Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7 bài 1: Thu nhập số liệu thống kê, tần số hay nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
§1. THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ |
I. MỤC TIÊU:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng ngôn ngữ toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Nội dung |
Nhận biết (MĐ1) |
Thông hiểu (MĐ2) |
Vận dụng (MĐ3) |
Vận dụng cao (MĐ4) |
1. Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu.
|
Thu thập các số liệu thống kê, Biết cách lập bảng số liệu thống kê ban đầu cho một cuộc điều tra nhỏ |
|
|
|
2. Dấu hiệu.
|
|
Từ bảng số liệu thống kê ban đầu biết được: - Dấu hiệu điều tra; - Đơn vị điều tra; - Giá trị của dấu hiệu; - Dãy giá trị của dấu hiệu; |
|
|
3. Tần số của mỗi giá trị
|
|
Từ bảng số liệu thống kê ban đầu xác định được tần số của mỗi giá trị. |
|
|
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
* Kiểm tra bài cũ: Không
A. Khởi động:
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) (3’)
(1) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, gợi mở.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Dạy học cả lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, ...
(5) Sản phẩm: Không
Hoạt động của Giáo viên |
Hoạt động của Học sinh |
GV cho Hs quan sát nhanh một bảng thống kê mà GV đã chuẩn bị và sau đó trình bày một số ý ở phần mở đầu. |
HS quan sát, lắng nghe |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 2. Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu (10’)
(1) Mục tiêu: HS được làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, nội dung)
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, gợi mở
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Dạy học cả lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, Sgk
(5) Sản phẩm: HS cơ bản nắm được cấu tạo, nội dung của một bảng số liệu thống kê ban đầu.
Nội dung |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
NL hình thành |
||||||||||||
2. Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu: Ví dụ 1: Sgk/4
Các số liệu được ghi lại trong bảng 1 gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu.
?1
+ Chú ý: Sgk/5
|
GV giới thiệu ví dụ 1: Việc làm trên của người điều tra là thu thập số liệu về vấn đề được quan tâm. Các số liệu trên được ghi lại trong một bảng, gọi là bảng số liệu TKBĐ (bảng 1) GV cho HS làm ?1: GV yêu cầu HS cho biết cách tiến hành điều tra cũng như cấu tạo bảng; GV: Tùy theo yêu cầu của mỗi cuộc điều tra mà các bảng số liệu TKBĐ có thể khác nhau. Ví dụ: Bảng điều tra dân số nước ta tại thời điểm 1/4/1999 phân theo giới tính, phân theo thành thị, nông thôn trong từng địa phương (đơn vị nghìn người) và giới thiệu bảng 2 cho HS |
HS đọc ví dụ 1 và quan sát bảng 1 Sgk;
HS nghe giảng;
HS quan sát bảng 1 để lập bảng số liệu thống kê ban đầu khi điều tra số con trong từng gia đình trong xóm, …
HS quan sát bảng 2 và nghe giảng;
|
Năng lực hợp tác
|
HOẠT ĐỘNG 3. Dấu hiệu (12’)
(1) Mục tiêu: HS biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, gợi mở
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Dạy học cả lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, Sgk
(5) Sản phẩm: HS xác định được dấu hiệu của một bảng điều tra, giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu.
3. Dấu hiệu: a) Dấu hiệu, đơn vị điều tra. ?2 Nội dung điều tra trong bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp. Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu; thường được kí hiệu bằng chữ in hoa: X, Y… Ví dụ: dấu hiệu X ở bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp, còn mỗi lớp là một đơn vị điều tra. ?3 Trong bảng 1 có 20 đơn vị điều tra. b) Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu: * Ứng với mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, số liệu đó gọi là một giá trị của dấu hiệu kí hiệu là x * Số các giá trị của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra, kí hiệu N * Các giá trị ở cột thứ 3 (ví dụ 1) gọi là dãy giá trị của dấu hiệu X
?4 Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả 20 giá trị. |
H: Nội dung điều tra trong bảng 1 là gì? H: Số cây trồng được của mỗi lớp trong bảng 1 gọi là dấu hiệu. Vậy dấu hiệu là gì? GV giới thiệu kí hiệu dấu hiệu; Còn mỗi lớp được gọi là một đơn vị điều tra;
H: trong bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra? Gv: Giới thiệu ứng với mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, số liệu đó gọi là giá trị của dấu hiệu H: Ở bảng 1 có bao nhiêu giá trị? hãy đọc dãy giá trị của dấu hiệu? Có nhận xét gì về số các giá và số đơn vị điều tra? Gv: G.thiệu số các giá trị thường được k.hiệu N H: Các giá trị ở bảng 1 được ghi ở cột thứ mấy? Gv: Giới thiệu cột các giá trị đó là dãy giá trị của dấu hiệu X H: Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả bao nhiêu giá trị? Hãy đọc dãy giá trị của X. |
HS: trả lời;
HS: nghe giảng và trả lời;
HS nghe giảng;
HS trả lời;
HS nghe giảng;
HS trả lời: bằng nhau
HS trả lời: Cột thứ 3 từ trái sang
HS trả lời;
|
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực tự học
|
HOẠT ĐỘNG 4. Tần số của mỗi giá trị (10’)
(1) Mục tiêu: HS biết được thế nào là tần số của giá trị.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Dạy học cả lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, Sgk,
(5) Sản phẩm: HS xác định được tần số của mỗi giá trị
4. Tần số của mỗi giá trị: ?5 Có 4 số khác nhau đó là: 28, 30, 35, 50
?6 Giá trị 30 xuất hiện 8 lần. Giá trị 28 xuất hiện 2 lần. Giá trị 50 xuất hiện 3 lần.
ĐN: Mỗi giá trị có thể xuất hiện một hoặc nhiều lần trong dãy giá trị của dấu hiệu. Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó. x: giá trị của dấu hiệu; n: tần số của giá trị; ?7Có 4 giá trị khác nhau:
Ghi nhớ: Sgk/6 Chú ý: Sgk/7
|
GV cho HS tiếp tục quan sát bảng 1; H: có bao nhiêu số khác nhau trong cột “số cây trồng được”? Nêu cụ thể các số khác nhau đó. H: có bao nhiêu lớp (đơn vị) trồng được 30 cây (hay giá trị 30 xuất hiện bao nhiêu lần trong dãy giá trị của dấu hiệu X)? Hãy trả lời câu hỏi tương tự như vậy đối với các giá trị 28, 50. GV: từ đó hướng dẫn HS đưa ra định nghĩa: Tần số của giá trị; GV giới thiệu: giá trị của dấu hiệu kí hiệu là x; tần số của giá trị thường được kí hiệu là n. GV: trong dãy giá trị của dấu hiệu ở bảng 1 có bao nhiêu giá trị khác nhau? Hãy viết các giá trị đó cùng tần số của chúng. GV giới thiệu phần ghi nhớ (đóng khung) và “Chú ý” trong Sgk. |
HS quan sát và trả lời các câu hỏi của GV;
HS nghe giảng;
HS: trả lời;
HS đọc; |
Năng lực sáng tạo
|
C. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (8’)
(1) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào bài tập
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Dạy học cả lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, Sgk
(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh
Bài 2 sgk/7: Dấu hiệu: Thời gian bạn An đi từ nhà đến trường trong 10 ngày. Dấu hiệu có 10 giá trị. Có 04 giá trị khác nhau . Tần số của 17 phút là 1 Tần số của 18 phút là 3 Tần số của 19 phút là 3 Tần số của 20 phút là 2 Tần số của 21 phút là 1 |
GV: yêu cầu HS làm bài tập số 2 sgk. H: Cho biết dấu hiệu của bảng điều tra? H: Dấu hiệu đó có bao nhiêu giá trị? H: Có bao nhiêu giá trị khác nhau trong dãy các giá trị? H: Viết tần số của các giá trị khác nhau đã tìm? |
Hs: Làm bài tập 2 vào vở.
Hs: Trả lời các câu hỏi |
Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề
|
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2’)
- Cần nắm được cách lập dược 1 bảng số liệu thống kê (đơn giản); các khái niệm: dấu hiệu, đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu, tần số và cách tìm tần số của mỗi giá trị.
- BTVN: 1, 2, 3, 4 tr 8, 9 SGK.
* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP:
GV hướng dẫn HS các bước tìm tần số:
Câu 1: Quan sát dãy và tìm các số khác nhau trong dãy, viết các số đó theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. (MĐ1)
Câu 2: Tìm tần số của từng số bằng cách đánh dấu vào số đó trong dãy rồi đếm và ghi lại.
(có thể kiểm tra xem dãy tần số tìm được có đúng không bằng cách so sánh tổng tần số với số đơn vị điều tra, nếu không bằng nhau thì kết quả tìm được là sai). (MĐ2)
LUYỆN TẬP |
I. MỤC TIÊU:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, giải quyết các bài toán thực tế.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Nội dung |
Nhận biết (MĐ1) |
Thông hiểu (MĐ2) |
Vận dụng (MĐ3) |
Vận dụng cao (MĐ4) |
1. Thu thập số liệu. Bảng số liệu thống kê ban đầu |
Biết lập bảng số liệu thống kê ban đầu. |
|
|
|
2. Dấu hiệu. |
|
Tìm được dấu hiệu của điều tra |
|
|
3. Tần số của mỗi giá trị. |
|
|
Tìm tần số của mỗi giá trị. |
|
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
* Kiểm tra bài cũ: (5')
Hs1: Nêu các khái niệm dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, lấy ví dụ minh hoạ.
(Nêu khái niệm chính xác được 6đ, lấy ví dụ chính xác 4đ).
Hs2: Nêu các khái niệm dãy giá trị của dấu hiệu, tần số lấy ví dụ minh hoạ.
(Nêu khái niệm chính xác được 6đ, lấy ví dụ chính xác 4đ).
A. KHỞI ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) (2’)
(1) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: dạy học cả lớp.
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn,
(5) Sản phẩm: Không
Hoạt động của Giáo viên |
Hoạt động của Học sinh |
GV: Ở tiết học trước các em đã được làm quen với môt số khái niệm về môn khoa học thống kê: Dấu hiệu, tần số, giá trị của dấu hiệu, ... Tiết học hôm nay các em sẽ được luyện tập để khắc sâu hơn kiến thức đã học. |
HS lắng nghe |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 2. Luyện tập (32’)
(1) Mục tiêu: Củng cố lại cho học sinh các kiến thức về dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, đơn vị điều tra, tần số qua các bài tập
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Dạy học cả lớp, hoạt động nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn,
(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
Nội dung |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
NL hình thành |
1. Bài tập 3.Sgk/8 a) Dấu hiệu chung: Thời gian chạy 50 mét của các học sinh lớp 7. b) Số các giá trị của dấu hiệu là 20. Số các giá trị khác nhau là 5. c) Các giá trị khác nhau: 8,3; 8,4; 8,5; 8,7 Tần số tương ứng: 2; 3; 8; 5 2. Bài tập 4.Sgk/9 a) Dấu hiệu: Khối lượng chè trong từng hộp. Có 30 giá trị. b) Có 5 giá trị khác nhau. c) Các giá trị khác nhau: 98; 99; 100; 101; 102. Tần số lần lượt: 3; 4; 16; 4;3 3. Bài tập 2.SBT/3 a) Bạn Hương phải thu thập số liệu thống kê và lập bảng. b) Có 30 bạn tham gia trả lời. c) Dấu hiệu: mầu mà bạn yêu thích nhất. d) Có 9 mầu được nêu ra. e) Đỏ có 6 bạn thích. Xanh da trời có 3 bạn thích. Trắng có 4 bạn thích. Vàng có 5 bạn thích. Tím nhạt có 3 bạn thích. Tím sẫm có 3 bạn thích. Xanh nước biển có 1 bạn thích. Xanh lá cây có 1 bạn thích. Hồng có 4 bạn thích. 4. Bài tập 3.SBT/4 - Bảng còn thiếu tên đơn vị, lượng điện đã tiêu thụ |
GV: Đưa bài tập 3.
GV: Tương tự bảng 5, học sinh tìm bảng 6.
GV: Đưa nội dung bài tập 4. GV: Yêu cầu lớp làm theo nhóm, thu bài của một vài nhóm và sửa bài.
GV: Đưa nội dung bài tập 2
GV: Yêu cầu học sinh theo nhóm.
GV: Thu bài của các nhóm
GV: Đưa nội dung bài tập 3. Lưu ý: Giá trị của dấu hiệu thường là các số. Tuy nhiên trong một vài bài toán có thể là các chữ.Trong quá trình lập bảng số liệu thống kê phải gắn với thực tế.
|
HS: Đọc đề bài và trả lời câu hỏi của bài toán.
HS: Đọc đề bài tập 4.Sgk/9
HS: Cả lớp nhận xét bài làm của các nhóm.
HS: Đọc nội dung bài toán
HS: Cả lớp nhận xét bài làm của các nhóm.
HS: Đọc bài tập 3.SBT/4
HS: 1 học sinh trả lời câu hỏi.
|
Năng lực tự học và tính toán.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, sáng tạo, hoạt động nhóm.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, sáng tạo, hoạt động nhóm.
|
C. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG: Đã thực hiện ở mục B
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG: (5’)
(1) Mục tiêu: Vận dụng thực tế để viết công thức của hàm số.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở, KT động não.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: Sgk
(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
- Làm bài tập sau: Bảng điểm kiểm tra toán học kì II của học sinh lớp 7A được cho ở bảng như sau:
a) Dấu hiệu ở đây là gì? b) Có bao nhiêu giá trị khác nhau của dấu hiệu và viết tần số tương ứng của chúng. |
HS: Nghe giáo viên hướng dẫn và làm bài vào vở.
|
Năng lực giao tiếp, hợp tác |
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (1’)
- Xem lại các bài tập đã làm.
- Chuẩn bị trước bài mới: Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu.
* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP:
Làm bài tập (MĐ2, 3): Bảng điểm kiểm tra toán học kì II của học sinh lớp 7A được cho ở bảng như sau:
8 |
8 |
9 |
10 |
6 |
8 |
6 |
10 |
5 |
7 |
8 |
8 |
4 |
9 |
10 |
8 |
4 |
10 |
9 |
8 |
8 |
9 |
8 |
7 |
8 |
5 |
10 |
8 |