Giáo án hóa học 8 bài 1: tính chất hóa học của oxit- Khái quát về sự phân loại oxit mới nhất

Tải xuống 4 1.5 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án hóa học 8 bài 1: tính chất hóa học của oxit- Khái quát về sự phân loại oxit mới nhất theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tiết 1- Bài 1: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT
                      KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết được những tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit và dẫn ra được những PTHH tương ứng với mỗi tính chất.
- HS hiểu được cơ sở để phân loại oxit bazơ và oxit axit là dựa vào những tính chất hoá học của chúng.
- Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hoá học của oxit để giải các bài tập định tính và định lượng.
2. Kĩ năng:
- Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng và rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit. 
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của CaO, SO2.
- Phân biệt được một số oxit cụ thể.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc học tập tìm hiểu môn học về T/c của oxit thông qua làm thí nghiệm.
4. Năng lực, phẩm chất: 
Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và năng lực nghiên cứu, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tính toán.
Phẩm chất: HS có tính tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: SGK, SGV, GA.
 - Phương tiện: + Chuẩn bị các thí nghiệm:
1- Oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit.
            2- Oxit axit tác dụng với bazơ
               + Dụng cụ: giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp, cốc thuỷ tinh, ống hút.                                 
              + Hoá chất: CaO, CuO, H2O, dung dịch HCl, quỳ tím.
 2. Học Sinh: 
- SGK, Vở ghi.
- Nước rửa vệ sinh thí nghiệm.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: vấn đáp tìm tòi, PP nêu giải quyết vấn đề, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút, khăn phủ bàn.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động Khởi động: (5’)
- GV ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
Mở bài : Ở lớp 8 chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về oxit (công thức, phân loại…), vì vậy để hiểu kĩ về bản chất của oxit ( tính chất hóa học …), nội dung bài học hôm nay, sẽ giúp các em tìm hiểu điều đó.                                                                        
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV    Hoạt động của HS    Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất hoá học của oxit bazơ (15’)
Phương pháp: dạy học nhóm, PP giải quyết vấn đề.
Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại 
- Thế nào là oxit bazơ? ở lớp 8 ta đã được học tính chất nào của oxit bazơ?
- Khi cho oxit bazơ tác dụng với nước thì ta thu được sản phẩm nào?
- Viết PTHH xảy ra.
GV: Thông báo một số oxit bazơ khác như : K2O , Na2O, CaO...cũng có phản ứng tương tự
GV: Hướng dẫn HS làm TN CuO tác dụng với HCl theo nhóm.Yêu cầu HS quan sát ống nghiệm và gọi đại diện 1 số nhóm trả lời. Gọi HS nhóm khác nhận xét.

GV:Hướng dẫn HS viết PTHH và gọi HS viết PTHH các oxit khác tác dụng với axit.

GV: Gọi HS nêu kết luận.
GV: Bằng thực nghiệm ,người ta cũng chứng minh được rằng ; một số oxit bazơ như CaO, Na2O, BaO, K2O...tác dụng được với oxit axit .
- Vậy sản phẩm của phản ứng đó sinh ra là gì? Viết PTPƯ?     

HS: Trả lời và viết PTHH.

HS: Đưa ra kết luận

HS: Làm TN theo nhóm, quan sát màu sắc, trạng thái của chất tham gia và sản phẩm.
HS : Đại diện 1 số nhóm trả lời. Các nhóm còn lại nhận xét.

HS: Lên bảng viết PTHH theo slide.HS: Đưa ra kết luận.
HS: Lên bảng viết PTPƯ và trả lời câu hỏi trên slide.

I. Tính chất hoá học của oxit:
1.Oxit bazơ có những tính chất hoá học nào ?
a. Tác dụng với nước
VD: BaO + H2O           Ba(OH)2
  N/X : Một số oxít bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm).
b. Tác dụng với axit
- Thí nghiệm: Cho CuO tác dụng với dd HCl
- Hiện tượng:
- PTHH: 
CuO + 2HCl            CuCl2 + H2O
N/X: Oxit bazơ tác dụng với dd axit tạo thành muối và nước.

c. Tác dụng với oxit axit

VD: CaO + CO2            CaCO3
N/X: Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

Hoạt động 2 : Oxit axit có những tính chất hoá học nào? (10’)
Phương pháp: dạy học nhóm, PP giải quyết vấn đề.
Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại t/c hoá học của oxit axit đã học ở lớp 8.
- Vậy khi oxit axit tác dụng với nước, sản phẩm thu được là gì? Viết PTHH?
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiêm thổi vào cốc đựng nước vôi trong. 
Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và gọi đại diện 1 số nhóm trả lời. Gọi HS nhóm khác nhận xét.
GV: Thông báo về sản phẩm của phản ứng, hướng dẫn HS viết PTHH.
GV: Từ t/c (c) của oxit bazơ, em có nhận xét gì?
GV: Yêu cầu HS viết PTPƯ

GV:Thảo luận nhóm (Kỹ thuật trình bày 1 phút) : So sánh tính chất hoá học của oxit bazơ và oxit axit?
Gọi đại diện một số nhóm báo cáo --> nhóm khác bổ xung.
GV: Nhận xét.

HS: Trả lời và lên bảng viết PTHH.

HS:Làm TN theo nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra.  
Đại diện 1 số nhóm trả lời. Các nhóm còn lại nhận xét.

HS: Trả lời

HS: Viết PTPƯ

HS: Đại diện một số nhóm báo cáo
-->nhóm khác bổ xung.
    2. Oxit axit có những tính chất hoá học nào ?
a. Tác dụng với nước
VD: P2O5 + 3H2O          2H3PO4

N/X: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.

b.Tác dụng với bazơ tan (kiềm)
VD: CO2  + Ca(OH)2      CaCO3 +H2O

N/X:   Oxit axit tác dụng với kiềm tạo thành muối và nước.

c/ Tác dụng với oxit bazơ 
Oxit axit tac dụng với 1 số oxit bazơ tạo thành muối.
VD:  Na2O + SO2       Na2SO3

Hoạt động 3: Khái quát về sự phân loại oxit (5’)
Phương pháp: dạy học nhóm, PP giải quyết vấn đề
Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
GV: Theo em dựa trên cơ sở nào để phân loại oxit?
GV: Vậy theo em loại thứ 1,2 là loại nào mà em đã học? Lấy ví dụ.
GV: Giới thiệu 2 loại oxit tiếp theo.

HS: Trả lời theo câu hỏi của GV.

HS: Lắng nghe , ghi bài.    
II. Khái quát về sự phân loại oxit
1. Oxit bazơ: Na2O, BaO, ...
2. Oxit axit: CO2, SO¬2, SO¬3¬, ...
3. Oxit lưỡng tính: 
Al¬2¬O3, ZnO, ...
4. Oxit không tạo muối: NO, CO, ...

3. Hoạt động luyện tập: (4’)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung chính của bài.
- HS làm BT 1, 2 trên slide.
4. Hoạt động vận dụng: (3’)
Viết PTHH thực hiện chuyển hóa sau : Fe  →    Fe2O3 →    FeCl3

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (3’)
- Về nhà làm BT: 2, 3, 5, 6 SGK/6
- Gv hướng dẫn BT6 - T6: Đầu bài cho 2 chất tg tìm chất dư sau phản ứng (H2SO4)
mdd = m dd axit  +  mCuO ; C% H2SO4 dư = ?; C% CuSO4  = ?
Hướng dẫn HS khá giỏi:
Al2O3 + NaOH    NaAlO2  + H2O
ZnO + NaOH      Na2ZnO2  + H2O
6. Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................

Bải giảng Hóa học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit khái quát về sự phân loại oxit
Xem thêm
Giáo án hóa học 8 bài 1: tính chất hóa học của oxit- Khái quát về sự phân loại oxit mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án hóa học 8 bài 1: tính chất hóa học của oxit- Khái quát về sự phân loại oxit mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án hóa học 8 bài 1: tính chất hóa học của oxit- Khái quát về sự phân loại oxit mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án hóa học 8 bài 1: tính chất hóa học của oxit- Khái quát về sự phân loại oxit mới nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống