Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7 bài 2: Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu hay nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
§2. BẢNG “TẦN SỐ” CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU |
I. MỤC TIÊU:
- Năng lực chung: Tư học, g.quyết vấn đề, vận dụng, nhận biết, năng lực thẩm mỹ, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Thu thập và xử lí thông tin toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Nội dung |
Nhận biết (MĐ1) |
Thông hiểu (MĐ2) |
Vận dụng (MĐ3) |
Vận dụng cao (MĐ4) |
1. Lập bảng "Tần số". |
Biết cách trình bày các số liệu thống kê bằng bảng tần số. |
|
Vận dụng được bảng số liệu trong các tình huống thực tế. |
|
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
* Kiểm tra bài cũ: (5')
Gv: Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà và việc chuẩn bị bài mới của HS.
Hs lên bảng làm bài tập sau:
18 |
14 |
20 |
27 |
25 |
14 |
19 |
20 |
16 |
18 |
14 |
16 |
Số lượng HS nữ của từng lớp trong một trường THCS được ghi lại trong bảng dưới đây:
Đáp án:
Số tất cả các giá trị của dấu hiệu: 12. ............................................................................ 3đ
Tần số tương ứng của các giá trị trên là: 3, 2,1, 2, 2, 1, 1. ........................................... 2đ
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) (1’)
(1) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Dạy học cả lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn.
(5) Sản phẩm: Không
Hoạt động của Giáo viên |
Hoạt động của Học sinh |
GV cho Hs quan sát nhanh một bảng thống kê mà GV đã chuẩn bị và sau đó trình bày một số ý ở phần mở đầu. |
HS lắng nghe |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 2. Lập bảng "Tần số" – Chú ý (23’)
(1) Mục tiêu: Hiểu được bảng tần số là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, gợi mở
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Dạy học cả lớp, hoạt động nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn
(5) Sản phẩm: Học sinh hiểu được cách lập bảng tần số.
Nội dung |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
NL hình thành |
||||||||||||||||||||||||||||||
1. Lập bảng "Tần số":
?1.
2. Chú ý
|
Cho HS quan sát bảng 7 Sgk. Yêu cầu HS hoạt động nhóm ?1. Hãy vẽ một khung hình chữ nhật gồm hai dòng: Dòng trên ghi lại các giá trị khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần, dòng dưới ghi các tần số tương ứng dưới mỗi giá trị đó. GV bổ sung vào bên phải và bên trái của bảng như bảng bên. GV: Bảng như trên gọi là "Bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu" hay gọi là bảng tần số. Yêu cầu HS trở lại bảng 1 lập bảng tần số. GV hướng dẫn HS chuyển bảng "tần số" dạng ngang thành bảng dọc, chuyển dòng thành cột. Cho HS đọc chú ý b. GV đưa phần đóng khung Sgk/10 lên bảng phụ. |
HS: Lập bảng 7 theo sự hướng dẫn của GV
HS: Kẻ bảng theo chiều dọc theo sự hướng dẫn của GV
HS đọc phần đóng khung Sgk. |
Năng lực hợp tác
Năng lực nhận biết, năng lực thẩm mỹ, năng lực tự học
|
C. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG 3. Luyện tập, vận dụng (15’)
(1) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào bài tập
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, gợi mở
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Dạy học cả lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn
(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh
*Bài 6.Sgk a) Dấu hiệu: Số con của mỗi gia đình. Bảng "tần số":
b) Nhận xét: - Số con trong gia đình nông thôn là từ 0 đến 4. - Số gia đình có hai con chiếm tỉ lệ cao nhất. - Số gia đình có ba con trở lên chỉ chiếm xấp xỉ 23, 3 %. *Bài 7.Sgk a) Dấu hiệu: Tuổi nghề của mỗi công nhân. Số các gt: 25. b) Bảng "tần số":
Nhận xét: -Tuổi nghề thấp nhất là 1 năm. -Tuổi nghề cao nhất là 10 năm - Giá trị có tần số lớn nhất: 4. Khó có thể nói là tuổi nghề của một số đông công nhân chụm vào một khoảng nào. |
GV hướng dẫn HS làm bài tập. - Cho HS làm bài 6 Sgk.
- Liên hệ với thực tế qua bài tập này: Mỗi gia đình cần thực hiện chủ chương về phát triển dân số của nhà nước. Mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con.
- Cho HS làm bài 7 Sgk.
|
HS: Đọc kĩ đề trả lời các câu hỏi theo yêu cầu
HS làm bài 7 Sgk.
|
Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác
Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác |
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (1’)
- Ôn lại bài cũ về cách lập bảng tần số dọc và ngang.
- BTVN 5, 8, 9. Sgk/10, 11.
- Tiết sau luyện tập.
* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP:
Bài 6 (MĐ 1); Bài 7 (MĐ3)
LUYỆN TẬP |
I. MỤC TIÊU:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, vận dụng, nhận biết, năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Thu thập và xử lí thông tin toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Nội dung |
Nhận biết (MĐ1) |
Thông hiểu (MĐ2) |
Vận dụng (MĐ3) |
Vận dụng cao (MĐ4) |
1. Lập bảng "Tần số".
|
Biết cách trình bày số liệu thống kê bằng bảng “tần số”. |
|
Lập bảng “tần số”
|
|
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
* Kiểm tra bài cũ: (5')
Gv: Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà và việc chuẩn bị bài mới của HS.
Hs lên bảng làm bài tập sau:
Số lượng HS nữ của từng lớp trong một trường THCS được ghi lại trong bảng dưới đây.
18 20 17 18 14 25 17 20 16 14 24 16 20 18 16 20 19 28 17 15 |
- Dấu hiệu ở đây là gì ?
- Có bao nhiêu giá trị ?
- Có bao nhiêu giá trị khác nhau ?
- Lập bảng “tần số” và rút ra nhận xét ?
Đáp án:
- Dấu hiệu: số nữ của từng lớp ở một trường THCS. ............................................1đ
- Có 20 giá trị. ............................................1đ
- Có 10 giá trị khác nhau. ............................................1đ
- Bảng “Tần số": ............................................4đ
Giá trị (x) |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
24 |
25 |
28 |
|
Tần số (n) |
2 |
1 |
3 |
3 |
3 |
1 |
4 |
1 |
1 |
1 |
N = 20 |
Nhận xét: Số nữ trong mỗi lớp từ 14 đến 28 HS ............................................1đ
Số nữ trong lớp nhiều nhất là 28 HS, ít nhất là 14 HS ............................................1đ
Số nữ trong lớp tập trung chủ yếu là 20 HS ............................................1đ
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) (1’)
(1) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Dạy học cả lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn.
(5) Sản phẩm: Không
Hoạt động của Giáo viên |
Hoạt động của Học sinh |
GV: Bài học trước các em đã biết cách thiết lập bảng tần số với bảng số liệu điều tra ban đầu, trong tiết học hôm nay chúng ta cùng luyện tập những kiến thức đã học. |
HS lắng nghe |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 2. Luyện tập. (38')
(1) Mục tiêu: Rèn kỹ năng xác định tần số của giá trị của dấu hiệu, lập bảng tần số, xác định dấu hiệu.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp gợi mở
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: dạy học cả lớp, hoạt động nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn.
(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
Nội dung |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
NL hình thành |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Bài tập 8.Sgk/12: a) Dấu hiệu là số điểm đạt được của một xạ thủ. Xạ thủ đó đã bắn 30 phát. b) Bảng "tần số":
Nhận xét: Xạ thủ này có số điểm thấp nhất là 7, số điểm cao nhất là 10, số điểm 8; 9 có tỷ lệ cao.
2. Bài tập 9.Sgk/12:
a) Dấu hiệu là thời gian giải một bài toán của 35 HS. Số các giá trị là 35. b) Bảng "tần số":
Thời gian giải nhanh nhất là 3 phút. Chậm nhất là 10 phút. 3. Bài tập 7.SBT Cho bảng số liệu
|
Gv nêu đề bài. Treo bảng 13 lên bảng. Yêu cầu Hs cho biết dấu hiệu ở đây là gì?
Xạ thủ đó bắn bao nhiêu phát? Số các giá trị khác nhau là bao nhiêu? Gọi một Hs lên bảng lập bảng tần số. Nêu nhận xét sau khi lập bảng?
Gv nêu đề bài. Treo bảng 14 lên bảng. Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi. Dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị là bao nhiêu? Số các giá trị khác nhau là bao nhiêu? Nêu nhận xét sau khi lập bảng?
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
GV: Đưa nội dung bài tập 7 SBT lên bảng phụ. - Dấu hiệu ở đây là gì ? - Có bao nhiêu giá trị ? - Có bao nhiêu giá trị khác nhau ? - Lập bảng “tần số” và rút ra nhận xét ? GV: Thu bài của các nhóm. GV: Qua bài học hôm nay, ta cần nắm được những vấn đề gì? |
Dấu hiệu là số điểm đạt được của một xạ thủ trong một cuộc thi. Xạ thủ đó đã bắn 30 phát . Số các giá trị khác nhau là 4. Một Hs lên bảng lập bảng. Nêu nhận xét: Số điểm thấp nhất là 7. Số điểm cao nhất là 10. Số điểm 8; 9 có tỷ lệ cao.
Dấu hiệu là thời gian giải một bài toán của 35 học sinh. Số các giá trị là 35.
Số các giá trị khác nhau là 8. Nhận xét: Thời gian giải nhanh nhất là 3 phút. Thời gian giải chậm nhất là 10 phút. Số bạn giải từ 7 đến 10 phút chiếm tỷ lệ cao.
HS: Đọc kĩ đề trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
HS: Cả lớp làm bài theo nhóm
HS: Cả lớp nhận xét bài làm của các nhóm. HS: x, n, lập bảng tần số, nhận xét. |
Năng lực nhận biết và vận dụng.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học. Năng lực giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
Năng lực giải quyết vấn đề, thu thập và xử lí thông tin toán học, giao tiếp, hợp tác.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
C. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG: Đã thực hiện ở mục B
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (1’)
- Làm lại các bài toán trên.
- Học bài, hiểu cách lập bảng tần số, nêu nhận xét.
- Làm bài tập: 5; 6.Sbt/4.
- Xem trước bài “Biểu đồ”
* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP:
Làm bài tập (MĐ1, 3)
Bảng điểm kiểm tra toán của học sinh lớp 7A được cho ở bảng như sau:
6 |
8 |
7 |
4 |
7 |
8 |
5 |
6 |
7 |
7 |
8 |
9 |
8 |
6 |
7 |
8 |
8 |
9 |
6 |
8 |
7 |
8 |
9 |
7 |
9 |
8 |
7 |
8 |
9 |
8 |
7 |
8 |