 12: Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) mới nhất

Tải xuống 6 1.3 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Giải bài tập SGK Lịch sử 12: Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) mới nhất, tài liệu bao gồm 6 trang, trả lời đầy đủ chi tiết các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Lịch sử sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài giảng Lịch sử 12 Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)

 Giải bài tập SGK Lịch sử 12 bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)

Câu 1: Miền Bắc đã thực hiện những nhiệm vụ gì sau khi kí Hiệp định Pari
năm 1973 về Việt Nam được kí kết? Nêu kết quả và ý nghĩa?
Trả lời
* Nhiệm vụ:
- Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế - xã hội.
- Chi viện cho miền Nam.
* Kết quả:
- Tháng 6 - 1973, miền Bắc căn bản hoàn thành tháo gỡ thủy lôi, bom mìn do
Mĩ thả trên biển, sông, đảm bảo đi lại bình thường.
- Năm 1973 - 1974, miền Bắc cơ bản khôi phục xong các cơ sở kinh tế, hệ
thống thủy lợi, giao thông, công trình văn hoám giáo dục, y tế có bước phát triển.
- Sản xuất công nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh, đời sống nhân dân ổn định.
- Tiếp tục chi viện cho tiền tuyến miền Nam, Campuchia sức người, sức của.
- Miền Bắc đã chuẩn bị những điều kiện vật chất - kỹ thuật cho cuộc Tổng tiến
công chiến lược ở miền Nam.
* Ý nghĩa:
- Ổn định đời sống nhân dân, cổ vũ tinh thần dân tộc.
- Tạo ra thế và lực để ta tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng
hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ Quốc.

Câu 2: Trong những năm đầu sau Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam cuộc
đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam chống âm mưu, hành động mới của Mĩ
và chính quyền Sài Gòn đã diễn ra như thế nào? Nêu ý nghĩa của chiến thắng
Phước Long (6 - 1 - 1975).
Trả lời:

- Nhân dân ta đã đấu tranh chống “bình định - lấn chiếm”, chống âm mưu “tràn
ngập lãnh thổ” của chúng và đạt được một số kết quả nhất định.
- Tháng 7 - 1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21.
- Năm 1974 - 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long và Đông Nam Bộ và đã giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đánh
Đường 14 - Phước Long (từ ngày 12 - 12 - 1974 đến ngày 6 - 1 - 1975).
- Đẩy mạnh đấu tranh chính trị, ngoại giao nhằm tố cáo hành động vi phạm
Hiệp định của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
- Tại các vùng giải phóng, ta đẩy mạnh đấu tranh bảo vệ quê hương, đẩy mạnh
sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải
phóng miền Nam.
* Ý nghĩa của chiến thắng Phước Long
- Sau chiến thắng này, Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa.
- Chứng tỏ lực lượng vũ trang của nhân dân ta lớn mạnh, quân đội Sài Gòn suy
yếu và bất lực, khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự của Mĩ rất hạn chế.
- Mở ra một khả năng mới, một thời cơ mới, chúng ta có thể đánh mạnh hơn,
tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Câu 3: Đảng ta đã căn cứ vào điều kiện thời cơ như thế nào để đề ra kế hoạch
giải phóng hoàn toàn miền Nam? Nội dung kế hoạch đó là gì?
Trả lời:
* Điều kiện thời cơ:
Năm 1974 - 1975, tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị đã
quyết định đưa ra kế hoạch phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 -
1976.
* Nội dung của chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam
- Bộ Chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến
vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm
1975”.

- Đồng thời, nhấn mạnh sự cần thiết tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ
thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn
hóa v.v… giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

Câu 4: Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm
1975?
Trả lời:
* Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4 - 3 đến ngày 24 - 3)
- Ngày 4 - 3 - 1975 quân ta đánh nghi binh ở Plâyku và KonTum.
- Ngày 10 - 3 - 1975 bất ngờ đánh mạnh ở ở Buôn Ma Thuột, giành thắng lợi.
- Ngày 12 - 3 - 1975, địch phản động chiếm lại Buôn Ma Thuột, nhưng không
thành.
- Đến ngày 24 - 3 - 1975, Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân hoàn toàn được
giải phóng.
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến từ tiến công
chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường
miền Nam.
* Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ 21 - 3 đến 29 - 3 - 1975)
- Ngày 21 - 3 - 1975, ta đánh thẳng vào căn cứ của địch, hình thành thế bao bây
thế trận trong thành Huế.
- Ngày 26 - 3 - 1975 giải phóng hoàn toàn thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.
- Ngày 29 - 3 - 1975, toàn bộ thành phố Đà Nẵng được giải phóng.
- Cuối tháng 3, đầu tháng 4 các tỉnh còn lại ở miền Trung, Nam Tây Nguyên và
Nam Bộ được giải phóng.
* Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 - 4 đến 30 - 4)
- Ngày 26 - 4, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch. Năm cánh quân tiến vào Sài
Gòn chiếm các cơ quan đầu não của chúng.
- Ngày 30 - 4, quân ta tiến vào Dinh Độc Lập bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn.
- Ngày 2 - 5, Châu Đốc là tỉnh cuối cùng được giải phóng.

Câu 5: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng
chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975).

Trả lời:
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với
đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo, phương pháp
đấu tranh linh hoạt.
- Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu
của cuộc chiến đấu ở hai miền.
- Có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh chống
kẻ thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương; sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ to
lớn của các nước xã hội chủ nghĩa khác; phong trào nhân dân Mĩ và nhân dân
thế giới phản đối cuộc đấu tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - đế quốc trên đất nước ta.
Trên cơ sở đó, hình thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả
nước, thống nhất đất nước.
- Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước độc lập, thống
nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối
với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân
tộc.
- Là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

Câu 6: Hãy lập bảng hệ thống những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân
dân ta ở hai miền Nam - Bắc trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975).
Lời giải:

Thời gian Thắng lợi tiêu biểu
21-7-1954 Ký Hiệp định Giơnevơ kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở
Đông Dương
1959-1960 Phong trào “Đồng khởi” thắng lợi, phá vỡ từng mảng hệ thống
kìm kẹp của địch, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, làm

 

phá sản “chiến lược Aixenhao”.
20-2-1960 Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra đời đã làm nhiệm vụ
đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Mĩ - Ngụy.
9-1960 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.
1961-1965 Đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
1965-1968 Đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
Năm 1968 Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân
1969-1973 Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông
Dương hóa chiến tranh”.
Năm 1972 Tổng tiến công chiến lược
Năm 1973 Thắng Mĩ trận “Điện Biên Phủ trên không”.
21-7-1973 Ký kết Hiệp định Pari


Câu 7: Những thành tựu chủ yếu của miền Bắc trong sản xuất, chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại của Mĩ và trong việc thực hiện nghĩa vụ hậu
phương kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975)
Lời giải:
* Giai đoạn 1954 - 1960:
- Hoàn thành cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”,
khôi phục và phát triển kinh tế.
* Giai đoạn 1961 - 1965:
- Trên mặt trận kinh tế: đạt được những thành tựu nhất định về nông nghiệp,
công nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), bước đầu xây
dựng nền móng của chủ nghĩa xã hội.

- Cung cấp một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, cán bộ, chiến sĩ cho tiền
tuyến miền Nam.
* Giai đoạn 1965 - 1968:
- Trên mặt trận kinh tế:
+ Nông nghiệp: tăng diện tích đất canh tác, sản lượng lúa tăng, nhiều hợp tác
xã đạt “ba mục tiêu”.
+ Công nghiệp: đáp ứng nhu cầu thiết yếu của chiến đấu, sản xuất và đời sống;
công nghiệp địa phương và quốc phòng đều phát triển.
- Trên mặt trận quân sự: chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của
Mĩ giành thắng lợi.
- Chi viện cho miền Nam:
+ Miền Bắc luôn là hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến miền Nam về sức
người và sức của.
+ Xây dựng tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc - Nam trên bộ và trên
biển, nối liền hậu phương với tiền tuyến.
- Cung cấp hàng vạn cán bộ, trang bị về mặt vật chất như thuốc men, đạn
dược... cho miền Nam.
* Giai đoạn 1969 - 1973:
- Kinh tế miền Bắc cơ bản được khôi phục, hệ thống thủy nông, mạng lưới giao
thông, công trình văn hóa, giáo dục, y tế phát triển.
- Chống chiến tranh phá hoại của Mĩ ra miền Bắc lần thứ hai năm 1972, buộc
Mĩ phải Hiệp định Paris ngày 27 - 1 - 1973 .
- Chi viện cho tiền tuyến miền Nam: hàng vạn bộ đội, thanh niên xung phong,
cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật, vũ khí, đạn dược, quân trang, quân
dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm... để chuẩn bị cho cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 và chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp quản vùng
giải phóng sau khi chiến tranh kết thúc
 

Xem thêm
Giải bài tập SGK Lịch sử 12: Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giải bài tập SGK Lịch sử 12: Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giải bài tập SGK Lịch sử 12: Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giải bài tập SGK Lịch sử 12: Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giải bài tập SGK Lịch sử 12: Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giải bài tập SGK Lịch sử 12: Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống