18 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 22 có đáp án 2023: Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội

Tải xuống 8 3.9 K 40

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 22: Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ và làm nghĩa vụ hậu phương (1969-1973) chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 8 trang gồm 18 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 22 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 12.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 8 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 18 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 12 có đáp án Bài 22: Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ và làm nghĩa vụ hậu phương (1969-1973):

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 12

Bài giảng Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược

BÀI 22: MIỀN BẮC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ HAI CỦA MĨ VÀ LÀM NGHĨA VỤ HẬU PHƯƠNG (1969 – 1973)

Câu 1: Ngày 15-1-1973 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?
A. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra
B. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không
C. Mĩ tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động phá hoại miền Bắc
D. Hiệp định Pari được kí kết
Lời giải:
Sau thất bại ở trận Điện Biên Phủ trên không, ngày 15-1-1973, Mĩ tuyên bố ngừng
hẳn các hoạt động phá hoại miền Bắc
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Đâu là điểm mới của Mĩ trong âm mưu khi tiến hành cuộc chiến tranh
phá hoại miền Bắc lần thứ hai?
A. Phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
B. Đè bẹp ý chí chống Mĩ của nhân dân miền Nam
C. Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam
D. Cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, tạo thế mạnh trên bàn đàm
phán ở Pari
Lời giải:
Điểm mới trong âm mưu của Mĩ khi tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc
lần thứ hai là cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, tạo thế mạnh trên
bàn đàm phá ở Pari
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Mục tiêu chủ yếu của Mĩ trong cuộc tập kích chiến lược đường không
bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố cuối năm 1972
là gì?
A. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta ở cả hai miền đất
nước.
B. Ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
C. Giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải kí một hiệp định có lợi cho Mĩ.
D. Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc.
Lời giải:
Từ tối ngày 18 đến hết ngày 29-12-1972, Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược đường
không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố nhằm giành
một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải kí hiệp định có lợi cho Mĩ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc trong năm 1972 là
A. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
B. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai
C. Tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội
D. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại và làm nghĩa vụ hậu phương
Lời giải:
Tháng 4 - 1972, Mĩ chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai. Do đó
miền Bắc vừa phải chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất để làm tròn
nghĩa vụ hậu phương
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại miền Bắc lần thứ hai của nhân dân Việt Nam là
A. Bảo vệ thành công thành quả của chủ nghĩa xã hội
B. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động phá hoại miền Bắc
C. Buộc Mĩ phải trở lại bàn đàm phán và kí kết hiệp định Pari
D. Đảm bảo sự chi viện cho cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam
Lời giải:
Mục đích của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai chủ yếu là để tạo thế
mạnh trên bàn đàm phán ở Pari. Do đó, thắng lợi của cuộc chiến đấu chống chiến
tranh phá hoại lần thứ hai với đỉnh cao là trận Điện Biên Phủ trên không đã buộc Mĩ
phải trở lại bàn đàm phán và kí kết hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại
hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Ý nào dưới đây không phải là kết quả và ý nghĩa của trận Điện Biên Phủ
trên không?
A. Buộc Mỹ chấp nhận ký hiệp định Paris.
B. Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc.
C. Đánh bại cuộc tập kích bằng máy bay B52 của Mỹ.
D. Mỹ tăng cường lực lượng Mỹ cho chiến trường miền Nam.
Lời giải:
- Các đáp án A, B, C: là kết quả và ý nghĩa của trận Điện Biên Phủ trên không.
- Đáp án D: là thủ đoạn, âm mưu của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Ngày 16-4-1972 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?
A. Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi thuộc liên khu V
B. Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai
C. Mĩ cho phong tỏa toàn bộ các cửa sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc
D. Mĩ đánh phá cảng Hải Phòng
Lời giải:
Ngày 16-4-1972, Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng
không quân và hải quân lần thứ hai.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Loại vũ khí tối tân nào đã được Mĩ sử dụng chủ yếu trong cuộc tập kích
chiến lược đường không vào miền Bắc cuối năm 1972?
A. Máy bay B52
B. Máy bay F111
C. Máy bay MIG- 21
D. Máy bay MIG- 19
Lời giải:
B52 là loại máy bay tối tân nhất Mĩ được sử dụng chủ yếu trong cuộc tập kích chiến
lược đường không vào miền Bắc cuối năm 1972 với âm mưu “đưa miền Bắc Việt
Nam trở về thời kì đồ đá”.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Thắng lợi nào của quân dân miền Bắc được coi như trận “Điện Biên
Phủ trên không”?
A. Thắng lợi của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai
B. Đánh thắng cuộc tập kích chiến lược đường không của Mĩ cuối năm 1972
C. Thắng lợi của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất
D. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra
Lời giải:
Để giành một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải kí kết một hiệp định có lợi
cho Mĩ, từ tối ngày 18 đến hết ngày 29-12-1972, Mĩ đã mở cuộc tập kích chiến lược
đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố trong
12 ngày đêm liên tục. Tuy nhiên, cuộc tập kích này đã bị quân dân miền Bắc đập
tan. Thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Từ thắng lợi của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến
tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ với đỉnh cao là trận “Điện Biên Phủ trên
không” đã cho thấy mối quan hệ như thế nào giữa đấu tranh quân sự với đấu
tranh ngoại giao?
A. Thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao
B. Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao tạo ra thế mạnh cho cuộc đấu tranh trên mặt
trận quân sự
C. Thắng lợi trên mặt trận quân sự góp phần vào thắng lợi trên mặt trận ngoại giao
D. Thắng lợi trên mặt trận quân sự có vai trò quan trong đối với thắng lợi trên mặt
trận ngoại giao
Lời giải:
Thắng lợi của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại
lần thứ hai của Mĩ với đỉnh cao là trận “Điện Biên Phủ trên không” đã cho thấy mối
quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao là: thắng lợi trên mặt trận
quân sự quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Ngược lai thắng lợi trên mặt
trận ngoại giao phản ánh và phát huy thắng lợi trên mặt trận quân sự
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Ai là phi công đầu tiên bắn rơi “pháo đài bay B52” của Mĩ trong sự
kiện “Điện Biên Phủ trên không” (1972)?
A. Vũ Xuân Thiều.
B. Vũ Đình Rạng.
C. Phạm Tuân.
D. Nguyễn Thành Trung.
Lời giải: 
Phạm Tuân là phi công đầu tiên bắn rơi “pháo đài bay B52” của Mĩ trong sự kiện
“Điện Biên Phủ trên không”.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Điểm khác biệt lớn nhất của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần
thứ hai so với cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất là gì?
A. Âm mưu phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc.
B. Thực hiện với quy mô lớn, ồ ạt, tập trung các phương tiện chiến tranh hiện đại
nhất, cường độ đánh phá mạnh nhất trong thời gian ngắn.
C. Cứu nguy cho các chiến lược chiến tranh có nguy cơ bị phá sản, cứu nguy cho
quân đội Sài Gòn đang suy sụp.
D. Kết hợp ném bom bắn phá bằng không quân, hải quân với các cuộc tập kích bằng
máy bay ném bom chiến lược B52.
Lời giải:
Điểm khác biệt lớn nhất của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai so với
cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất là: Thực hiện với quy mô lớn, ồ ạt,
tập trung các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất, cường độ đánh phá mạnh nhất
trong thời gian ngắn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Mục đích của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta
lần thứ hai có gì khác so với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất?
A. Ngăn chặn sự chi viện từ ngoài vào miền Bắc, từ miền Bắc vào miền Nam.
B. Giành thắng lợi quyết định, buộc ta ký hiệp định có lợi cho Mĩ.
C. Uy hiếp tinh thần chiến đấu của nhân dân ta ở hai miền Nam - Bắc.
D. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng của nhân dân miền Bắc.
Lời giải:
Mục đích của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta lần thứ hai so
với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất có điểm khác biệt:
- Lần 1: phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc,
ngăn chặn chi viện từ miền Bắc vào miền Nam.
- Lần 2: Bên cạnh những mục tiêu giống lần thứ nhất, lần thứ hai Mĩ tiến hành tổ
chức cuộc tập kích bằng đường không vào Hà Nội, Hải Phòng (12/1972) nhằm giành
thắng lợi quân sự quyết định, ép ta phải kí hiệp định có lợi cho Mĩ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam có ý nghĩa quyết định buộc Mỹ
phải ký hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?
A. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
B. Trận Điện Biên Phủ ở Lai Châu.
C. Chiến dịch Tây Nguyên.
D. Trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Lời giải:
Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari về chấm
dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm
1972 là gì?
A. Đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền
Nam, Lào, Campuchia.
B. Đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
C. Buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá ở miền Bắc.
D. Buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt
Nam.
Lời giải:
Ý nghĩa quan trọng nhất của trận “Điện Biên Phủ trên không” là buộc Mĩ kí hiệp
định Pari về chấm dứt chiến tranh lặp lại hòa bình ở Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16: Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với
trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là
A. Đều là những thắng lợi quân sự quyết định dẫn tới kí kết một hiệp định hòa bình
B. Đều có chung kẻ thù chính là đế quốc Mĩ
C. Đều tiêu diệt được một bộ phận sinh lực địch
D. Đều làm phá sản các kế hoạch, chiến lược chiến tranh của kẻ thù
Lời giải: 
Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với trận “Điện
Biên Phủ trên không” năm 1972 là đều là những thắng lợi quân sự quyết định dẫn
tới kí kết một hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ở
chiến dịch Điện Biên Phủ là hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương. Còn ở trận “Điện
Biên Phủ trên không” là hiệp định Pari về Việt Nam
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Thắng lợi quân sự nào tác động trực tiếp buộc Mĩ phải ngồi vào bàn
đàm phán và kí Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình
ở Việt Nam?
A. Thắng lợi của nhân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1969)
và lần thứ hai (1972) của Mĩ.
B. Thắng lợi Vạn Tường (1965) ở miền Nam, trận “Điện Biên Phủ trên không”
(1972) ở miền Bắc.
C. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), trận “Điện
Biên Phủ trên không” (1972).
D. Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược (1972) của quân dân miền Nam và trận
“Điện Biên Phủ trên không” (1972).
Lời giải:
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), trận “Điện Biên
Phủ trên không” (1972) tác động trực tiếp buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán và
kí Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18: Tinh thần đoàn kết quốc tế của miền Bắc Việt Nam với các nước Đông
Dương được thể hiện như thế nào trong những năm 1969-1973?
A. Tiếp nhận viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa cho miền Nam
B. Làm tròn nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia
C. Tham gia phong trào không liên kết
D. Việt Nam ủng hộ phong trào cách mạng ở Cuba
Lời giải:
Với tinh thần đoàn kết quốc tế, giúp bạn cũng là tự giúp mình, trong những năm
1969 - 1973, miền Bắc đã làm tròn nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia khi chi
viện một khối lượng lớn sức người sức của cho 2 chiến trường này => Việt Nam đã
làn tròn nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia.
Đáp án cần chọn là: B

 

 

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống