Chuyên đề: Phương trình môn Toán lớp 10 có lời giải chi tiết

Tải xuống 48 1.7 K 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Chuyên đề: Phương trình môn Toán lớp 10 có lời giải chi tiết, tài liệu bao gồm 48 trang giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Toán sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

BÀI 01
KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG TRÌNH
I – KHÁI NIỆM PHƯƠNG TRÌNH
1. Phương trình một ẩn
Phương trình ẩn x là mệnh đề chứa biến có dạng f(x)=g(x)   (1) trong đó f (x ) và g ( x) là những biểu thức của x.
Ta gọi f (x ) là vế trái,  g (x ) là vế phải của phương trình (1).

Nếu có số thực x0 sao cho f(x0)=g(x0) là mệnh đề đúng thì x0 được gọi là một nghiệm của phương trình(1.)
Giải phương trình (1) là tìm tất cả các nghiệm của nó (nghĩa là tìm tập nghiệm).
Nếu phương trình không có nghiệm nào cả thì ta nói phương trình vô nghiệm (hoặc nói tập nghiệm của nó là rỗng).
2. Điều kiện của một phương trình
Khi giải phương trình (1), ta cần lưu ý với điều kiện đối với ẩn số x để f ( x) và g( x) có nghĩa (tức là mọi phép toán đều thực hiện được). Ta cũng nói đó là điều kiện xác định của phương trình (hay gọi tắt là điều kiện của phương trình).
3. Phương trình nhiều ẩn
Ngoài các phương trình một ẩn, ta còn gặp những phương trình có nhiều ẩn số 

Phương trình (2) là phương trình hai ẩn (x và y), còn (3) là phương trình ba ẩn (x y,và z). 
Khi x = 2, y=1thì hai vế của phương trình (2) có giá trị bằng nhau, ta nói cặp (x; y )= ( 2;1) là một nghiệm của phương trình (2.)
Tương tự, bộ ba số (x;y;z) = (-1;1;2) là một nghiệm của phương trình (3).

4. Phương trình chứa tham số
Trong một phương trình (một hoặc nhiều ẩn), ngoài các chữ đóng vai trò ẩn số còn có thể có các chữ khác được xem như những hằng số và được gọi là tham số

II – PHƯƠNG TRÌNH TƯƠNG ĐƯƠNG VÀ  PHƯƠNG TRÌNH HỆ QUẢ
1. Phương trình tương đương
Hai phương trình được gọi là tương đương khi chúng có cùng tập nghiệm.
2. Phép biến đổi tương đương
Định lí
Nếu thực hiện các phép biển đổi sau đây trên một phương trình mà không làm thay đổi điều kiện của nó thì ta được một phương trình mới tương đương
a) Cộng hay trừ hai vế với cùng một số hoặc cùng một biểu thức;
b) Nhân hoặc chia hai vế với cùng một số khác 0 hoặc với cùng một biểu thức luôn có giá trị khác 0.
Chú ý: Chuyển vế và đổi dấu một biểu thức thực chất là thực hiện phép cộng hay trừ hai vế với biểu thức đó.
3. Phương trình hệ quả 

Nếu mọi nghiệm của phương trình f(x)=g(x) đều là nghiệm của phương trình f1(x)=g1(x) thì phương trình f1(x)=g1(x) được gọi là phương trình hệ quả của phương trình f(x)=g(x)

Xem thêm
Chuyên đề: Phương trình môn Toán lớp 10 có lời giải chi tiết (trang 1)
Trang 1
Chuyên đề: Phương trình môn Toán lớp 10 có lời giải chi tiết (trang 2)
Trang 2
Chuyên đề: Phương trình môn Toán lớp 10 có lời giải chi tiết (trang 3)
Trang 3
Chuyên đề: Phương trình môn Toán lớp 10 có lời giải chi tiết (trang 4)
Trang 4
Chuyên đề: Phương trình môn Toán lớp 10 có lời giải chi tiết (trang 5)
Trang 5
Chuyên đề: Phương trình môn Toán lớp 10 có lời giải chi tiết (trang 6)
Trang 6
Chuyên đề: Phương trình môn Toán lớp 10 có lời giải chi tiết (trang 7)
Trang 7
Chuyên đề: Phương trình môn Toán lớp 10 có lời giải chi tiết (trang 8)
Trang 8
Chuyên đề: Phương trình môn Toán lớp 10 có lời giải chi tiết (trang 9)
Trang 9
Chuyên đề: Phương trình môn Toán lớp 10 có lời giải chi tiết (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 48 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống