Giáo án khoa học 5 bài 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện mới nhất

Tải xuống 4 6.8 K 30

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô tài liệu Giáo án khoa học 5 bài 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án khoa học 5. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Tuần 24

BÀI 48: AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN

*****

I.Mục tiêu  

          Giúp HS:

          - Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện.

          - Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện.

+ Giáo dục kĩ năng sống :

- Kĩ năng ứng phó,xử lí tình huống đạt ra ( khi có người bị điện giật/khi dây điện đứt/…)

- Kĩ năng bình luận về việc đánh giá về việc sử dụng điện ( tiết kiệm , tránh lãng phí )

- Kĩ năng ra quyết định và đảm nhận trách nhiệm về việc sử dụng điện tiết kiệm

SDNLTK&HQ:

-Một số biện pháp phòng tránh bị điện giật; tránh gây hỏng đồ điện; đề phòng điện quá mạnh gây chập và cháy

-Các biện pháp tiết kiệm điện

II.Các phương tiện dạy học  

          - Đồng hồ, đồ chơi bằng pin; cầu chì.

          - Hình và thông tin trang 98-99 SGK.

III.Các phương tiện dạy học 

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

  

 1.Kiểm tra bài cũ  

- Yêu cầu trả lời các câu hỏi:

 + Thế nào là vật dẫn điện?

 + Thế nào là vật cách điện?

- Nhận xét và ghi điểm.

2. Bài mới  

a.Khám phá Năng lượng điện rất cần cho cuộc sống của chúng ta nhưng nếu khoảng cẩn thận, điện sẽ gây nguy hiểm cho chúng ta. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách phòng tránh bị điện giật cũng như tránh lãng phí khi sữ dụng điện.

- Ghi bảng tựa bài.

* Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật

- Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật.

- Cách tiến hành:

  + Yêu cầu nhóm đôi thảo luận và trả lời các ý sau:

    . Nêu các tình huống dẫn đến bị điện giật và các biện pháp để phòng điện giật.

  

    . Khi ở nhà và ở trường, bạn cần làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho người khác?

 + Nhận xét, kết luận: Để tránh bị điện giật, các em khoảng nên chơi nghịch ổ lấy điện hoặc dây dẫn điện như cắm các vật vào ổ điện, bẻ xoắn dây điện,…

* Hoạt động 2:  Thực hành

- Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện và đề phòng điện quá mạnh gây hoả hoạn, nêu được vai trò của công tơ điện.

- Cách tiến hành:

 + Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu tham khảo SGK và trả lời các câu hỏi sau:

    . Điều gì có thể xảy ra nếu sử dụng nguồn điện 12V cho dụng cụ dùng điện có số vôn quy định là 6V ?

    . Nêu vai trò của cầu chì và công tơ điện.

    . Bạn có thể làm gì để tránh lãng phí điện?

 + Yêu cầu báo cáo kết quả.

 + Nhận xét, kết luận và cho HS quan sát cầu chì,vài dụng cụ, thiết bị điện có ghi số vôn.

* Hoạt động 3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện

- Mục tiêu: HS giải thích được lí do phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.

- Cách tiến hành:

 + Yêu cầu thảo luận theo nhóm đôi và trả lời các câu hỏi sau:

    . Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm ?

    . Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện.

 + Nhận xét, kết luận: Sử dụng điện hợp lí sẽ giúp chúng ta tiết kiệm tiền của và tránh lãng phí điện.

d.Vận dụng  

- Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết trang 98-99 SGK.

- Vào mùa khô, lượng nước ở các hồ chứa nước của nhà máy sẽ bị thiếu nên điện sản xuất khoảng đủ phục vụ cho mọi người. Do vậy, mỗi gia đình cần phải tiết kiệm để có đủ điện tiêu dùng.

    

- Nhận xét tiết học.

- Tìm hiểu xem mỗi tháng gia đình bạn dùng hết bao nhiêu số điện và phải trả bao nhiêu tiền điện?

- Chuẩn bị bài Ôn tập: Vật chất và năng lượng.

 

 

- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhắc tựa bài.

 

 

 

 

 

+ Thảo luận với bạn ngồi cạnh và tiếp nối nhau trả lời các câu hỏi:

 . Chạm tay vào chỗ hở của đường dây hoặc các bộ phận bằng kim loại nghi là có điện,…

 . Phát hiện thấy dây điện bị dứt hoặc hở, tránh xa và báo ngay cho người lớn biết,…

+ Nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận các câu hỏi.

 

 

 

 

 

+ Đại diện nhóm báo cáo.

+ Nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

+ Thảo luận với bạn ngồi cạnh và tiếp nối nhau trả lời.

 

 

 

+ Nhận xét, bổ sung.

 

 

- Tiếp nối nhau đọc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem thêm
Giáo án khoa học 5 bài 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án khoa học 5 bài 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án khoa học 5 bài 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án khoa học 5 bài 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện mới nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống