SBT Hóa học 9 Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn | Giải SBT Hóa học lớp 9

1.1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Hóa học lớp 9 Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 9 Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Bài 21.1 trang 26 SBT Hóa học 9: Sau một ngày lao động, người ta phải làm vệ sinh các thiết bị, máy móc, dụng cụ lao động bằng kim loại. Việc làm này nhằm mục đích gì ? Giải thích.

Lời giải:

Sau một ngày lao động, người ta phải làm vệ sinh các thiết bị, máy móc, dụng cụ lao động bằng kim loại để cho chúng không bị gỉ.

Bài 21.2 trang 26 SBT Hóa học 9: Hãy nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại và nêu một số biện pháp nhằm bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.

Lời giải:

- Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại :

a) Thành phần các chất trong môi trường (đất, nước, không khí).

b) Thành phần kim loại tạo nên đồ vật.

- Biện pháp nhằm bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.

1. Cách li kim loại với môi trường

Dùng những chất bền vững đối với môi trường để phủ lên bề mặt những đồ vật bằng kim loại. Những chất phủ ngoài thường dùng là :

a) Các loại sơn chống gỉ, vecni, dầu mỡ, men, hợp chất polime.

b) Một số kim loại như crom, niken, đồng, kẽm, thiếc.

2. Dùng hợp kim chống gỉ.

Thí dụ, hợp kim Fe-Cr-Ni, inox.

Bài 21.3 trang 26 SBT Hóa học 9: Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hoá học ? Giải thích.

Lời giải:

Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng hoá học do kim loại có tác dụng hoá học với môi trường xung quanh, kết quả là kim loại bị oxi hoá và mất đi tính chất quý báu của kim loại.

Bài 21.4 trang 26 SBT Hóa học 9: Cuốc, xẻng, đinh sắt, bản lề sắt ở các cửa hàng kim khí - điện máy thường được bôi một lớp dầu mỡ để làm gì ? sắt, thép dùng trong xây dựng không bôi dầu mỡ, vì sao ?

Lời giải:

Cuốc, xẻng, đinh sắt, bản lề sắt ở các cửa hàng thường được bôi dầu, mỡ để chống gỉ, cách làm này ngăn không cho các đồ dùng bằng sắt tiếp xúc với môi trường xung quanh.

Sắt, thép xây dựng không bôi dầu mỡ để xi măng bám dính.

Bài 21.5 trang 26 SBT Hóa học 9: Các tấm tôn lợp nhà được làm từ sắt, vậy tại sao rất lâu mới bị gỉ ?

Lời giải:

Các tấm tôn rất lâu mới bị gỉ là do các tấm này được làm từ sắt tráng kẽm nên hạn chế sự gỉ. Đây là một trong những biện pháp chống ăn mòn kim loại

Bài 21.6 trang 26 SBT Hóa học 9: Vỏ đồ hộp làm bằng sắt, đựng các thức ăn có vị mặn (thịt, cá) hoặc vị chua (dứa, vải) tại sao không bị gỉ ?

Lời giải:

Vỏ đồ hộp đựng các thức ăn có vị mặn (thịt hộp, cá hộp...) hoặc vị chua (dứa, vải...), không bị gỉ vì vỏ đồ hộp làm bằng sắt tráng thiếc nên không cho muối (vị mặn) hoặc axit (vị chua) tác dụng.

Bài 21.7 trang 26 SBT Hóa học 9: Mệnh đề nào sau đây đúng ?

A. Sự phá hủy kim loại hay hợp kim dưới tác dụng hoá học của môi trường gọi là sự ăn mòn kim loại.

B. Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại bởi chất khí hay hơi nước ở nhiệt độ cao.

C. Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do kim loại tiếp xúc với dung dịch axit.

D. Các mệnh đề A, B, C đều đúng.

Lời giải:

Sự phá hủy kim loại hay hợp kim dưới tác dụng hoá học của môi trường gọi là sự ăn mòn kim loại.

Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại bởi chất khí hay hơi nước ở nhiệt độ cao.

Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do kim loại tiếp xúc với dung dịch axit.

Đáp án D.

Bài 21.8 trang 26 SBT Hóa học 9: Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) kim loại nào sau đây ?

A. Ag ;          B. Cu ;       C. Pb ;       D. Zn.

Lời giải:

Zn là kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn Fe nên Zn bị ăn mòn, bảo vệ được vỏ tàu.

Đáp án D.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá