Giáo án Lịch sử 12 Bài 23 Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam mới nhất

Tải xuống 6 6.3 K 69

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Lịch sử 12 Bài 23 Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam mới nhất theo mẫu Giáo án môn Lịch sử chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Lịch sử lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài giảng Lịch sử 12 Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)

Bài 23

KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 - 1975)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

- Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ-ngụy sau Hiệp định Pa-ri; chủ trương của ta.

- Chủ trương kế hoạch của ta giải phong hoàn toàn miền Nam.

- Nắm được: diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các chiến dịch giải phong miền Nam.

- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc KCC Mĩ cứu nước (1954-1975).

  1. Kỷ năng:

Rèn luyện cho học sinh kỷ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu, thủ đoạn của địch sau hiệp định Pari năm 1973 ...

  1. Thái độ:

         Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần quyết tâm chống ngoại xâm gìn giữ độc lập dân tộc

  1. Năng lực hướng tới:

Biết được âm mưu thủ đoạn CLCT cục bộ; VN hóa CT, Đông Dương hóa CT, CT phá hoại của ĐQ Mĩ, vì sao Mĩ phải nối lại đàm phán ở Pa-ri? .

  1. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1.Chuẩn bị của giáo viên: Tài liệu liên quan: phim, ảnh liên quan.

2.Chuẩn bị của học sinh:  Vở soạn, vở ghi, sưu tầm tranh ảnh liên quan.

III. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

Thuyết trình, phát vấn, hoạt động nhóm…

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. Hoạt động tạo tình huống:
  3. Mục đích: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.
  4. Phương Pháp: GV cho HS xem 1 đoạn phim xe tăng ta tiến vào dinh độc lập..., Sau đó GV hỏi: em biết gì về hình ảnh trên trên? HS suy nghĩ trả lời…
  5. Dự kiến sản phẩm:

Dự kiến HS trả lời: quân ta đánh chiếm dinh Độc lập ngày 30/4/1975... GV bổ sung và dẫn dắt vào bài mới:  Sau hiệp định Pari, CMVN có sự chuyển biến lớn: Nhân dân hai miền Nam - Bắc ra sức phát triển sản xuất, tiếp tục chiến đấu để tiến tới"đánh cho nguỵ nhào" hôm nay, thầy và trò chúng ta đi tìm hiểu bài 23:..

  1. Hoạt động hình thành kiến thức:

Tiết 42

Mục tiêu, phương thức

Gợi ý sản phẩm

Phần I: ko dạy

 

* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

GV: Tình hình MN sau hiệp định Pari? Do đâu ta thiệt hại nhiều?

- HS khai thác SGK suy nghĩ trả lời

- GV nhận xét bổ sung, chốt.

 

 

 

 

-GV: Trước tình hình đó BTVTW Đảng đã có chủ trương gì để chỉ đạo?

- HS khai thác SGK suy nghĩ trả lời

- GV nhận xét bổ sung, chốt.

- GV:Ý nghĩa trận đường 14 - Phước Long? Thái độ  của Mỹ - Thiệu?

- HS suy nghĩ trả lời

- GV bổ sung, nhận xét, chốt.

 - GV:Thái độ đó khẳng định điều gì?

(Sự lớn mạnh và khả năng chiến thắng của ta: Từ 1 tỉnh -> giải phóng nhiều tỉnh và toàn bộ MN)

-> Thời cơ chiến lược xuất hiện

- GV:Nhận xét khái quát tình hình VN cuối 1974 - đầu 1975?

(ĐK giải phóng hoàn toàn MN đã có)

- HS khai thác SGK suy nghĩ trả lời

- GV nhận xét bổ sung, chốt.

I. MB khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ra sức chi viện cho MN

II. Miền Nam đấu tranh chống địch "Bình định - lấn chiếm", tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn

* Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ - Thiệu

- Phá hoại hiệp định Pari -> Tiếp tục chiến lược "VN hoá chiến tranh"

- Tiến hành chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ"và các cuộc hành quân"bình định - lấn chiếm" vùng giải phóng

 

* Chủ trương của ta và kết quả:

- Tháng 7 - 1973 Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 21 đã nhấn mạnh con đường cách mạng bạo lực-> phải kiên quyết đấu tranh trên cả 3 mặt trận: chính trị, quân sự, ngoại giao

 

- Từ cuối 1973 ta đánh trả những cuộc hành quân lấn chiếm của địch, mở những cuộc tiến công vào căn cứ của chúng -> Mở rộng vùng giải phóng

 

- Cuối 1974 - đầu 1975 ta đẩy mạnh hoạt động quân sự ở ĐBSCL và Đông Nam Bộ -> Giành thắng lợi ở đường 14- Phước Long(12/12/1974 – 6/1/1975) giải phóng tỉnh Phước Long

* Hoạt động 2: Cả lớp

- GV:Nội dung kế hoạch giải phóng MN?

 

 

- GV:Phân tích tính sáng tạo và táo bạo của kế hoạch do Hội nghị đề ra

 

 

III. Giải phóng hoàn toàn MN, giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc

1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng Miền Nam

- Căn cứ vào tình hình phát triển mạnh mẽ của cách mạng cả nước, bộ chính trị đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn MN trong 2 năm 1975 - 1976

- Bộ chính trị cũng dự kiến: Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975, sẽ giải phóng MN trong năm 1975.

* Hoạt động 3: Nhóm

 GV chia lớp thành 2 nhóm , thảo luận trong vòng 3 phút với các nội dung cụ thể, sau đó mời đại diện các nhóm trình bày và mời các nhóm khác bổ sung, GV nhận xét bổ sung và chốt nội dung của từng nhóm.

 

Nhóm 1:Tại sao ta chọn Tây Nguyên làm trận mở màn, trình diễn biến trên lược đồ và nêu kết quả ý nghĩa?

 

- GV bổ sung, nhận xét, chốt.

+ có vị trí chiến lược quan trọng...

+Đánh TN ta điểm huyệt làm tê liệt hệ thống quân địch trên CT ĐĐ và toàn miền Nam...

+Địch nhận định sai hướng tiến của ta...

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm 2: Trước tình hình ntn Bộ CTTW Đảng mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng?trình bày diễn biến trên lược đồ, nêu kết quảvà ý nghĩa lịch sử của CD?

 

2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

a.Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4-3 ->24-3)

- Tây Nguyên có địa bàn  chiến lược quan trọng, do địch nhận định sai hướng tấn công của ta nên bố trí lực ở đây mỏng. Ta quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong 1975

- 4- 3 ta đánh nghi binh ở Kon Tum, Plâyku, bí mật bao vây Buôn Ma Thuột

- 10 – 3, quân ta t/c Buôn Ma Thuột mở màn cho CD và giành thắng lợi

- 12 – 3, địch phản công chiếm lại nhưng thất bại

- 14 – 3, địch được lệnh rút khỏi Tây Nguyên, về giữ vùng duyên hải miền Trung-> bị ta truy kích, tiêu diệt

- 24 -3 chiến dịch kết thúc, Tây Nguyên được giải phóng hoàn toàn với 60 vạn dân

-> Chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ sang giai đoạn mới: Từ tiến công chiến lược phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường MN

 

b.Chiến dịch Huế-Đà Nẵng (21-3->29-3-1975)

- 19-3 ta giải phóng Quảng Trị-> địch co cụm giữ Huế

- 21-3, ta đánh thẳng vào Huế, chia cắt, bao vây chúng trong thành phố, chặn đường rút lui của địch

- 25-3 ta tiến vào cố đô Huế

- 26-3 Giải phóng Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên

- Cùng thời gian trên ta giải phóng Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Chu Lai, bao vây ĐN từ 2 phía

- Sáng 29-3 ta tiến thẳng vào thành phố, đến 3 giờ chiều giải phóng ĐN

*Ý nghĩa:

Gây tâm lý tuyệt vọng trong nguỵ quyền, đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta sang thế mạnh, áp đảo.

Tiết 43                                                                                              

Mục tiêu, phương thức

Gợi ý sản phẩm

*Hoạt động 1: cả lớp

-GV: Từ kiểm tra bài cũ chuyển vào nội dung bài mới. Hỏi đứng trước tình hình như thế nào Bộ chính trị quyết định hoàn thành giải phóng miền Nam?

-HS: dựa vào SGK trình bày, các em khác bổ sung, GV bổ sung kết luận. Phân tích thêm tình hình ta và địch: Nói thêm ta tấn công phòng tuyến từ xa của địch.

-GV: Cho HS biết từ đầu CD Hồ chí minh có tên CD Sài Gòn – Gia Định, trong khi ta14- 4 -> 16 - 4 chiếm Phan Rang, giải phóng Bình Thuận, Bình Tuy, Bộ chính trị  đổi thành CD Hồ Chí Minh.

-GV: Trình bày diễn biến trên bản đồ có thể kết hợp cho HS xem phim tư liệu (dạy máy)

-GV: Em nào có thể kể về hành động cắm cờ trên Dinh Độc lập vào 10 giờ 45 phút 30 – 4. Cho biết tên...

- HS: Anh tên: Bùi Quang Thận  sinh năm 1948 nhập ngũ 1966. (Thuỵ Xuân – Thái Thuỵ -Thái Bình)

Từ 1966-1975 trưởng thành từ pháo thủ đại đội trưởng đại đội 8, trung đoàn tăng thiết giáp 202. Tham gia CD đại đội 4, tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203 (đơn vị đánh DĐ lập). Anh chỉ huy xe tăng 843, 390 (Nguyễn Văn Kì).

- GV: Ý nghĩa của cd. HCM thắng lợi?

-HS: Suy nghĩ trả lời

-GV: bổ sung,Kết luận chốt chuyển mục

Sử dụng kiến thức liên môn: Đọc 1 số về chiến thắng mùa xuân năm 1975, hoặc bài hát giải phóng MN…

-GV mời HS so sánh với các cuộc CT của Mĩ so với CT VN: về thời gian, số lượng bom đạn, lực lượng.

- Cuộc CT kéo dài 2 thập niên: Từ 7/1954-5/1975, dài hơn bất cứ cuộc CT nào trong LS, phải chống lại 1 ĐQ mạnh nhất ĐQ Mĩ.

 

- 5 đời tổng thống Mĩ: Aixenhao, Kennơđi, Giôn xơn, Ních xơn, Pho; điều hành 4 CLCT.

 

- Chúng đã chi trực tiếp cho cuộc CT ở VN tới 676 tỉ Đô la (so với 341 tỉ đô la trong CTTG 2 và 54 tỉ đôla trong CT Triều Tiên); nếu tính chi phí gián tiếp tới 920 tỉ.

- Huy động cao nhất 55 vạn quân viễn chinh và lôi kéo 5 nước thân Mĩ (7 vạn quân) + hơn 1 triệu quân nguỵ và tay sai.

- Dội xuống 2 miền đất nước ta 7.8 triệu tấn bom, đạn lớn nhất trong các cuộc CT nào.

 

I. MB khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ra sức chi viện cho MN

II. Miền Nam đấu tranh chống địch "Bình định - lấn chiếm", tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn

III. Giải phóng hoàn toàn MN, giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc

 

c. Chiến dịch Hồ Chí Minh(26-4->30-4)

- Cuối tháng 3 - 1975 Bộ chính trị khẳng định"Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng MN"

- 8 - 4 Bộ chỉ huy chiến dịch Sài Gòn - Gia Định được thành lập

 - 9 - 4 ta đánh Xuân Lộc

- 21 - 4 Giải phóng Xuân Lộc

- 14- 4 -> 16 - 4 chiếm Phan Rang, giải phóng Bình Thuận, Bình Tuy

- 18 - 4 Tổng thống Mỹ ra lệnh di tản hết người Mỹ khỏi Sài Gòn

 

-21- 4 Thiệu từ chức

 

-17 giờ ngày 26 -4 chiến dịch HCM bắt đầu. Năm cánh quân của ta vượt tuyến phòng thủ vòng ngoài tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch.

 

- 10 giờ 45 phút 30 – 4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào dinh Độc Lập, bắt toàn bộ nội các Sài Gòn...

- 11 giờ 30 phút ngày 30 – 4, chiến dịch HCM toàn thắng

- Đến 2 - 5 – 1975, MN hoàn toàn được giải phóng

 

 

 

 

*Hoạt động 2: Nhóm

 

GV chia lớp thành 4 nhóm , thảo luận trong vòng 5 phút với các nội dung cụ thể, sau đó mời đại diện các nhóm trình bày và mời các nhóm khác bổ sung, GV nhận xét bổ sung và chốt nội dung của từng nhóm.

 

Nhóm 1, 2: Tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

(Nhóm 1: Tìm hiểu về nguyên nhân chủ quan; nhóm 2: Tìm hiểu về nguyên nhân khách quan).

Nhóm 3, 4: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

(Nhóm 3: Tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử đối với dân tộc; nhóm 4: Tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử đối với thế giới.

 

Về ý nghĩa lịch sử GV có thể dùng đoạn tư liệu để có thể kết luận bằng 1 đoạn trong Báo cáo CT tại ĐH 4/1976 để chốt kết thúc bài, có đoạn: Thắng lợi cuộc KCC mĩ cứu nước “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc một trong những trang chói lọi nhất. Một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của CN AHCM của trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một SKLS có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc”

IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)

1. Nguyên nhân thắng lợi:

*Chủ quan:

- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ Tịch HCM, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo

- Truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc

- Sức mạnh đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta

- Có hậu phương MB XHCN vững chắc…

*Khách quan:

- Tình đoàn kết chiến đấu của 3 nước Đông Dương…

- Sự giúp đỡ của các nước XHCN và các lực lượng dân chủ, tiến bộ thế giới…

2.Ý nghĩa lịch sử

* Đối với dân tộc:

-Thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc, kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc từ sau CM.Tháng Tám, chấm dứt ách thống trị của CNTD - ĐQ trên đất nước ta...

- Mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất đi lên CNXH.

* Đối với thế giới:

- Có tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới, cổ vũ phong trào CMTG, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.

  1. Hoạt động luyện tập:

-Trình bày âm mưu, hành động mới của Mỹ - Thiệu và chủ trương đối phó của Đảng ta sau hiệp định Pari?

-Tại sao có Hội nghị BCHTW Đảng bàn về kế hoạch giải phóng MN? Nội dung kế hoạch giải phóng MN?

- Trình bày diễn biến và ý nghĩa của CD Tây Nguyên, Huế-Đà Nẵng, CDHCM.

  1. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

- GV Dùng biểu bản để hệ thống hóa lại bài học… mời HS rút ra nghệ thuật quân sự trong các chiến dịch, vấn đề thời cơ…

- Tìm hiểu thêm về cuộc kháng chiến chống Mỹ: Các đời Tổng thống Mỹ trong giai đoạn chiến tranh VN, số liệu thương vong về lính Mỹ,những thắng lợi tiêu biểu của ND ta trong kháng chiến chống Mỹ.

  1. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC:

- Tiết sau các em tự ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết, hình thức kiểm tra: 60%: trắc nghiệm; 40%: tự luận.

- Nội dung Ôn tập: từ bài 21 đến bài 23.

 

 

Xem thêm
Giáo án Lịch sử 12 Bài 23 Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Lịch sử 12 Bài 23 Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Lịch sử 12 Bài 23 Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Lịch sử 12 Bài 23 Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Lịch sử 12 Bài 23 Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Lịch sử 12 Bài 23 Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống