Giáo án Toán học 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ hay nhất

Tải xuống 10 2.1 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ mới nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tiết 32

MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là mặt phẳng tọa độ.
  2. Kỹ năng: Biết cách đọc tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ và đánh dấu điểm trên mặt phẳng tọa độ.
  3. Thái độ: Yêu thích môn học và tích cực vận dụng.
  4. Định hướng hình thành phẩm chất, năng lực:

- Phẩm chất: Tự chủ, có trách nhiệm.

- Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, tích cực, giao tiếp, hợp tác, chia sẻ.

II. CHUẨN BỊ

GV: Bảng phụ, thước kẻ, phấn màu.

HS: Thước kẻ, giấy kẻ ô ly, cách đọc tọa độ địa lí.

III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

HĐ của GV

(Chuyển giao nhiệm vụ, quan sát hỗ trợ hs khi cần, kiểm tra kết quả, nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, cách làm...)

HĐ của HS

( Thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả, đánh giá kết quả hoạt động)

Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút)

Mục tiêu: Nhớ lại cách đọc tọa độ đại lí

Hình thức tổ chức: Hđ cá nhân, tự kiểm tra đánh giá.

Sản phẩm: Hoàn thành được yêu cầu cảu giáo viên đề ra.

Nhiệm vụ 1: Đọc tọa độ địa lí của mũi Cà Mau

Xác nhận câu trả lời của học sinh.

GV dẫn dắt vào bài mới.

 

 

HS làm việc cá nhân

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( 27 phút)

 Mục tiêu: Hiểu và biết cách vẽ mặt phẳng tọa độ và biêt cách đọc tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ.

Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, cặp đôi,nhóm, hoạt động chung cả lớp.

Sản phẩm: vẽ được mặt phẳng tọa độ, đọc được tọa đọ của một điểm và cách kí hiệu.

 

Nhiệm vụ 1: yêu cầu hs hoạt động cá nhân yêu cầu sau vào vở.

Vẽ hai trục số ox, oy cắt nhau tại O

Trục ox nằm ngang, trục oy thẳng đứng.

Sau đó hs nhóm đôi tự kiểm tra cho nhau.

Kiểm tra kết quả và xác nhận bài làm đúng và sử sai cho hs nếu có.

Đọc và tìm hiểu nội dung mục 2 và chia sẻ với bạn ( cặp đôi) về thông tin em vừa đọc.

Gv hoạt động cùng cả lớp

-Trục ox, oy gọi là các trục gì?

-mp có hệ trục tọa độ Oxy gọi là gì?

- Hai trục ox, oy cắt nhau chia mặt phẳng tọa độ thành mấy phần.

GV Chốt lại

GV nêu chú ý: các đơn vị độ dài trên hai trục được chọn bằng nhau.

 

 

Nhiệm vụ 2

GV cho hs quan sát hình 17 và nêu: Trong mp tọa độ Oxy cho.....gọi là tung độ của điểm P.

 

Nhiệm vụ 3: Làm ?1

Yêu cầu hs thảo luận nhóm

Gv quan sát giúp đỡ nếu cấn.

Đại diện nhóm trình bày cách làm

Yêu cấu các nhóm nhận xét cho nhau

GV chốt lại cách làm cho hs

GV cho hs quan sát hình 18 và giới thiệu như sgk/67

?2 Viết tọa độ của điểm gốc O

 Hs tự thực hiện yêu cầu vào vở.

 

 

HS tự đọc thông tin.

Từng cặp đôi chía sẻ thông tin vừa tìm hiểu

 

 

 

 

 

 

HS hoạt động cùng gv và ghi vào vở

 

 

 

 

 

 

 

 

HS cả lớp cùng lắng nghe và ghi bài

 

 

HS tháo luận nhóm

 

Đại diện nhóm trình bày

Các nhóm khác nhận xét

1. Đặt vấn đề

2. Mặt phẳng tọa độ.

+ Ox, Oy: là các trục tọa độ

+ Ox: trục hoành

+ Oy: trục tung

+  O:  gốc tọa độ

*chú ý:  SGK

3.Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ

   

điểm P có tọa độ là (1,5; 3)

Kí hiệu:  P(1,5; 3)

Trong đó: 1,5 là hoành độ

của  P

     3 là tung độ của P

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 12 phút)

Mục tiêu: luyện kĩ năng viết tọa độ 1 điểm và đọc tọa độ của một điểm

Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, hoạt động cùng cả lớp.

Sản phẩm: hoàn thành bài 32 sgk/67

32 a: Yêu cầu hs hoạt động cá nhân sau đó đổi vở kiểm tra theo cặp đôi và báo cáo.

Yêu cầu một hs lên bảng

Bài 32b chuyển giao nhiệm vụ tương tự như trên.

GV chốt lại và yêu cầu hs hoàn thiện vào vở.

Hs lên bảng

Dưới lớp làm vào vở kiểm tra theo cặp đôi.

 

 

Hs hoạt động tương tự.

Bài 32 sgk/67

D. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG TÌM TÒI ( 3 phút)

Mục tiêu: Khuyến khích hs tìm tòi phát hiện một số tình huống thực tế có liên quan đến bài học.

Hình thức hoạt động: cá nhân

Sản phẩm: Đưa ra được tình huống nào đó có liên quan đến kiến thức của bài học.

GV giao nhiệm vụ tìm các ví dụ thực tế ở đó có liên quan đến tọa độ của một điểm.

Dặn dò: 33;34;37;38 sgk/67+68

 

 

 

Tiết 33

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

Qua bài này giúp học sinh:

  1. Kiến thức:Củng cố về mặt phẳng tọa độ, chuẩn bị cho bài đồ thị của hàm số
  2. Kỹ năng:Vẽ hệ trục tọa độ, xác định một điểm khi biết tọa độ của nó hoặc ngược lại, liên hệ thực tế va toán học.
  3. Thái độ:Nghiêm túc, cẩn thận.
  4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.

- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ

II. CHUẨN BỊ

  1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT
  2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
  2. Nội dung:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

A. Hoạt động khởi động ( 7phút)

Mục tiêu:Nhớ lại các kiến thức về mặt phẳng tọa độ

Phương pháp:Hoạt động cá nhân, tự kiểm tra đánh giá.

- Yêu cầu một HS lên bảng chữa bài tập 45/sbt

(Gv chiếu hình ảnh lên máy chiếu cho HS trả lời miệng)

 

- 1 HS lên bảng làm bài, các HS khác lắng nghe và tự đối chiếu với bài làm của mình và nhận xét bài làm của bạn.

I. Chữa bài tập:
Bài 45/sbt
a)

b) Nhận xét: Hoành độ của điểm này là tung độ của điểm kia

B.  Hoạt động hình thành kiến thức (10 phút)

Hoạt động 1: Dạng toán 1: Xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ

Mục tiêu: Biết cách xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ

Phương pháp:Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm đôi, kiểm tra đánh giá chéo

- Giới thiệu dạng toán số 1 và yêu cầu HS thảo luận tìm ra phương pháp giải

- Nhận xét và chốt các ý kiến đúng

 

 

 

 

 

 

- Yêu cầu HS áp dụng bài tập 35/sgk

 

- Đưa hình ảnh bài 35 lên máy chiếu và lấy thêm các điểm để HS trả lời nhanh tọa độ các điểm này.

 

- Qua đó chữa bài tập 34/sgk

- HS hoạt động nhóm đôi trong 3 phút và 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận.

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động cá nhân và 1 HS đứng tại chỗ trình bày đáp án

 

 

 

 

 

- HS trả lời miệng

II. Luyện tập
1. Dạng 1: Xác định tọa độ của một điểm thuộc mặt phẳng tọa độ
* Phương pháp:
B1: Từ M kẻ đường thẳng vuông góc với Ox tại hoành độ của M.
B2: Từ M kẻ đường thẳng vuông góc với Oy tại tung độ của M.

* Áp dụng: Bài 35/sgk

Thêm:

Bài 34/sgk:
- Điểm bất kì trên trục Ox thì tung độ bằng 0

- Điểm bất kì trên trục Oy thì hoành độ bằng 0

Hoạt động 2: Dạng toán 2: (20 phút)

Mục tiêu:Biết cách xác định một điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ điểm

Phương pháp:Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm đôi

- Giới thiệu dạng toán số 2 và yêu cầu HS thảo luận tìm ra phương pháp giải

- Nhận xét và chốt các ý kiến đúng

 

 

 

 

 

 

- Yêu cầu HS áp dụng bài tập 36/sgk.

Chọn 3 bảng phụ của các nhóm để treo lên bảng chữa bài

 

 

- Yêu cầu HS áp dụng bài tập 37/sgk

Yêu cầu HS nối các điểm này và nêu nhận xét

Giới thiệu: đường thẳng nối các điểm này gọi là đồ thị hàm số tiết sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu

- HS hoạt động nhóm đôi trong 3 phút và 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận.

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm đôi ra bảng phụ trong 5 phút

 

 

 

 

 

- HS hoạt động cá nhân, 1 HS lên bảng làm bài

2. Dạng 2: Xác định điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ điểm
* Phương pháp:
B1: Từ kẻ đường thẳng vuông góc với Ox (d)
B2: Từ kẻ đường thẳng vuông góc với Oy (d1)

B3: Giao điểm của (d) và (d1) là điểm M cần tìm

* Áp dụng: Bài 36/sgk

ABCD là hình vuông

Bài 37/sgk

 

C. Hoạt động vận dụng ( 5 phút)

Mục tiêu:Vận dụng kiến thức về mặt phẳng tọa độ giải quyết các bài toán có yếu tố thức tế

Phương pháp: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

- Yêu cầu Hs làm bài tập 38/sgk

Câu hỏi thêm: Xác định trên mặt phẳng tọa độ đó bạn Hằng 15 tuổi cao 16dm.

- HS trao đổi nhóm để tìm hướng giải

HS hoạt động cá nhân làm bài tập vào vở

Bài 38/sgk

a) Đào cao nhất, cao 15dm.

b) Hồng ít tuổi nhất, 11 tuổi

c) Hồng cao hơn còn Liên nhiều tuổi hơn

D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (2 phút)

Mục tiêu: Khuyến khích HS tìm tòi và phát hiện ra các tình huống, bài toán mới liên quan đến mặt phẳng tọa độ

Phương pháp: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

- Giao nhiệm vụ: Tìm các ứng dụng của mặt phẳng tọa độ trong thực tế cuộc sống.

- HS lắng nghe và thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ.

Bài tập về nhà:

- Xem lại các dạng toán đã học

- Làm bài tập 38 (sgk), 48; 49; 50; 52 (sbt)

 

Xem thêm
Giáo án Toán học 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ hay nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Toán học 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ hay nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Toán học 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ hay nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Toán học 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ hay nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Toán học 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ hay nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Toán học 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ hay nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Toán học 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ hay nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Toán học 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ hay nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Toán học 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ hay nhất (trang 9)
Trang 9
Giáo án Toán học 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ hay nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống