Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô tài liệu Giáo án khoa học 5 bài 18: Phòng tránh bị xâm hại mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án khoa học 5. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 18: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
*****
I.Mục tiêu
Giúp HS:
- Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.
- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại.
- Biết cách phònh tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
II.Các phương tiện dạy học
- Hình trang 38-39 SGK.
- Một số tình huống để đóng vai.
III.Các phương tiện dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
1.Kiểm tra bài cũ - Nêu câu hỏi: + HIV có lây truyền qua tiếp xúc thông thường khoảng ? + Đối với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ, chúng ta phải có thái độ như thế nào? - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới a.Khám phá Trong cuộc sống đôi khi chúng ta gặp những tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại. Bài Phòng tránh bị xâm hại sẽ giúp các em ứng phó với một số tình huống đó. - Ghi bảng tựa bài. * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận - Mục tiêu: HS nêu được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại. - Cách tiến hành: + Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu quan sát hình 1, 2, 3 trang 38 SGK và trao đổi nội dung từng hình, đồng thời thảo luận câu hỏi: . Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại. . Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại? + Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. + Nhận xét, kết luận. + Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết đầu trang 39 SGK. * Hoạt động 2: Đóng vai “Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại” - Mục tiêu: Giúp HS: + Rèn kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại. + Nêu được quy tắc an toàn cá nhân. - Cách tiến hành: + Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm bốc thăm một tình huống để tập cách ứng xử: . Tình huống 1: Khi có người lạ tặng quà. . Tình huống 2: Khi có người lạ muốn vào nhà. . Tình huống 3: Khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu đối với bản thân. + Yêu cầu từng nhóm trình bày cách ứng xử tình huống đã bốc thăm. + Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta phải làm gì? + Nhận xét, kết luận: Trong trường hợp bị xâm hại, tuỳ trường hợp cụ thể các em cần lựa chọn cách ứng xử phù hợp. * Hoạt động 3: Vẽ bàn tay tin cậy - Mục tiêu: HS liệt kê được danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ khi bản thân bị xâm hại. - Cách tiến hành: + Hướng dẫn HS vẽ bàn tay của mình với các ngón tay xoè ra. Trên mỗi ngón tay ghi tên một người mình tin cậy. + Yêu cầu trao đổi theo cặp và một vài HS nói về “bàn tay tin cậy” của mình trước lớp. + Nhận xét, kết luận. + Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết ở cuối trang 39 SGK. d.Vận dụng - Yêu cầu đọc toàn bộ mục Bạn cần biết trang 39 SGK. - Biết được các tình huống và các điểm cần chú ý để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại, các em có thể tự bảo vệ cho mình.
- Nhận xét tiết học. - Cần lưu ý để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại. - Chuẩn bị bài Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ. |
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
+ Nhóm trưởng diều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả. + Nhận xét ,bổ sung. + Tiếp nối nhau đọc to.
+ Đại diện nhóm bốc thăm chọn tình huống, nhóm phân công đóng vai.
+ Từng nhóm trình bày, lớp theo dõi.
+ Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
+ Nhận xét, bổ sung.
+ Vẽ theo hướng dẫn.
+ Trao đổi với bạn ngồi cạnh, HS được chỉ định trình bày trước lớp. + Nhận xét, bổ sung. + Tiếp nối nhau đọc to.
- Tiếp nối nhau đọc to. |