Giáo án hóa học 9 bài 16: tính chất hóa học của kim loại (t1) mới nhất

Tải xuống 4 2.4 K 13

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án hóa học 9 bài 16: tính chất hóa học của kim loại (t1) mới nhất theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 

Tuần 12:                                              Tiết 24 – Bài 16:                                                                                                                             
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI
    Ngày soạn:     /       /    
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức: Học sinh biết được tính chất hoá học của kim loại nói chung : tác dụng với phi kim, với dung dịch axit, với dung dịch muối và nước.
2. Phẩm chất:
- Trung thực, tự trọng, chí công vô tư.
- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật.
3. Năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề trong môn hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực tính toán.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
1)    Dụng cụ: Khay, chổi rửa ,ống nghiệm,đèn cồn, diêm..
2)    Hoá chất: dd CuSO4, đinh sắt mới, kim loại Na, dd HCl đặc, MnO2 rắn , dây Cu
3)    Thiết bị: Phiếu giao việc cho nhóm học sinh thực hiện 
Nội dung các phiếu học tập:      Phiếu học tập số 1
     Hãy nêu 2 ví dụ về phản ứng của kim loại tác dụng với dd muối mà các em đã biết ở chương I, nêu hiện tượng,viết PTHH và rút ra nhận xét về khả năng hoạt động hoá học của kim loại theo mẫu sau:
Tên thí nghiệm    Hiện tượng    PTHH - Nhận xét
        
        
Phiếu học tập số 2:Thực hiện TN tác dụng của Zn với dd CuSO4
Cách làm    Hiện tượng    Viết PTHH và nhận xét
-Cho 1 dây kẽm vào ống nghiệm đựng dd CuSO4        
2. Học sinh: Đọc nội dung bài ở nhà.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Gv đặt vấn đề: Chúng ta đã biết kim loại chiếm tới 80% trong tổng số các nguyên tố hoá học và có nhiều ứng dụng trong đời sống sản xuất. Để sử dụng kim loại có hiệu quả cần phải hiểu tính chất hoá học của nó. Vậy kim loại có những tính chất hoá học chung nào?
- GV: Chúng ta nghiên cứu bài ’Tính chất hoá học của kim loại’
    - HS dự đoán:
=> Tác dụng với axit, bazơ…..

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS    NỘI DUNG GHI BẢNG
    Hoạt động 1: Tìm hiểu phản ứng của kim loại với phi kim
    Mục tiêu: Giúp HS hình thành kiến thức tính chất kim loại tác dụng với phi kim
    Phương pháp: Đàm thoại, quan sát thí nghiệm, thực hành hóa học, thảo luận nhóm
GV:Dựa vào những kiến thức đã học từ lớp 8 hãy nêu những tính chất hóa học của kim loại  mà em đã biết?  viết phương trình hoá học minh hoạ cho các  tính chất đó.
HS:- Kim loại tác dụng với oxi tạo ra oxit  
      - Tác dụng với axit tạo ra muối và H2  
      -Tác dụng với muối                                                 
GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận cặp đôi 2’ các viết PTHH.
GV: gọi đại diện học sinh lên bảng viết PTHH, lớp nhận xét, bổ sung
GV: kim loại có thể tác dụng với phi kim không ? 
GV: Hướng dẫn nhóm HS làm thí nghiệm
Thí nghiệm: Nung hỗn hợp sắt và lưu huỳnh 
GV: Yêu cầu HS nêu hiện tượng
GV thông báo: Các kim loại khác như đồng, magie, . . . cũng có những phản ứng tương tự.
GV:Vậy em có kết luận gì về tính chất hoá học này của kim loại ?
    I. PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI PHI KIM

1. Tác dụng với Oxi
3Fe (r) +2O2 ( k)   Fe3O4 (r) (FeO.Fe2O3)
(trắng xám)                          (nâu đen)
 Zn (r)  +  H2SO4 (dd) ® ZnSO4  (dd)  +  H2 (k) 
Fe (r)  +  CuSO4 (dd)   ®  Cu (r) + FeSO4 (dd)

2. Tác dụng với phi kim khác
HS: Kim loại tác dụng với các phi kim khác tạo ra muối
Fe  +  S      FeS                            
2Na (r)    +  Cl2 (k)       2NaCl (r)
=> Kết luận : Hầu hêt kim loại tác dụng với oxi tạo ra oxit, tác dụng với nhiều phi kim ở nhiệt độ cao tạo ra muối

Hoạt động 2: Tác dụng của kim loại với axit 
Mục tiêu: Giúp HS nắm được sản phẩm tạo thành khi kim loại tác dụng với axit
Phương pháp: Đàm thoại, trực quan
- GV: Ở chương I các em đã biết 1 số KL tác dụng với dd axit.
- GV gọi 1 số HS nêu lại TN KL + Axit ® hiện tượng, giải thích và viết PTHH?
- HS nêu hiện tượng, viết pthh
- KL + dd Axit ® M + H2 khi nào?
- KL + dd Axit ® M + không H2 khi nào?
(HS trả lời: GV nhận xét và nhắc lại)
    II. Phản ứng của kim loại với dd Axit:

Ví dụ:
Zn + H2SO4    ZnSO4 + H2
Fe  + 2HCl     FeCl2 + H2
Kết luận:KL + DD Axit  muối + H2

Hoạt động 3: Phản ứng của kim loại với dung dịch muối
Mục tiêu: Giúp HS nắm được phản ứng của kim loại với dung dịch muối
Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, thực hành thí nghiệm, thảo luận nhóm
- GV phát phiếu giao việc cho HS; yêu cầu  HS làm 2 TN: Cu + AgNO3 và Zn + CuSO4 

gồm cách tiến hành và quan sát hiện tượng, giải thích hiện tượng, viết pthh.
- HS thực hiện theo nhóm 5 phút.
- GV cho các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét rồi rút ra kết luận.
 (?) Qua 2 TN trên ta thấy Cu và Zn đã như thế nào với Ag? Vậy Cu với Ag và Zn với Cu KL nào hoạt động mạnh hơn?
- HS nêu nhận xét.
- GV: thông tin thêm: 1 số KL như Mg, Al, Fe...PƯ với dd CuSO4, AgNO3 ® Muối + KL mới Mg, Al, Fe hoạt động hơn Cu, Ag.
 (?) Vậy những KL nào có thể pư với các dd Muối?
HS: Nêu kết luận.
    III. Phản ứng của kim loại với dd muối: 
1. Phản ứng của Cu với dung dịch bạc nitrat: 
Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 +2Ag

2. Phản ứng của Zn với dung dịch CuSO4:
TN: Dây kẽm + DD CuSO4 (xanh lam)
 ® Chất rắn màu đỏ bám vào kẽm, dd xanh lam nhạt dần, Zn tan.  ® Đã có PƯ xảy ra.
PTHH: Zn + CuSO4 ® ZnSO4 + Cu
*Nhận xét:
(1) Cu đẩy Ag ra khỏi Muối nên Cu hoạt động hoá học mạnh hơn Ag.
(2) Zn đẩy Cu ra khỏi Muối nên Zn hoạt động hoá học mạnh hơn Cu.
*Kết luận: (SGK)
    
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV cho HS làm bài tập sau:
Bài tập 1: Hoàn thành các PTHH cho dưới đây:
a)      ?   + HCl ® MgCl2 + H2
b)    ?    + AgNO3 ®  Cu(NO)3 + Ag
c)      ?   +    ?   ® ZnO
d)    ?    +   Cl2 ®  MgCl2
Baøi taäp 2 : Viết và hoàn thành các phản ứng biểu diễn chuyển hoá sau:
   a/ Cu   CuSO4   MgSO4  Mg(OH)2
   b/ Zn  ZnCl2   AlCl3   Al
    - HS làm bài tập.
- 1 HS lên bảng trình bày, các HS khác làm vào vở.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG
TÌNH HUỐNG VÀ HƯỚNG DẪN CỦA GV     HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Học baøi theo noäi dung ñaõ ghi baøi , làm bài tập  1 – 6 SGK trang 51.
- Chuẩn bị tiết sau: xem trước bài  “daõy hoaït ñoäng hoaù hoïc cuûa kim loaïi”.
Chuù yù : Ñoïc kó caùc thí nghieäm trong baøi , ruùt ra ñöôïc hieän töôïng phaûn öùng töø ñoù ruùt ra ñöôïc kim loaïi naøo hoaït ñoäng hoaù hoïc hôn kim loaïi naøo .
- Làm bt sau:
* Cho các KL Mg, Fe, Cu, Zn, Ag, Au. KL nào tác dụng với : dd H2SO4, dd FeCl2, dd AgNO3. Viết các pthh ? 
* Hòa tan 3,84 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào 400 ml dd HCl 1,5M. 
a. Chứng tỏ rằng hỗn hợp X tan hết ?
b. Nếu pứ trên thu được 4,256 lít H2(đktc) thì khối lượng mỗi kim loại trong X là bao nhiêu?
    - HS ghi chép những câu hỏi và lời dặn của GV để về nhà tìm hiểu thêm trên sách báo, internet những nội dung cần thiết.

Bài giảng Hóa học 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại

 

Xem thêm
Giáo án hóa học 9 bài 16: tính chất hóa học của kim loại (t1) mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án hóa học 9 bài 16: tính chất hóa học của kim loại (t1) mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án hóa học 9 bài 16: tính chất hóa học của kim loại (t1) mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án hóa học 9 bài 16: tính chất hóa học của kim loại (t1) mới nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống