Giáo án Toán học 7 bài 7: Đồ thị hàm số y=ax (a khác 0) chuẩn nhất

Tải xuống 6 1.1 K 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7 bài 7: Đồ thị hàm số y=ax (a khác 0) chuẩn nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

BÀI 7: ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ y = ax (a0)

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức: Biết được khái niệm đồ thị của hàm số. Biết dạng của đồ thị hàm số y = ax (a)
  2. Kĩ năng: Vẽ được đồ thị hàm sô y = ax (a)
  3. Về phẩm chất: Rèn tính cẩn thận, ý thức tự giác, tích cực

- NL vẽ đồ thị hàm số y = ax (a)

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. 1. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ ghi ?1sgk
  2. Học sinh: Thước kẻ, ôn lại số đường thẳng đi qua hai điểm

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG:

 Hoạt động 1: Mở đầu

Nội dung

Sản phẩm

- Mục tiêu: Kích thích học sinh suy nghĩ khi nối các điểm biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ được hình gì, và được gọi tên là gì.

- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân

- Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK, bảng phụ

- Sản phẩm: Biểu diễn các điểm và nối các điểm này với nhau

?:  Ta có thể biểu diễn các điểm A(-2;3),  B(-1;2), C(0;-1), D(0,5;1) lên mặt phẳng tọa độ được không?

?: Vậy khi nối các điểm trên lại với nhau thì hình tạo thành đó được gọi là gì?

Để tìm câu trả lời ta vào bài học hôm nay

-Trả lời (có)

 

- Chưa trả lời được.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 2: Đồ thị của hàm số là gì ?

Nội dung

Sản phẩm

- Mục tiêu: Biết được khái niệm đồ thị hàm số

- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi

- Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK, bảng phụ

- Sản phẩm: khái niệm đồ thị hàm số; Vẽ được một đồ thị cho bởi các điểm.

 

* Yêu cầu:

+ Làm ?1 sgk?

+ Qua ?1, GV thông báo: Tập hợp các điểm đó gọi là đồ thị hàm số đã cho.

+ Đồ thị của hàm số y = f(x) là gì ?

* GV nhận xét câu trả lời của HS

* GV chốt: Đồ thị của hàm số y = f( x) là tập hợp tất cả các các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng ( x; y) trên mặt phẳng tọa độ.

 

?1 Cho hàm số y = f(x)

a) Viết các cặp giá trị (x ;y)

{(x;y)}={(-2;3), (-1;2), (0;-1),

 (0,5;1), (1,5;-2)}

b)

 

* Đồ thị của hàm số y = f( x) là

tập hợp tất cả các các điểm biểu

diễn các cặp giá trị tương ứng

( x; y) trên mặt phẳng tọa độ.

     

Hoạt động 3: Đồ thị của hàm số y = ax ( a

Nội dung

Sản phẩm

- Mục tiêu: Biết dạng của đồ thị hàm số y = ax (a 0) và biết cách vẽ đồ thị của hàm số dạng này.

- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm

- Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK, bảng phụ

- Sản phẩm: Hs vẽ được đồ thị của hàm số y = ax (a 0) 

 

 * Yêu cầu:

+ Làm ?2

+ Qua ?2, trả lời câu hỏi: Đồ thị hàm số y = 2x có dạng gì ?

* GV đánh giá nhận xét

*  GV chốt: Đồ thị hàm số y = ax

(a) là một đường

 thẳng đi qua gốc tọa độ.

 

 

 

?2  y = 2x.

a) (-2,-4); (-1,-2 ); (0.0);(1,2); (2,4)

b)

 

 

Đồ thị hàm số y = ax

(a) là một đường

 thẳng đi qua gốc tọa độ.

+ Trả lời ?3 , ?4

+ Vì sao chỉ cần xác định 1 điểm thuộc đồ thị là vẽ được đồ thị của hàm số ?

+ Vẽ đồ thị hàm số y = 1,5x

* GV nhận xét bài làm và câu trả lời của HS

*  GV chốt kiến thức: Để vẽ đồ thị của hàm số y = ax (a) ta chỉ cần xác định thêm một điểm khác gốc tọa độ.

 (Lưu ý chọn điểm có toạ độ nguyên, nhỏ)

 

 

 

 

 

 

 

?3 Để vẽ đồ thị hàm số y = ax (a) ta cần biết 1 điểm thuộc đồ thị

?4  y = 0,5 x

Cho x = 2 => y = 1.

ta được điểm A(2,1)

VD:Vẽ đồ thị: y =-1,5x

Cho x = 2 => y = -3.

ta được điểm A(2;-3).

OA là đồ thị

hàm số y=-1,5x.

 

 

 

 

 

 

C. LUYỆN TẬP

Hoạt động 4: Bài tập  (cá nhân) 

Nội dung

Sản phẩm

- Mục tiêu: Biết cách vẽ đồ thị hàm số y = ax (a 0)

- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm

- Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK, bảng phụ

- Sản phẩm: Hs vẽ được đồ thị của hàm số y = ax (a 0) 

 

- Yêu cầu HS làm bài 39 (a,c) sgk

Gọi 2 HS lên bảng thực hiện

GV nhận xét, đánh giá

 

Bài 39/71 sgk: Vẽ đồ thị hàm số

a) y = x

Cho x = 1 => y = 1. ta được

điểm B(1;1).

OB là đồ thị hàm số y= x.

c) y = -2x

Cho x = 1 => y = -2. ta được

điểm A(1;-2).

OA là đồ thị hàm số y = -2x.

D. VẬN DỤNG

-  Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán nhằm mục đích phát triển năng lực tự học, sáng tạo , tự  học , tự giác, tích cực

- Hướng dẫn học ở nhà:-Nắm vững các kết luận và cách vẽ đồ thị y = ax (a)

-Bài tập về nhà: 40, 41, 42, 43. SGK.

- Ôn tập phần học trong HKI, tiết sau ôn tập học kỳ I.

 

LUYỆN TẬP

 I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức: Củng cố cách vẽ đồ thị hàm số y = ax
  2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ đồ thị, kiểm tra điểm thuộc đồ thị, điểm không thuộc đồ thị, biết xác định hệ số a khi biết đồ thị hàm số.
  3. Về phẩm chất: Rèn tính cẩn thận, ý thức tự giác, tích cực

NL sử dụng công cụ vẽ đồ thị hàm số y = ax

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ các hình 25; 26 sgk
  2. Học sinh: Thước kẻ, học kỹ cách vẽ đồ thị hàm số y = ax

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi

Đáp án

- Đồ thị hàm số y = ax  có dạng như thế nào?   

-Vẽ đồ thị hàm số y = 2x

 

- Đồ thị hàm số y = ax  là đường

thẳng đi qua gốc tọa độ (4đ)

-Vẽ đồ thị hàm số y = 2x   (6đ)

Cho x = 1

ta có y = 2.

Ta được điểm A(1 ; 2)

Đường thẳng  OA là đồ thị hàm số y = 2x

 

A. KHỞI ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu

Nội dung

Sản phẩm

- Mục tiêu: Kích thích học sinh suy nghĩ về một số dạng toán của đồ thị hàm số và cách giải

- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm

- Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK, bảng phụ các hình vẽ trong SGK

- Sản phẩm: Các dạng toán về đồ thị của hàm số y = ax (a)

?: Hãy nêu nêu một số dạng toán về đồ thị của hàm số y = ax (a)

?: Một số dạng toán về đồ thị của hàm số y = ax (a) như: Vẽ đồ thị hàm số; Xác định điểm có thuộc đồ thị hay không; Xác định hệ số a; Tính giá trị hàm số bằng đồ thị...Vậy cách giải những dạng toán này như thế nào?

Đó là nội dung của tiết luyện tập

- Có thể trả lời được hoặc không

 

- Chưa trả lời được

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

C. LUYỆN TẬP

Hoạt động 2: (Cá nhân kết hợp với cặp đôi) Làm bài 40, 41 sgk

 

Nội dung

Sản phẩm

- Mục tiêu: HS biết được đồ thị nằm ở góc phần tư thứ mấy nhờ hệ số a; Biết một điểm có thuộc đồ thị hay không. Xác định được hệ số a; Tìm được điểm trên đồ thị thỏa mãn yêu cầu.

- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi, nhóm

- Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK, bảng phụ các hình vẽ trong SGK

- Sản phẩm: Hs giải được các bài toán liên quan đến đồ thị hàm số

* Yêu cầu:

 + Dựa vào đồ thị của bài 39 trả lời câu hỏi: Đồ thị hàm số y = ax nằm ở những góc phần tư nào của mặt phẳng tọa độ nếu :

+ a > 0   ;  

+ a < 0

+ Muốn biết điểm nào thuộc đồ thị hàm số ta làm như thế nào ?

* GV đánh giá câu trả lời và bài làm của học sinh.

* GV chốt về cách muốn biết một điểm thuộc đồ thị hay không làm thế nào.

 

 Bài 40/71SGK

Nếu a > 0 đồ thị nằm ở góc phần tư thứ I và thứ III

Nếu a < 0 đồ thị nằm ở góc phần tư thứ II và thứ IV

Bài 41/72SGK

Thay x =   vào hàm số  y = - 3x ta được

y = - 3 . = 1

Vậy Athuộc đồ thị hàm số

B không thuộc đồ thị hàm số

C(0;0) thuộc đồ thị.

* Yêu cầu: Quan sát hình 26sgk, trả lời câu hỏi:

+ Xác định hệ số a bằng cách nào ?

+ Làm thế nào để xác định được điểm trên đồ thị có hoành độ hoặc tung độ cho trước ?

* GV nhận xét đánh giá câu trả lời của HS

* GV chốt cách giải

 

 

 

 

 

 

1

 

a) Ta có: A(2;1), 

thay x = 2; y = 1 vào

công thức y = ax

b) Trên đồ thị

c) Trên đồ thị

 

 

 

 

* Yêu cầu:

 Thảo luận trả lời câu hỏi

+ Xác định 1 điểm thuộc đồ thị hàm số y = - 0,5 x bằng cách nào ?

+ Từ đồ thị làm thế nào để tìm giá trị của y hay của x khi biết giá trị của đại lượng kia?

+ Tìm giá trị của x khi y dương hoặc âm ta dựa vào đâu ?

* GV nhận xét đánh giá câu trả lời của HS

* GV chốt cách giải

 

* Bài tập 44/73 SGK

* Cho x = 2, ta có y = -1. Ta được điểm A(2 ; -1)

Đường thẳng OA là đồ thị hàm số y = -0,5x

Từ đồ thị ta thấy:

a) f(2) = -1 ; f(-2) = 1  ;  f(4) = -2  ; f(0) = 0

b) y = -1  ;

c) Khi y dương thì x âm  ;  khi y âm thì x dương

D. VẬN DỤNG

-  Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán nhằm mục đích phát triển năng lực tự học, sáng tạo , tự  học , tự giác, tích cực

- Hướng dẫn học ở nhà - Làm bài tập 43; 45; 46 ; 47sgk.

- Đọc bài đọc thêm: đồ thị của hàm số  y =

- Ôn tập theo các câu hỏi ôn tập chương II để tiết sau ôn tập chương

 

 

Xem thêm
Giáo án Toán học 7 bài 7: Đồ thị hàm số y=ax (a khác 0) chuẩn nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Toán học 7 bài 7: Đồ thị hàm số y=ax (a khác 0) chuẩn nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Toán học 7 bài 7: Đồ thị hàm số y=ax (a khác 0) chuẩn nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Toán học 7 bài 7: Đồ thị hàm số y=ax (a khác 0) chuẩn nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Toán học 7 bài 7: Đồ thị hàm số y=ax (a khác 0) chuẩn nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Toán học 7 bài 7: Đồ thị hàm số y=ax (a khác 0) chuẩn nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống