Giáo án Toán học 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ chuẩn nhất

Tải xuống 6 1.3 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ chuẩn nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

BÀI 6. MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ

 I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức: Hiểu được mặt phẳng tọa độ là mặt phẳng chứa hệ trục tọa độ. Hiểu khái niệm tọa độ của một điểm.
  2. Kĩ năng: Biết cách xác định một điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó và biết xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ.
  3. Về phẩm chất: Rèn tính cẩn thận, ý thức tự giác, tích cực

- NL vận dụng, NL vẽ hệ trục tọa độ, NL xác định tọa độ một điểm trên mặt phẳng 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Giáo viên: Thước kẻ, SGK , bảng phụ ghi ví dụ 1, bài tập 24 sgk
  2. Học sinh: Thước kẻ, ôn tập về khái niệm đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Đặt vấn đề (cá nhân)

Nội dung

Sản phẩm

- Mục tiêu: HS biết tọa độ địa lí của một điểm gồm kinh độ và vĩ độ; Kí hiệu về vị trí chỗ ngồi trong rạp xem phim; Xác định vị trí một điểm

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân

- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk

- Sản phẩm: Tọa độ địa lí của mũi Cà Mau; vị trí trong rạp chiếu phim; Vị trí một điểm trên mặt phẳng

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

HS đọc và tìm hiểu ví dụ SGK, trả lời câu hỏi:

 ?: Ở ví dụ 1 tọa độ một địa điểm trên bản đồ được xác định như thế nào?

?: Ở ví dụ thứ 2: Dòng chữ H1 có nghĩa là gì?

?: Vấn đề đặt ra cho bài học hôm nay là gì ?

* GV đánh giá nhận xét câu trả lời của hs

* GV chốt: Trong toán học để xác định vị trí của mỗi điểm trên mặt phẳng người ta dùng một cặp gồm hai số

Ví dụ 1:Tọa độ địa lí của mũi Cà Mau là:

          104040’Đ

80 30’B

Ví dụ 2: sgk

-Trong toán học để xác định vị trí của mỗi điểm trên mặt phẳng người ta dùng một cặp gồm hai số. Làm thế nào để có hai số đó ?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Mặt phẳng toạ độ (cá nhân kết hợp với cặp đôi)

Nội dung

Sản phẩm

Mục tiêu: HS vẽ được hệ trục tọa độ và nêu đặc điểm của hệ trục tọa độ; Nắm được khái niệm MPTĐ.

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi

- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk

- Sản phẩm: Vẽ hệ trục tọa độ Oxy. Các trục Ox và Oy gọi là các trục tọa độ, Ox là trục hoành, Oy là trục tung. O gọi là gốc tọa độ

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV: Vẽ hệ trục tọa độ và giới thiệu đó là hệ trục tọa độ

- HS quan sát hình vẽ, tìm hiểu SGK trả lời các câu hỏi:

+ Hệ trục tọa độ Oxy vẽ như thế nào ? Đặc điểm của hệ trục tọa độ ?

+ Mặt phẳng tọa độ là gì ?

* GV đánh giá nhận xét câu trả lời của HS

* GV chốt: Oxy là hệ trục tọa độ. Các trục Ox và Oy gọi là các trục tọa độ, Ox là trục hoành, Oy là trục tung

O gọi là gốc tọa độ

- Oxy là hệ trục tọa độ. Các trục Ox và Oy gọi là các trục tọa độ, Ox là trục hoành, Oy là trục tung

 

- O gọi là gốc tọa độ

Hoạt động 3: Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ

Nội dung

Sản phẩm

- Mục tiêu: HS biết xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng; Biết biểu diễn một điểm lên mặt phẳng tọa độ

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi

- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk

- Sản phẩm: Biểu diễn được M(x0 ;y0) lên mặt phẳng; Xác định được x0 là hoành độ và y0 là tung độ của điểm M; Tìm được tọa độ của điểm O

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV vẽ điểm P trên mặt phẳng tọa độ, giới thiệu tọa độ của điểm P.

HS quan sát hình vẽ trả lời:

+ Đường thẳng qua P vuông góc với trục hoành,  trục tung tại điểm nào?

+ Tọa độ của một điểm được xác định như thế nào ?

+ Nếu có cặp số  (-1; 2) ta xác định điểm P như thế nào?

+ Làm ?1 SGK

+ Tìm tọa độ của gốc O

* GV đánh giá nhận xét câu trả lời của HS

* GV  chốt kiến thức và giới thiệu trường hợp tổng quát

 (Vẽ P như Hình vẽ trên)

- Cặp số(-1; 2) là toạ độ của điểm P. Kí hiệu là P(-1; 2), -1 là hoành độ, 2 là tung độ của điểm P.

- Trên mặt phẳng tọa độ

+ Mỗi điểm M xác định một cặp số( x0 ;y0). Ngược lại, mỗi cặp số ( x0 ;y0) xác định một điểm M.

+ Cặp số ( x0 ;y0) gọi là tọa độ của điểm M, x0 là hoành độ và y0 là tung độ của điểm M

+ Kí hiệu M ( x0 ;y0) là điểm M có tọa độ (x0 ;y0)

?2 Tọa độ của gốc O là: O (0; 0)

 

C. LUYỆN TẬP

Hoạt động 4: Bài tập (cá nhân)

Nội dung

Sản phẩm

- Mục tiêu: xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng; Biết biểu diễn một điểm lên mặt phẳng tọa độ

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi

- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk

-  Sản phẩm: Viết tọa độ điểm, biểu diễn điểm trên mặt phẳng tọa độ

 

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

1) Làm bài 32sgk

2) Vẽ hệ trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm A(3; -1); B(-4; -2) 

2 HS lên bảng thực hiện

Bài 32sgk

M(-3, 2)   ;     N(2, -3)   

P(0, -2)     ;       Q(-2,0)

BT: Vẽ hệ trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm P(-1, 2)     ;     M(2, -1)    

               N(0, -2)     ;       Q(-2,0)

 

D. VẬN DỤNG

-  Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán nhằm mục đích phát triển năng lực tự học, sáng tạo , tự  học , tự giác, tích cực

Nắm vững k/n và qui định về mặt phẳng toạ độ. Làm bài 33, 34, 35 SGK

 

LUYỆN TẬP

 I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức: Củng cố cách tính giá trị của hàm số, cách đọc, cách viết tọa độ của một điểm, cách xác định điểm trong mặt phẳng tọa độ.
  2. Kĩ năng: Thành thạo vẽ hệ trục toạ độ, xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng toạ độ. Biết tìm toạ độ của một điểm cho trước.
  3. Về phẩm chất: Rèn tính cẩn thận, ý thức tự giác, tích cực

sử dụng ngôn ngữ, đọc, viết tọa độ của điểm và xác định điểm trên mặt phẳng tọa độ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ hình 20sgk
  2. Học sinh: Thước kẻ

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Kiểm tra 15’

Bài 1: (4đ) Cho hàm số y = f(x) = 2x2 – 1. Tính f(1) ; f(-2) ; f ; f(3)

Bài 2: (6đ)

a) - Vẽ hệ trục tọa độ Oxy  

b)  Đánh dấu các điểm A ; 

B(-1; 2) ; C(0 ;  2,5); D(4 ; 0)

 

 

 

Bài 1: Tính đúng mỗi giá trị: 1 điểm

f(1) = 1 ; f(-2) = 7 ; f = - ; f(3) = 17

Bài 2: Câu a: vẽ đúng 2 điểm,

câu b: Xác định đúng mỗi điểm được 1 điểm

 

A. KHỞI ĐỘNG:

HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu  (Cá nhân):

Nội dung

Sản phẩm

  - Mục tiêu: Nhắc lại các kiến thức về mặt phẳng tọa độ mà hs đã biết đồng thời kích thích cho học sinh tìm thêm vấn đề mới là ý nghĩa khi biểu diễn các điểm lên mặt phẳng tọa độ

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân

- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk

- Sản phẩm: Đọc tọa độ một điểm, biểu diễn một điểm lên mặt phẳng tọa độ; gợi mở về ý nghĩa khi biểu diễn các điểm lên mặt phẳng tọa độ.

 

?: Ta có thể đọc được tọa độ của một điểm bất kì nằm trong MPTĐ hay không?

?: Ta có thể biểu diễn một điểm lên MPTĐ hay không?

?: Khi có MPTĐ và điểm biểu diễn lên trên đó thì cho ta biết được những điều gì?

GV: Tiết luyện tập hôm nay sẽ trả lời và củng cố lại cho chúng ta những kiến thức về mặt phẳng tọa độ

- Trả lời (có)

- Trả lời (có)

- HS có thể không trả lời được

     

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

C. LUYỆN TẬP

Hoạt động 2: Cá nhân kết hợp nhóm(Làm bài 35, 34 sgk)

Nội dung

Sản phẩm

- Mục tiêu: HS đọc được tọa độ các điểm; Xác định được hoành độ, tung độ của các điểm trên các trục.

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân

- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk

- Sản phẩm: Viết và đọc được tọa độ các điểm (Bài 35 sgk), Các điểm trên trục tung có hoành độ bằng không, các điểm trên trục hoành có tung độ bằng 0 (Bài 34 sgk)

 

* Yêu cầu: HS làm bài và trả lời:

- Quan sát hình 20: Đọc và viết tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật ABCD và tam giác PQR

- Quan sát hình 19, 20 sgk trả lời: Một điểm bất kì trên trục hoành (trục tung) có tung độ (hoành độ) bằng bao nhiêu ?

* GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS

* GV chốt: Các điểm trên trục tung có hoành độ bằng không, các điểm trên trục hoành có tung độ bằng 0

Bài 35 / 68 sgk

A( 0,5;2) ; B( 2;2); C( 2;0) ; D( 0,5;0)

P( -3;3) ;Q( -1;1) ;R( -3;1)

 

  Bài 34/68 SGK

a) Một điểm bất kỳ trên trục tung có hoành độ bằng 0

b) Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng 0

Hoạt động 3: Làm bài 37, 38 sgk

Nội dung

Sản phẩm

 

- Mục tiêu: HS viết và biểu diễn được các cặp giá trị (x;y) lên mặt phẳng tọa độ; Biết được ý nghĩa khi biểu diễn các điểm lên mặt phẳng tọa độ.

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi

- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk

- Sản phẩm: Viết và biểu diễn các điểm. Từ việc biểu diễn các điểm lên mặt phẳng tọa độ để so sánh chiều cao và tuổi của các đối tượng được biểu diễn.

 

* Yêu cầu:

- Quan sát bảng bài 37sgk: Viết tất cả các cặp giá trị tương ứng (x ; y)

- Vẽ hệ trục tọa độ Oxy, xác định các điểm biểu diến các cặp số ở trên.

- Muốn biết chiều cao của từng bạn ta dựa vào đâu ?

-Muốn biết số tuổi của từng bạn ta dựa vào đâu ?

* GV: Đánh giá nhận xét câu trả lời của HS.

* GV chốt kiến thức: Muốn biết chiều cao của từng bạn ta quan sát trục thẳng đứng, muốn biết tuổi ta quan sát trục nằm ngang.

 

Bài 37 SGK 68.

a)

b)Biểu diễn

 
   

 

 

 

 


Bài 38/68 SGK

Đào là người cao nhất :15dm

Hồng ít tuổi nhất : 11 tuổi

Hồng cao hơn Liên ,

Liên nhiều tuổi hơn Hồng.

D. VẬN DỤNG

-  Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán nhằm mục đích phát triển năng lực tự học, sáng tạo , tự  học , tự giác, tích cực

- Hướng dẫn học ở nhà: Làm bài tập 36sgk, 50, 51 SBT.

- Đọc mục: “có thể em chưa biết”

-Đọc trước bài đồ thị của hàm số.

 

Xem thêm
Giáo án Toán học 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ chuẩn nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Toán học 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ chuẩn nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Toán học 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ chuẩn nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Toán học 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ chuẩn nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Toán học 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ chuẩn nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Toán học 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ chuẩn nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống