30 Bài tập về Nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết

Tải xuống 13 6.6 K 14

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu 30 Bài tập về Nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết, tài liệu bao gồm 14 trang, tuyển chọn 30 Bài tập về Nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn hóa sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi. Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài giảng Hóa học 12 Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm

30 Bài tập về Nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết

Bài 1: Vị trí của Al (z = 13) trong bảng tuần hoàn là

A. ô 13, chu kỳ 3, nhóm IIIA.

B. ô 13, chu kỳ 3, nhóm IIIB.

C. ô 13, chu kỳ 3, nhóm IA.

D. ô 13, chu kỳ 3, nhóm IB.

Đáp án: A

Al (z = 13): 1s22s22p63s23p1

Al thuộc ô thứ 13 do z = 13, chu kỳ 3 do có 3 lớp electron, nhóm IIIA do có 3 electron lớp ngoài cùng, nguyên tố p.

Bài 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong công nghiệp, kim loại Al được sản xuất từ quặng boxit.

B. Al(OH)3phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch KOH.

C. Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3đặc, nguội.

D. Trong các phản ứng hóa học, kim loại Al chỉ đóng vai trò chất khử.

Đáp án: C

Al bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội.

Bài 3: Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

A. Mg(NO3)2.    B. Ca(NO3)2.

C. KNO3.     D. Cu(NO3)2.

Đáp án: D

2Al + 3Cu(NO3)2 → 3Cu + 2Al(NO3)3

Bài 4: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?

A. Al tác dụng với Fe2O3nung nóng

C. Al tác dụng với CuO nung nóng.

C. Al tác dụng với Fe3O4nung nóng.

D. Al tác dụng với axit H2SO4đặc nóng.

Đáp án: D

Phản ứng của nhôm với oxit kim loại gọi là phản ứng nhiệt nhôm.

Bài 5: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện)

A. 39,87%.     B. 77,31%.

C. 49,87%.     D. 29,87%.

Đáp án:

Theo bài ra khi cho m gam X vào nước Na hết, Al dư. Khi cho m gam X vào NaOH dư, cả hai chất hết.

Gọi số mol Na và Al trong hỗn hợp X lần lượt là x và y mol.

Trường hợp 1:

2Na (x) + 2H2O → 2NaOH (x) + H2 (0,5x mol)

2Al (x) + 2NaOH (x) + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 (1,5x mol)

→ nkhí = 2x.

Trường hợp 2:

2Na (x) + 2H2O (x) → 2NaOH + H2 (0,5x mol)

2Al (y) + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 (1,5y mol)

→ nkhí = 0,5x + 1,5y

Có thể tích các khí đo ở cùng điều kiện, do đó tỉ lệ về thể tích cũng chính là tỉ lệ về số mol

Bài 6: Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) . Giá trị của m là

A. 4,05.    B. 8,10.

C. 2,70.    D. 5,40.

Đáp án: D

Áp dụng định luật bảo toàn electron có:

nAl.3 = nNO.3 → nAl = nNO = 0,2 mol → mAl = 0,2.27 = 5,4 gam.

Bài 7: Có thể dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt 3 chất rắn Mg, Al, Al2O3 đựng trong các lọ riêng biệt?

A. H2SO4loãng.    B. NaOH.

C. HCl đặc.     D. Amoniac.

Đáp án: B

Cho từng chất rắn trong lọ tác dung với NaOH.

- Không có hiện tượng xảy ra → Mg.

- Chất rắn tan dần, có khí thoát ra → Al

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

- Chất rắn tan dần → Al2O3

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Bài 8: Al, Al(OH)3 phản ứng được với cả hai dung dịch nào sau dây?

A. Na2SO4, KOH.     B. NaOH, HCl.

C. KCl, NaNO3.     D. NaCl, H2SO4.

Đáp án: B

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O.

Bài 9: Đặc điểm nào sau đây không phải của nhôm?

A. Ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA.

B. Cấu hình electron [Ne] 3s23p1.

C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện.

D. Mức oxi hóa đặc trưng +3.

Đáp án: A

Cấu hình electron của nhôm [Ne] 3s2 3p1.

→ Al ở ô 13 (z = 13), chu kỳ 3 (3 lớp electron), nhóm IIIA (3 electron lớp ngoài cùng, nguyên tố p).

Bài 10: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch nào sau đây?

A. NaOH loãng.     B. H2SO4đặc, nguội.

C. H2SO4đặc, nóng.     D. H2SO4loãng.

Đáp án: B

Al bị thụ động trong H2SO4 đặc, nguội.

Bài 11: Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Giá trị của m là

A. 0,540 gam.    B. 0,810gam.

C. 1,080 gam.    D. 1,755 gam.

Đáp án: C

Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH có khí thoát ra → Al dư

2Al (0,02) + Fe2O3 (0,01 mol) → 2Fe + Al2O3

2Al (0,02) + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 (0,03 mol)

→ nAl = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol → mAl = 0,04.27 = 1,08 gam.

Bài 12: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là

A. quặng pirit.     B. quặng boxit.

C. quặng manhetit.     D. quặng đôlômit.

Đáp án: B

Bài 13: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.

Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng

A. 5.     B. 4.

C. 7.     D. 6.

Đáp án: A

Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O.

Tổng a + b = 1 + 4 = 5.

Bài 14: Cho 15,6 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với một lượng dư dung dịch KOH. Khi phản ứng kết thúc, thu được 6,72 lít H2 (đktc). Phần trăm theo khối lượng của Al trong hỗn hợp là

A. 34,62%.     B. 65,38%.

C. 51,92%.     D. 48,08%.

Đáp án: A

2Al (0,2) + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2 (0,3 mol)

Al2O3 + 2KOH → 2KAlO2 + H2O

Bài 15: Cho các phát biểu sau:

(a) Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt

(b) Nguyên liệu để sản xuất nhôm là quặng boxit

(c) Phèn chua là muối sunfat kép ngậm nước của nhôm và kali có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.12H2O

(d) Số oxi hóa đặc trưng của nhôm trong hợp chất là +3

(e) Nhôm phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nguội có thể giải phóng khí

Số phát biểu đúng là:

A. 1.    B. 2.

C. 4.    D. 3.

Đáp án: D

(c) sai vì Phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

(e) sai vì Al thụ động trong HNO3 đặc nguội.

Bài 16: Cho 5,4 gam bột nhôm tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí hiđro (đktc). Giá trị của V là

A. 4,48 lít.    B. 0,672 lít.

C. 0,448 lít.    D. 6,72 lít.

Đáp án: B

2Al (0,2) + 2NaOH (0,2 mol) + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Sau phản ứng Al dư, NaOH hết

nkhí = 0,03 mol → V = 0,03.22,4 = 0,672 lít.

Bài 17: Cho 2,19g hỗn hợp gồm Cu, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được dung dịch Y và 0,672 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối trong Y là

A. 6,39 gam.    B. 8,27 gam.

C. 4,05 gam.     D. 7,77 gam.

Đáp án: D

Ta có nNO3- = ne nhường = 3.nNO = 3.0,03 = 0,09 mol

mmuối = mKL + mNO3- = 2,19 + 0,09.62 = 7,77 gam.

Bài 18: Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol N2. Giá trị của m là

A. 48,6 gam.    B. 13,5 gam.

C. 16,2 gam.    D. 21,6 gam.

Đáp án: C

Áp dụng định luật bảo toàn electron có:

3.nAl = 8.nN2O + 10.nN2 → nAl = (8.0,1 + 10.0,1):3 = 0,6 mol

→ mAl = 0,6.27 = 16,2 gam.

Bài 19: Cho phương trình hóa học:

aAl + bH2SO4 → cAl2(SO4)3 + dSO2 + eH2O Tỉ lệ a : b là

A. 1 : 2.    B. 1 : 3.

C. 1 : 1.    D. 2 : 3.

Đáp án: B

2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

a : b = 2 : 6 = 1 : 3.

Bài 20: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 59,4 .     B. 64,8.

C. 32,4.     D. 54,0.

Đáp án: A

Ta có ne cho max = 3.nAl + 3.nFe = 3.0,1 + 3.0,1 = 0,6 mol

ne cho min = 3.nAl + 2.nFe = 3.0,1 + 2.0,1 = 0,5 mol

ne nhận = 0,55.1 = 0,55 mol.

Có ne cho min < ne nhận < ne cho max → Al và Fe tan hết trong dung dịch, dung dịch sau phản ứng có Fe2+, Fe3+ và Al3+, chất rắn sau phản ứng chỉ có Ag.

m = 0,55.108 = 59,4 gam.

Bài 21: Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:

- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc);

- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là

  1. 22,75.    B. 21,40.
  2. 29,40.    D. 29,43.

Đáp án: A

Hỗn hợp sau phản ứng phản ứng với NaOH → sau khi nung nóng hỗn hợp có Al dư. Chất rắn Y gồm Al dư; Fe; Al2O3

Phần 2: Áp dụng định luật bảo toàn electron:

3.nAl dư = 2.nkhí → nAl dư = (0,0375.2):3 = 0,025 mol

Phần 1: Áp dụng định luật bảo toàn electron:

2.nFe + 3.nAl dư = 2.nkhí → nFe = (2.0,1375 – 3.0,025):2 = 0,1 mol

→ Số mol Fe trong Y = 0,1.2 = 0,2 mol

2Al (0,2) + Fe2O3 (0,1) → Al2O3 + 2Fe (0,2 mol)

nAl ban đầu = nAl pư + nAl dư → 0,2 + 0,025.2 = 0,25 mol

m = 0,25.27 + 0,1.160 = 22,75 gam.

Bài 22: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là

A. 12,3.     B. 15,6.

C. 10,5.    D. 11,5.

Đáp án: A

Cho X vào HCl dư chỉ có Al phản ứng:

2Al (0,1) + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (0,15 mol)

Cho X vào HNO3 đặc, nguội chỉ có Cu phản ứng

Cu (0,15) + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 (0,3 mol) + 2H2O

→ m = 0,1.27 + 0,15.64 = 12,3 gam.

Bài 23: Hoà tan a (g) hỗn hợp bột Mg - Al bằng dung dịch HCl thu được 17,92 lít khí H2 (đktc). Cũng lượng hỗn hợp trên hoà tan trong dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít khí H2 ( đktc). Giá trị của a là

A. 3,9.     B. 7,8.

C. 11,7.     D. 15,6.

Đáp án: D

Gọi số mol Mg và Al trong hỗn hợp lần lượt là a và b mol

Cho hỗn hợp vào dung dịch HCl:

Mg (a) + 2HCl → MgCl2 + H2 (a mol)

2Al (b) + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (1,5b mol)

nkhí = 0,8 mol → a + 1,5b = 0,8

Cho lượng hỗn hợp trên vào NaOH chỉ có Al phản ứng

2Al (b) + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 (1,5 mol)

nkhí = 0,6 → 1,5b = 0,6

Giải hệ phương trình có a = 0,2 và b = 0,4

Vậy a = 0,2.24 + 0,4.27 = 15,6 gam.

Bài 24: Hòa tan 21 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 bằng HCl vừa đủ được dung dịch A và 13,44 lít H2 (đktc). Thể tích dung dịch (lít) NaOH 0,5M cần cho vào dung dịch A để thu được 31,2 gam kết tủa là?

A. 2,4.     B. 2,4 hoặc 4 .

C. 4.     D. 1,2 hoặc 2.

Đáp án: B

Gọi số mol Al và Al2O3 lần lượt là a và b mol

→ 27a + 102b = 21

2Al (a) + 6HCl → 2AlCl3 (a) + 3H2 (1,5a mol)

Al2O3 (b) + 6HCl → 2AlCl3 (2b mol) + 3H2O

nkhí = 0,6 mol → 1,5a = 0,6 mol

Giải hệ phương trình được a = 0,4 và b = 0,1 mol.

Dung dịch A có ion Al3+: a + 2b = 0,6 mol

n = 0,4 < nAl3+ = 0,6 nên có hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Al3+ dư, NaOH hết

Al3+ + 3OH- (1,2) → Al(OH)3 ↓ (0,4 mol)

→ VNaOH = 1,2 : 0,5 = 2,4 lít.

Trường hợp 2: Al3+ và NaOH đều hết, kết tủa tan một phần

Al3+ (0,6) + 3OH- (1,8) → Al(OH)3 ↓ (0,6 mol)

Sau phản ứng còn 0,4 mol kết tủa, nên kết tủa tan 0,2 mol

Al(OH)3↓ (0,2) + OH- → AlO2- (0,2 mol) + 2H2O

∑nNaOH = 1,8 + 0,2 = 2 mol

→ VNaOH = 2 : 0,5 = 4 lít.

Bài 25: Trộn 10,8 gam bột nhôm với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hòa tan hết A bằng HCl thu được 10,752 lít H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là

A.80% .     B. 20% .

C. 60% .     D. 40% .

Đáp án:

Ta có: nAl = 0,4 mol; nFe3O4 = 0,15 mol; nkhí = 0,48 mol.

Gọi số mol Fe3O4 phản ứng là x mol

Vì hiệu suất < 100% nên cả Al và Fe3O4 đều chưa phản ứng hết.

⇒ hỗn hợp chất rắn Al dư, Fe3O4 dư , Al2O3 và Fe.

Theo phản ứng :

Hòa tan A bằng HCl có hai phản ứng sinh ra khí là

Fe (3x) + 2HCl → FeCl2 + H2 (x mol)

Có nkhí = 0,48 mol → 3x + 0,6 - 4x = 0,48 ⇒ x = 0,12 mol

Bài 26: Nung hỗn hợp A gồm Al, Fe2O3 được hỗn hợp B (hiệu suất 100%). Hòa tan hết B bằng HCl dư được 2,24 lít khí (đktc), cũng lượng B này nếu cho phản ứng với dung dịch NaOH dư thấy còn 8,8g rắn C. Khối lượng Al và Fe2O3 trong A lần lượt là?

A. 2,7g và 1,12g.     B. 5,4g và 1,12g.

C. 2,7g và 11,2g     D. 5,4g và 11,2g.

Đáp án: C

2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe (1)

Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn B gồm Al2O3, Fe, Al dư hoặc Fe2O3 dư

(Do cho B vào dung dịch NaOH không cho có khí thoát ra hay không nên chưa thể khẳng định được ngay chất dư)

Xét trường hợp 1: Fe2O3 dư; Chất rắn B gồm: Al2O3; Fe; Fe2O3 dư

Cho B vào HCl, chỉ có phản ứng của Fe với HCl sinh ra khí:

Fe (0,1) + 2HCl → FeCl2 + H2 (0,1 mol) (2)

→ nAl pư = nFe = 0,1 mol → mAl = 2,7 gam; nFe2O3 pư = 0,1 : 2 = 0,05 mol

Cho B vào NaOH, chất rắn C gồm Fe2O3 dư và Fe: 0,1 mol

→ m(Fe2O3 dư) = 8,8 – 5,6 = 3,2 mol

mFe2O3 ban đầu = m(Fe2O3 dư) + mFe2O3 phản ứng = 3,2 + 0,05.160 = 11,2 gam.

Xét trường hợp 2: Al dư; chất rắn B gồm Al2O3; Al dư; Fe.

Cho B vào HCl thì có Al và Fe phản ứng với HCl sinh khí

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (3)

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (4)

Cho B vào NaOH, có Al; Al2O3 phản ứng, chất rắn C là Fe

nFe = 0,16 > nkhí ở (3) và (4). Vậy trường hợp này không thỏa mãn.

Vậy A gồm Al 2,7 gam và Fe2O3 11,2 gam.

Bài 27: Hỗn hợp A gồm Na, Al, Cu. Cho 12 gam A vào nước dư thu 2,24 lít khí (đktc), còn nếu cho lượng hỗn hợp A trên vào dung dịch NaOH dư thu 3,92 lít khí (đktc) . Thành phần phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là

A. 59,06%.     B. 22,5%.

C. 67,5 %.     D. 96,25%.

Đáp án: B

Gọi số mol của Na, Al và Cu trong hỗn hợp lần lượt là x, y và z mol

Theo bài ra, cho A vào nước dư → Na phản ứng hết; Al phản ứng một phần.

2Na (x) + 2H2O → 2NaOH (x) + H2 (0,5x mol)

2Al (x) + 2NaOH (x) + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 (1,5x mol)

nkhí = 0,1 mol → 2x = 0,1 → x = 0,05 mol

Cho A vào NaOH dư, cả Na và Al đều phản ứng hết

2Na (0,05) + 2H2O → 2NaOH + H2 (0,025 mol)

2Al (y) + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 (1,5y mol)

nkhí = 0,175 mol → 0,025 + 1,5y = 0,175 → y = 0,1 mol

Bài 28: Một hỗn hợp gồm Na, Al có tỉ lệ số mol là 1 : 2. Cho hỗn hợp này vào nước, sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và chất rắn. Khối lượng chất rắn là giá trị nào sau đây?

A. 5,6 gam.     B. 5,5 gam.

C. 5,4 gam.     D. 10,8 gam.

Đáp án: C

Gọi số mol của Na và Al lần lượt là x và 2x (mol)

2Na (x) + 2H2O → 2NaOH (x) + H2 (0,5x mol)

2Al (x) + 2NaOH (x) + 2H2O → 2NaAlO2 (x) + 3H2 (1,5x mol)

nkhí = 0,4 mol → 0,5x + 1,5x = 0,4 → x = 0,2

Chất rắn không tan là Al dư: nAl dư = 2x – x = x = 0,2 mol.

Vậy m = mAl dư = 27.0,2 = 5,4 gam.

Bài 29: Hoà tan gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm N2O và N2 có tỉ lệ số mol hai khí là 1 : 1. Tổng hệ số cân bằng (là số nguyên, tối giản) của phương trình là.

A. 44.     B. 45.

C. 46.     D. 47.

Đáp án: D

6Al + 22HNO3 → 6Al(NO3)3 + N2 + N2O + 11H2O

Tổng hệ số của phương trình là: 6 + 22 + 6 + 1 + 1 + 11 = 47.

Bài 30: Hoà tan gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được sản phẩm khử duy nhất là NH4NO3. Tổng hệ số cân bằng (là số nguyên, tối giản) của phương trình là

A. 58.     B. 64.

C. 60.     D. 62.

Đáp án: A

8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O

Tổng hệ số của phương trình là: 8 + 30 + 8 + 3 + 9 = 58.

 

 

Xem thêm
30 Bài tập về Nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 1)
Trang 1
30 Bài tập về Nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 2)
Trang 2
30 Bài tập về Nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 3)
Trang 3
30 Bài tập về Nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 4)
Trang 4
30 Bài tập về Nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 5)
Trang 5
30 Bài tập về Nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 6)
Trang 6
30 Bài tập về Nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 7)
Trang 7
30 Bài tập về Nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 8)
Trang 8
30 Bài tập về Nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 9)
Trang 9
30 Bài tập về Nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống