Giáo án Hóa học 9 bài 19: sắt mới nhất

Tải xuống 3 2.4 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Hóa học 9 bài 19: sắt mới nhất theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tuần 13:                                                  Tuần 14:                                                   Tiết 27 – Bài 19                                                                                                                                                                                                              
SẮT 
( KHHH : Fe             NTK : 56 )
    Ngày soạn:     /       /    
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
- HS biết được tính chất vật lí và tính chất hoá học của sắt. Biết liên hệ tính chất của sắt với một số ứng dụng trong đời sống và sản xuất.
2. Phẩm chất
- Trung thực, tự trọng, chí công vô tư.
- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật.
3. Năng lực.
- Năng lực tính toán hoá học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học
- Năng lực thực hành hoá học
- Năng lực vận dụng, đề xuất kiến thức hoá học vào thực tiễn
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: 
a. Dụng cụ:- Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ, nhíp gắp, cốc thủy tinh, đèn cồn.
b. Hóa chất.- Dung dịch CuSO4, đinh sắt mới, ddHCl, dd AgNO3, nước cất.
2. Học sinh: mỗi nhóm chuẩn bị 2 đinh sắt, xem trước bài sắt
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP     
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Giáo viên đặt vấn đề:  Gv đưa hình ảnh một số sản phẩm  các sản phẩm trên có đặc điểm gì chung ?
( đều tạo nên từ kim loại sắt) Vậy sắt có những tính chất như thế nào lại được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất , tiết học hôm nay ta sẽ tìm hiểu .
    - HS dự đoán.
=> Sắt, nhôm…

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS    NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tính chất vật lý của sắt
Mục tiêu: Giúp HS biết được tính chất vật lý của sắt
Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, gợi mở
- GV yêu cầu HS:
(?)  Hãy suy đoán xem sắt có những t/c vật lí nào từ t/c vật lí của kim loại và những điều em đã biết?
- HS suy nghĩ  phát biểu. 
- GV tổng kết.
    I. Tính chất vật lý:
- Màu trắng xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém hơn Al.
- Có tính dẻo, dễ rèn, có tính nhiễm từ.
- Là kim loại nặng, nóng chảy ở 1539oC.

Hoạt động 2: Tính chất hóa học của sắt
Mục tiêu: Giúp HS biết được tính chất hóa học của sắt
Phương pháp: Đàm thoại, quan sát thí nghiệm, thực hành hóa học, thảo luận nhóm
-GV hỏi:
(?) Hãy cho biết vị trí của Fe trong dãy hoạt động hh của kim loại?
 (?) Từ vị trí của Fe và dựa vào t/c hh của kim loại hãy suy đoán xem Fe có những tính chất hoá học nào?
HS: Nêu dự đoán về TCHH của sắt
-Tác dụng với phi kim 
+ Với oxi :   
+  Với nhiều phi kim khác :
 - Tác dụng với dung dịch axit
 -Tác dụng với dung dịch muối:
(?) Ở lớp 8 ta đã biết Fe + O2  Nêu TN và viết PTHH.
- GV biểu diễn TN: Fe + Cl2. 
- HS Nhận xét hiện tượng xảy ra ? Giải thích ?


- GV gọi 1 HS viết PTPƯ.
- GV thông báo thêm Fe + S, Cl2  FeS, FeCl3...
- Hãy lấy 1 ví dụ về kim loại Fe + dd Axit? Viết PTPƯ.  Fe + dd Axit tạo thành sản phẩm gì?

-GV thông báo: Fe không tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc nguội.

- Dựa vào dãy hoạt động hoá học của kim loại cho biết Fe còn có thể tác dụng được với những muối của kim loại nào?
- Lấy 2 ví dụ minh hoạ?
- Với những tính chất hóa học của Fe ta có thể rút ra kết luận gì?    II. Tính chất hoá học của Sắt:
1. Tác dụng của sắt với phi kim:
a. Tác dụng  với oxi:


- Sắt (Đốt nóng) + Oxi  cháy sang
                              to
PTPƯ: 3Fe + 2O2  Fe3O4 (FeO.Fe2O3).
b. Tác dụng với Clo:
TN: Dây sắt (lò xo) đã nung nóng đỏ + bình đựng khí Cl2 cháy sáng, khói màu nâu đỏ.
                                        to
          PTPƯ: 2Fe + 3Cl2  2FeCl3
* Sắt pư với nhiều phi kim tạo thành ôxit hoặc muối.
2. Tác dụng với dung dịch Axit:
Sắt + DD Axit  Muối sắt (II) + H2.
*Ví dụ:
Fe  + H2SO4            FeSO4 + H2
Fe  + 2HCl            FeCl2  + H2
 

3. Tác dụng với dung dịch Muối:
*Sắt + nhiều dd Muối ® Muối sắt (II) + KL
PTPƯ: 
Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu
Fe + AgNO3 ®  Fe(NO3)2 + Ag
Kết luận: Sắt có đầy đủ những t/c hh của kim loại...
    
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi sau:
1. Chọn phát biểu đúng 
A. Fe là kim loại dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất trong số tất cả các kim loại 
B. Fe là kim loại dẫn nhiệt và dẫn điện đều kém 
C. Fe là kim loại dẫn điện tốt nhưng dẫn nhiệt kém 
D. Fe là kim loại dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhưng kém hơn Cu và Al
2.Thả dây sắt được hơ nóng vào bình đựng khí clo thì sản phẩm tạo ra là:
A. FeCl3 ,                 B. Fe2O3  ,               C. FeO  ,               D.  FeCl2
3. Hoàn thành PTHH dưới đây 
A. Fe +  HCl....               B. Fe + CuCl2 .......
C. Fe +    ?    FeCl3           D. Fe + O2       ........
    - HS trả lời nhanh.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG

TÌNH HUỐNG VÀ HƯỚNG DẪN CỦA GV     HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Làm các bài tập 2,3,4,5 (SGK/60), hướng dẫn bài tập 5.
- Chuẩn bị các bài tập sau:
Bt 1. Tính khối lượng gang có chứa 95 % sắt sản xuất được từ 1,2 tấn quặng Hêmatít(có chứa 85 % Fe2O3) biết rằng hiệu suất pư là 80 %.
Bt 2. Cho m gam bột sắt dư vào 20 ml dd CuSO4 1M pư kết thúc, lọc được dd A và 4,08 gam chất rắn B.     
a.    Tính m ?
b.    Tính nồng độ mol của chất có trong dd A( biết răng thể tích dd A thay đổi không dáng kể so với thể tích dd CuSO4
- Xem trước bài : “HỢP KIM SẮT: GANG -THÉP”: Tìm hiểu về tính chất, ứng dụng của gang, thép và tìm hiểu cách sản xuất gang, thép như thế nào ?
    - HS ghi chép những câu hỏi và lời dặn của GV để về nhà tìm hiểu thêm trên sách báo, internet những nội dung cần thiết.

Bài giảng Hóa học 9 Bài 19: Sắt
Xem thêm
Giáo án Hóa học 9 bài 19: sắt mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Hóa học 9 bài 19: sắt mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Hóa học 9 bài 19: sắt mới nhất (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống