Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án hóa học 9 bài 21: sự ăn mòn kim loại mới nhất theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Bài 4: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI.
BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN
I. Mục tiêu
- Nêu được khái niệm sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
- Xác định được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo, hướng dẫn học KHTN. Các dụng cụ và hóa chất cần thiết cho các thí nghiệm
2. Học sinh: Hướng dẫn học KHTN. Tìm hiểu trước nội dung bài học
III. Phương pháp: hoạt động cá nhân, cặp đôi, hoạt động nhóm
IV. Tổ chức hoạt động dạy học
* Ổn định tổ chức
* Tiến trình bài học
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
Tiến hành: Hoạt động cặp đôi
Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi trả lời 2 câu hỏi trong tài liệu HDH: Cho biết các đồ vật trong các hình vẽ chứa kim loại nào? Lớp màu nâu trên các đồ vật đó gọi là gì? Lớp màu nâu đó có chứa chất gì?
HS thực hiện yêu cầu của giáo viên, chia sẻ nội dung câu trả lời. GV nhận xét, góp ý từ đó dẫ dắt HS tìm hiểu nội dung bài học.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Nêu được khái niệm sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
- Trình bày được biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn và đề xuất cách bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình
Đồ dùng: Máy chiếu, máy tính có vi deo thí nghiệm về sự ăn mòn KL
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- Gv yêu cầu HS hoạt động cá nhân: đọc thông tin mục I trang 20,tài liệu HDH trả lời câu hỏi:
H: Ăn mòn KL là gì?
Nguyên nhân của sự ăn mòn KL?
- HS làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu của GV.
- GV yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ.
- HS báo cáo, HS tổ chức chia sẻ.
- GV nhận xét và chốt đáp án
Nguyên nhân của sự ăn mòn: Là do kim loại tác dụng với những chất mà nó tiếp xúc trong môi trường ( nước, không khí…) hoặc muối trong nước biển…
- GV yêu cầu HS quan sát video thí nghiệm và ghi lại hiện tượng vào bảng như tài liệu HDH. HS hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi:
H: Sự ăn mòn KL sắt phụ thuộc các yếu tố nào?
- HS làm việc nhóm thực hiện yêu cầu của GV.
- GV yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. HS tổ chức chia sẻ.
- GV nhận xét và kết luận.
- Gv yêu cầu HS hoạt động cả lớp: theo dõi video TN 2, ghi lại kết quả vào bảng như tài liệu HDH
- HS làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu của GV.
- GV yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ.
- Đại diện HS báo cáo kết quả. HS tổ chức chia sẻ.
- GV nhận xét và chốt đáp
Đinh sắt bị ăn mòn nhanh hơn ở ống nghiệm 1. Tức là khi tăng nhiệt độ, sự ăn mòn KL xảy ra nhanh hơn.
I. Thế nào là sự ăn mòn kim loại.
Kết luận:
Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại , hợp kim do tác dụng hoá học trong môi trường.
II.Những yếu tố ảnh hưởng tới sự ăn mòn kim loại
Kết luận
1. Ảnh hưởng của các chất trong môi trường.
Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần môi trường mà nó tiếp xúc.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ:
Khi nhiệt độ tăng thì sự ăn mòn xảy ra nhanh hơn
* Luyện tập- Củng cố
Kiểm tra 15 phút
Câu 1: Thực hiện các phản ứng sau:
(1) Fe + dung dịch HCl (2) Fe + Cl2 (3) dung dịch FeCl2 + Cl2
(4) Fe + CuSO4
Câu 2: Cho 6,4 gam hỗn hợp 2 kim loại Fe và Cu tác dụng hết với dung dịch HCl 1 M thấy tạo thành 2,24 lít khí (đktc)
a. Viết PTHH xảy ra
b. Tính % khối lượng mỗi KL
Hướng dẫn chấm
Đáp án Điểm
Câu 1
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
FeCl2 + 3Cl2 → 2FeCl3
CuSO4 + HCl → CuCl2 + H2SO4
Câu 2
a. Cu + HCl → k xảy ra
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Số mol H2 = 2,24/22,4 = 0,1 mol
→ Số mol Fe = 0,1 mol
Khối lượng Fe = 56 x 0,1 = 5,6 g
% Fe = 87,5% → % Cu = 12,5 %
* Tổng kết: Đánh giá khích lệ các hoạt động của cá nhân, nhóm.
* Hướng dẫn về nhà:
- Yêu cầu HS làm bài tập 1,2,3 /T23 tài liệu HDH (Phần C)
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 13. Bài 4: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI.
BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN
I. Mục tiêu
- Trình bày được biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn và đề xuất cách bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình
- Xác định được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo, hướng dẫn học KHTN. Các dụng cụ và hóa chất cần thiết cho các thí nghiệm
2. Học sinh: Hướng dẫn học KHTN. Tìm hiểu trước nội dung bài học
III. Phương pháp: hoạt động cá nhân, cặp đôi, hoạt động nhóm
IV. Tổ chức hoạt động dạy học
* Ổn định tổ chức
* Tiến trình bài học
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
Tiến hành: HĐTQ tổ chức chơi trò chơi
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Nêu được khái niệm sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
- Trình bày được biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn và đề xuất cách bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình
Đồ dùng: Máy chiếu, máy tính có vi deo thí nghiệm về sự ăn mòn KL
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- Gv yêu cầu HS hoạt động cá nhân: đọc thông tin mục III trang 22, tài liệu HDH trả lời các câu hỏi:
H: Nêu các biện pháp bảo vệ đồ vật bằng KL và lấy 2 ví dụ cụ thể?
Kể tên một số vật liệu bằng KL không hoặc ít bị ăn mòn? Những vật liệu đó có chứa KL nào?
- HS làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu của GV.
- GV yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ.
- HS báo cáo, HS tổ chức chia sẻ.
- GV nhận xét và chốt đáp án
Các vật liệu bằng KL không hoặc ít bị ăn mòn là: Sắt tây là sắt tráng thiếc dùng làm hộp đựng thực phẩm vì thiếc là kim loại khó bị oxi hóa ở nhiệt độ thường, màng oxit thiếc mỏng và mịn cũng có tác dụng bảo vệ thiếc và thiếc oxit không độc lại có màu trắng bạc khá đẹp. Thiếc là kim loại mềm, dễ bị sây sát. Nếu vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong thì sẽ xảy ra ăn mòn.
Inoc (thép không gỉ) là hợp kim của săt với crom.
Tôn mạ kẽm (hay còn gọi là tôn kẽm) là một loại vật liệu xây dựng được làm từ thép được phủ một lớp kẽm trong quá trình nhúng nóng. Loại vật liệu này có ưu điểm là nhẹ, dễ dàng vận chuyển, khả năng chống gỉ và độ bền cao. III. Bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn
* Biện pháp bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn:
1. Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường vì ăn mòn kim loại xảy ra do tác dụng của kim loại với các chất trong môi trường.
2.Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn.
* Luyện tập- Củng cố
- GV yêu cầu HS chobiết sự ăn mòn KL là hiện tượng vật lí hay hóa học?
- Gv yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ.
- Gv nhận xét, chỉnh sửa và chốt đáp án: sự ăn mòn KL là hiện tượng hóa học. Bài 4 đáp án C
Tích hợp BVMT: -Nêu 2 ví dụ cụ thể mà bản thân em đã làm để bảo vệ đồ vật bằng KL trong gia đình mình?
Tìm hiểu thêm biện pháp bảo vệ công trình tháp Eiffel để công trình không bị hư hỏng./.
* Tổng kết: Đánh giá khích lệ các hoạt động của cá nhân, nhóm.
* Hướng dẫn về nhà:
- Yêu cầu HS làm bài tập 1,2,3 /T23 tài liệu HDH (Phần C)