Giáo án khoa học 5 bài 36: Hỗn hợp mới nhất

Tải xuống 4 3.3 K 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô tài liệu Giáo án khoa học 5 bài 36: Hỗn hợp mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án khoa học 5. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 36: HỖN HỢP

*****

I.Mục tiêu

          Giúp HS:

          - Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp.

          - Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp.

II.Các phương tiện dạy học

          - Hình và thông tin trang 75 SGK.

          - Muối, bột ngọt, hạt tiêu xây, cát, nước, dầu ăn; chén, muỗng.

III.Các phương tiện dạy học

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

 

 1.Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu trả lời các câu hỏi sau:

 + Các chất toàn tại ở những thể nào? Ví dụ.

 + Ở điều kiện nào thì chất có thể biến đổi từ thể này sang thể khác ? Sự biến đổi đó gọi là gì ?

- Nhận xét và ghi điểm.

2. Bài mới

a.Khám phá Bài Hỗn hợp sẽ giúp các em tạo ra một số hỗn hợp phục vụ cho cuộc sống.

- Ghi bảng tựa bài.

* Hoạt động 1: Thực hành “Tạo một hỗn hợp gia vị”

- Mục tiêu: HS biết cách tạo ra một hỗn hợp.

- Cách tiến hành:

 + Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tạo một hỗn hợp gia vị gồm muối, bột ngọt, hạt tiêu xây và ghi theo mẫu sau:

Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp

Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp.

1. Muối  -------------

 

2.Bột ngọt:-----------

3.Tiêu xây:----------

 + Thảo luận câu hỏi:

     . Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào?

     . Hỗn hợp là gì?

 + Yêu cầu trình bày kết quả.

 + Nhận xét, kết luận: Hai chất trở lên trộn lẫn với nhau gọi là hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó.

* Hoạt động 2: Thảo luận

- Mục tiêu: HS kể được tên một số hỗn hợp.

- Cách tiến hành:

  + Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi:

    . Theo bạn, không khí là một chất hay một hỗn hợp?

    . Kể tên một số hỗn hợp khác mà em biết.

 + Nhận xét, kết luận.

* Hoạt động 3: Trò chơi “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp”

- Mục tiêu: HS biết được các phương pháp tách riêng các chất trong một số hỗn hợp.

- Chuẩn bị: Bảng con, phấn viết, trống lắc.

- Cách tiến hành:

 + Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu thảo luận, ghi đáp án vào bảng con rồi lắc trống sau khi nghe đọc câu hỏi xong.

 + Lần lượt đọc từng câu hỏi.

 + Nhận xét, tuyên dương nhóm trả lời nhanh và đúng theo đáp án sau: Hình 1: Làm lắng; Hình 2: Sảy; Hình 3: Lọc

d.Vận dụng

- Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết trang 74 SGK.

- Biết cách tạo hỗn hợp cũng như tách các chất trong hỗn hợp, các em có thể phụ giúp gia đình trong việc chuẩn bị bữa cơm gia đình.

 

- Nhận xét tiết học.

- Xem lại bài học.

- Chuẩn bị bài Dung dịch.

 

 

- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

- Nhắc tựa bài.

 

 

 

 

+ Chia nhóm theo yêu cầu, nhóm trưởng điều khiển nhóm tạo hỗn hợp cho vừa khẩu vị của nhóm và ghi nhận xét để báo cáo.

 

 

 

 

 

+ Nhóm thảo luận.

 

 

 

+ Đại diện nhóm trình bày.

+ Nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận và trình bày kết quả:

 . Là một hỗn hợp.

 

. Gạo lẫn trấu, muối lẫn cát,…

+ Nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận và ghi bảng.

 

+ Thực hiện theo yêu cầu.

+ Nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.

 

 

- Tiếp nối nhau đọc.

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem thêm
Giáo án khoa học 5 bài 36: Hỗn hợp mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án khoa học 5 bài 36: Hỗn hợp mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án khoa học 5 bài 36: Hỗn hợp mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án khoa học 5 bài 36: Hỗn hợp mới nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống