Giáo án hóa học 9 Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại mới nhất

Tải xuống 6 2.2 K 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án hóa học 9 Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại mới nhất theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 

Tiết 23         Bài 17     DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI
        

I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS biết dãy hoạt động hóa học của kim loại.
- Học sinh hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại.
- Biết cách tiến hành nghiên cứu 1 số thí nghiệm đố chứng để rút ra Kl hoạt động hóa học mạnh, yếu và cách sắp xếp theo từng cặp. Từ đó rút ra cách sắp xếp của dãy.
- Biết rút ra ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của một số kim loại từ các thí nghiệm và các phản ứng đã biết.
- Viết được các phương trình hóa học chứng minh cho từng ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học các kim loại.
- Bước đầu vận dụng ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại để xét phản ứng cụ thể của kim loại với chất khác có xảy ra hay không?
2. Kĩ năng 
Rèn kĩ năng làm thí nghiệm,viết PTHH, xác định độ mạnh yếu của các kim loại thường gặp.
3.Thái độ: 
- Giáo dục tính tự giác, có trách nhiệm trong học tập, yêu thích môn học.
4. Năng lực: Phát triển Nl thực hành hóa học, phát triển ngôn ngữ hóa học, vận dụng kt vào c/s,tính toán hóa học… 
5. Kiến thức liên môn: Môn vật lí, toán hoc.
II. Chuẩn bị
1. Thí nghiệm: 4 nhóm
- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá gỗ, cốc thủy tinh, kẹp gỗ, ống hút.
- Hóa chất: dung dịch FeSO4, dung dịch CuSO4, dung dịch AgNO3, dung dịch HCl, dung dịch phenolphtalein, Na, đinh sắt, dây Cu, dây Ag, nước cất.
- Cách tiến hành:
    TN1: Cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4 và cho dây đồng vào dung dịch FeSO4 → quan sát?
    TN2: Cho dây Cu vào dung dịch AgNO3 và dây Ag vào dung dịch CuSO→ quan sát.
    TN3: Cho đinh sắt vào dung dịch HCl, cho lá đồng vào dung dịch HCl → quan sát.
    TN4: Cho Na vào cốc nước và cho đinh sắt vào cốc nước → quan sát.
1. Phương pháp: Bàn tay nặn bột 
III. Tổ chức dạy học 
1.HĐ khởi động 
Kiểm tra bài cũ
1.Hoàn thành các phương trình hóa học sau:    
         a/ Fe +  HCl          → 
    b/ Fe  +   CuSO4  → 
    c/ Cu  + AgNO3     →  
    d/ Na  +  H2O       → 

2. Dựa vào các phản ứng trên em hãy dự đoán về  mức độ hoạt động hóa học 
của các kim loại sau: Fe; Cu; Ag; Na và H?

2. Hoạt động hình thành kiến thức  mới 
Hoạt động 1: Tìm hiểu dãy hoạt động hóa học của kim loại được xây dựng như thế nào?Pha 1 : Tình huống xuất phát-  Câu hỏi nêu vấn đề 
Hoạt động của giáo viên    Hoạt động của học sinh
Qua bài học trước các em đã biết được  những kim loại nào hoạt động hóa học mạnh hơn kim loại nào? 

Vậy em có băn khoăn gì mức độ hoạt động hóa học hay về khả năng phản ứng của kim loại với các chất khác không ?    - Học sinh làm việc cá nhân trả lời câu hỏi.
Biết được : 
Cu hđhh mạnh hơn Ag
Zn hđhh mạnh hơn Cu 
 Al, Zn, Mg hoạt động hóa học mạnh hơn Cu, Ag
HS: 
? Kim loại nào hoạt động hóa học mạnh, kim loại nào hoạt động hóa học yếu hơn?
? Kim loại nào đẩy được H ra khỏi  dung dịch axit(HCl, H2SO4 loãng…)?
? Kim loại nào thì đẩy được kim loại nào ra khỏi dung dịch muối?
Kim loại nào thì tác dụng được với nước ở điều kiện thường ?

Pha 2 : Nêu ý kiến ban đầu
2. Dựa vào các phản ứng trên em hãy dự đoán về  mức độ hoạt động hóa học 
của các kim loại sau: Fe, Cu, Ag, Na và H?
Gv ghi quan niệm ban đầu của các nhóm học sinh lên bảng 

    HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến
HS báo cáo kết quả thảo luận

Pha 3 : Xây dựng giả thiết và thiết kế phương án thực nghiệm
Hoạt động của giáo viên    Hoạt động của học sinh
Xây dựng giả thuyết
? Tại sao em lại dự đoán Na mạnh hơn sắt? 
?Fe hoạt động hóa học mạnh hơn H cón Cu hđhh yếu hơn H?
? Vì sao Cu hđhh mạnh hơn Ag...
GV: Muốn biết những dự đoán của các em có đúng không ta hãy thiết kế các phương án thực nghiệm để chứng minh cho những dự đoán của mình.

Hãy đề xuất các thí nghiệm so sánh mức 
độ hoạt động hóa học của các kim loại sau:
    1) Fe với Cu            2) Cu với Ag
    3) Fe, Cu với (H)        4) Na với Fe

Biết trong phòng thí nghiệm có các hóa chất sau: 
  - Các dung dịch: FeSO4, AgNO3, CuSO4, HCl,  
  phenolphthalein và nước.
  - Các kim loại:  Đinh sắt, miếng đồng, mẩu natri, khuyên bạc.
(Các dụng cụ cần thiết có đủ)-    GV: liệt kê lên bảng các thí nghiệm
-     GV: cho HS thống nhất ý kiến chọn thí nghiệm theo nhóm của mình.    Na tác dụng với nước, sắt không tác dụng với nước

 Học sinh thảo luận nhóm.
-     Học sinh thảo luận nhóm đề xuất phương án thí nghiệm.
-     HS lựa chọn chọn thí nghiệm, tự chọn hóa chất, dụng cụ thí nghiệm.
Hs có thể đề xuất các thí nghiệm sau:
TN 1: 
Ống 1: Fe tác dụng với dung dịch CuSO4. 
Ống 2: Cu tác dụng với dung dịch FeSO4.

TN2:
Ống 1:  Cho dây Cu vào dung dịch AgNO3.
Ống 2: Cho Ag vào dung dịch CuSO4.

TN3:
Ống 1: Cho lá đồng vào dung dịch HCl. Ống 2:  đinh sắt vào dung dịch HCl.

TN4: 
Cốc 1: Cho  Natri vào cốc nước cất có  vài giọt dung dịch phenolphtalein.
Cốc 2: Cho  đinh sắt vào  nước cất có  vài giọt dd phenolphtalein


Pha 4: Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu
Hoạt động của giáo viên    Hoạt động của học sinh
-     GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm và yêu cầu HS quan sát, ghi lại cách tiến hành và hiện tượng.
-     GV lưu ý HS làm thí nghiệm cẩn thận, an toàn.
-     Trong khi HS làm thí nghiệm thì GV quan sát, bao quát lớp.

Gv cho HS báo cáo kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận
? Dự đoán vì sao toàn bộ Cu sinh ra lại bám vào bên ngoài đinh sắt?
? Ta có thể dùng phản ứng này để làm gì? (mạ kim loại)    - HS làm thí nghiệm, quan sát, ghi lại cách tiến hành và hiện tượng vào bảng nhóm.
*TN1: Ống 1: Có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đó là Cu.
Fe + CuSO4 → FeSO4  + Cu  
Ống 2: Không có hiện tượng gì 
-Kết luận: Đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc, bạc hoạt động hóa học yếu hơn Đồng. Ta xếp đồng đứng trước bạc: Cu, Ag.

*TN2:Ống 1: Có kim loại màu xám bám ngoài  dây Cu, đó là Ag
Cu + AgNO3  → Cu(NO3)3 + Ag
Ống 2: Không có hiện tượng gì 
Kết luận: Fe hoạt động hóa học mạnh hơn H, còn Cu hoạt động hóa học kém H. Ta xếp Fe, H, Cu như sau: Fe, H, Cu.

*TN3:
Ống 1: Có sủi bọt, đó là khí hidro
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 
Ống 2: Không có hiện tượng gì 
Kết luận: Fe hoạt động hóa học mạnh hơn H, còn Cu hoạt động hóa học kém H. Ta xếp Fe, H, Cu như sau: Fe, H, Cu.
*TN4:
Cốc 1: 
Na + 2H2O → 2NaOH + H2
DD NaOH làm phenolphtalein hóa đỏ.
Cốc 2: Không có ht gì
-Kết luận: Ta xếp Natri đứng trước sắt: Na, Fe.


Pha 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức
Hoạt động của giáo viên    Hoạt động của học sinh
-     GV yêu cầu HS trình bày kết quả thí nghiệm kiểm chứng.
-     GV cho các nhóm khác nhận xét.
-     GV chốt kiến thức và rút ra kết luận.

Căn cứ vào các kết luận ở TN 1, 2 , 3, 4 em hãy sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học.
-Giới thiệu: Bằng nhiều TN khác nhau, người ta sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học.

    -     HS trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm mình.
-     HS: ghi nhớ.

*Dãy hoạt động  hóa  học của một số kim loại:
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au.


Hoạt động 2: Tìm hiểu dãy hoạt đông hóa học của kim loại có ý nghĩa như thế nào?Hoạt động của GV    Hoạt động HS

Dựa vào thứ tự dãy hoạt động hóa học của kim loại:
Hãy tìm những từ hoặc cụm từ  chỉ mức độ hoạt động hoặc vị trí của các kim loại để điền vào chỗ trống cho thích hợp: 
1.Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại ………… từ trái qua phải.  
2.Kim loại ……………..……  phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí hiđro.
3. Kim loại……………….. phản ứng với một số dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng …) giải phóng khí H2.
4. Kim loại …………….. (trừ K, Na..) đẩy kim loại…………….. ra khỏi dung dịch muối.
GV chiếu đề bài lên màn hình
- Phát phiếu học tập cho học sinh
Gv chốt=> Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại
Cho HS đọc lại
GV nhấn mạnh thêm, liên hệ thực tiễn
- Những kim loại đứng đầu dãy hđhh mạnh, giảm dần => kim loại hoạt động hóa học trung bình => kim loại hđhh yếu 
- Trong điều chế khí H2 trong PTN thường dùng Al, Zn, Fe vì phản ứng êm dịu, an toàn , kịp thu khí..
- Kim loại Cu, Ag, Au hđhh yếu => dùng để mạ bên ngoài các kim loại khác vừa đẹp lại bền trong môi trường.

Gv chốt, chiếu sơ đồ tư duy
    

II. Dãy hoạt đông hóa học của kim loại có ý nghĩa như thế nào?

HS: Thảo luận thực hiện yêu cầu  trên
1. giảm dần
2. đứng trước Mg
3. đứng trước H
4. đứng trước ..........đứng sau

HS trình bày bài làm của nhóm mình 

* Ý nghĩa: (sgk)

3.HĐ luyện tập 
Bài 1(sgk/54)
?Muốn thực hiện bài tập này ta phải dựa vào đâu?
Đáp án:C
4. Hoạt động ứng dụng 
Bài tập 2: Chọn đáp án đứng trước câu trả lời đúng

1. Kim loại nào tác dụng được với nước ở điều kiện thường ?
A. K                  B. Fe                      C. Mg                  D. Cu
2. Những kim loại nào tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng ?
A.  Cu               B. Fe              C.  Ag                     D. Au
3. Kim loại nào tác dụng được với dung dịch CuCl2?
     A. Na                                   B. Cu
     C. Ag                                   D. Zn                   
Bài tập 3: Cho 10,5gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng, dư, người ta thu được 2,24lit khí (đktc)
a) Viết PTHH
b)Tính % về khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu?
5.HĐ bổ sung Hướng dẫn về nhà: 
- Làm bài tập trang 54 SGK.
- Soạn bài 18

Bài giảng Hóa học 9 Baig 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại
Xem thêm
Giáo án hóa học 9 Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án hóa học 9 Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án hóa học 9 Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án hóa học 9 Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án hóa học 9 Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án hóa học 9 Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống