30 Bài tập về Hợp chất của nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết

Tải xuống 12 6.6 K 15

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu 30 Bài tập về Hợp chất của nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết, tài liệu bao gồm 12 trang, tuyển chọn 30 Bài tập về Hợp chất của nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn hóa sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi. Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

30 Bài tập về Hợp chất của nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết

Bài 1: Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ

A. a : b = 1 : 4.     B. a : b < 1 : 4.

C. a : b = 1 : 5.     D. a : b > 1 : 4.

Đáp án: D

AlCl3 (a) + 3NaOH (3a) → Al(OH)3↓ (a mol) + 3NaCl

Al(OH)3 (a) + NaOH (a mol) → NaAlO2 + 2H2O

Nếu số mol NaOH ≥ 4a thì kết tủa tan hết.

Do đó để có kết tủa thì nNaOH < 4a hay b < 4a → a : b > 1 : 4.

Bài 2: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là

A. 1,2.    B. 1,8.

C. 2,4.    D. 2.

Đáp án: D

nAlCl3 = 0,2.1,5 = 0,3 (mol) > nAl(OH)3 = 15,6 : 78 = 0,2 (mol)

Để V có giá trị lớn nhất → xảy ra trường hợp tạo kết tủa cực đại, sau đó kết tủa tan 1 phần còn lại đúng 0,2 mol

→ nAl(OH)3 = 4nAl3+ - nOH-

→ 0,2 = 4. 0,3 – nOH-

→ nOH- = 1 (mol)

→ VNaOH = nNaOH : CM = 1 : 0,5 = 2 (lít).

Bài 3: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch nào sau đây?

A. Na2SO4, KOH.     B. NaOH, HCl.

C. KCl, NaNO3.     D. NaCl, H2SO4.

Đáp án: B

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O.

Bài 4: Cho các hợp chất hay quặng sau: criolit, đất sét, mica, boxit, phèn chua. Có bao nhiêu trường hợp chứa hợp chất của nhôm?

A. 5.    B. 2.

B. 3.    D. 4.

Đáp án: A

Criolit: Na3AlF6; đất sét chứa khoáng Al2O3.2SiO2.2H2O; mica: thành phần có chứa nhôm; boxit chứa Al2O3; phèn chua K2SO4. Al2(SO4)3.24H2O.

Bài 5: Cho các chất sau: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất thể hiện tính chất lưỡng tính là

A. 4.     B. 3.

C. 2.     D. 1.

Đáp án: C

Al2O3 và Al(OH)3 có tính lưỡng tính.

Bài 6: Chất nào sau đây không thể vừa phản ứng với dung dịch NaOH và vừa phản ứng với dung dịch HCl?

A. Al2(SO4)3.    B. Al2O3.

C. Al(OH)3.    D. NaHCO3.

Đáp án: A

Al2(SO4)3 không phản ứng với HCl.

Bài 7: Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3 → X → Y → Al.

Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây?

A. Al2O3và Al(OH)3.     B. Al(OH)3và Al2O3.

C. Al(OH)3và NaAlO2.     D. NaAlO2và Al(OH)3.

Đáp án: B

Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4

2Al(OH)3 -to→ Al2O3 + 3H2O

2Al2O3 -dpnc→ 4Al + 3O2

Bài 8: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.

(b) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.

(c) Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.

(d) Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.

(e) Cho từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.

Số thí nghiệm có kết tủa trắng sau khi phản ứng kết thúc là

A. 3. B. 2.

C. 4. D. 1.

Đáp án: B

Hai trường hợp thu được kết tủa sau phản ứng là

(c) Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.

(e) Cho từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.

Bài 9: Cho 100ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi được chất rắn cân nặng 2,55 gam. Nồng độ của dung dịch NaOH ban đầu là

A. 1,25M.     B. 1,50M.

C. 1,75M.     D. 1,00M.

Đáp án:

Số mol AlCl3 là: 0,1.1 = 0,1 mol; số mol Al2O3 là 2,55 : 102 = 0,025 mol.

AlCl3 (0,1) + 3NaOH (0,3) → Al(OH)3 ↓ (0,1 mol) + 3NaCl

Al(OH)3 ↓ + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

(0,1 – 0,05) → 0,05 mol

2Al(OH)3 (0,05) → Al2O3 (0,025 mol) + 3H2O

∑nNaOH = 0,3 + 0,05 = 0,35 mol → VNaOH = 0,35 : 0,2 = 1,75M.

Bài 10: Cho các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn BaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được 3 chất trên?

A. H2O.     B. HCl.

C. H2SO4.     D. Fe(OH)2.

Đáp án: A

- Hòa tan lần lượt các mẫu vào nước, mẫu chất rắn nào tan là BaO

PTHH: BaO + H2O → Ba(OH)2

- Lấy Ba(OH)2 cho vào 2 chất rắn còn lại, chất nào tan ra là Al2O3 còn lại là MgO

PTHH: Ba(OH)2 + Al2O3 + H2O → Ba(AlO2)2 + 2H2O .

Bài 11: Cho V lít dung dịch NaOH 0,4M tác dụng với dung dịch Al2(SO4)3 có chứa 58,14g chất tan thu được 23,4g kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là

A. 2,65l.     B. 2,24l .

C. 1,12l.     D. 3,2 l.

Đáp án: A

Số mol Al3+ = 0,34 mol.

Số mol Al(OH)3 = 0,3 mol < số mol Al3+ nên có 2 trường hợp xảy ra.

+TH1: Al3+ dư → Chỉ tạo Al(OH)3 nên số mol OH- = 3. 0,3 = 0,9 mol.

→ V(dd NaOH) = 2,25 lít = Vmin

+TH2: Al3+ hết → tạo

Al(OH)3: 0,3 mol và [Al(OH)4]-: 0,34 – 0,3 = 0,04 mol

→ Số mol OH- = 3 . 0,3 + 4 . 0,04 = 1,06 mol

→ V(dd NaOH) = 2,65 lít = Vmax.

Bài 12: Cho 150 cm3 dung dịch NaOH 7M tác dụng với 100cm3 dung dịch Al2(SO4)3 1M. Nồng độ mol của NaOH trong dung dịch sau phản ứng là

A. 0,8M.     B. 1,2M.

C. 1M.     D. 0,75M.

Đáp án: C

Ta có: nNaOH = 7.0,15 = 1,05 mol; nAl2(SO4)3 = 1.0,1 = 0,1 mol

Al2(SO4)3 (0,1) + 6NaOH (0,6) → 2Al(OH)3↓ (0,3 mol) + 3Na2SO4

Vì NaOH dư nên:

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Sau phản ứng có 0,2 mol Na[Al(OH)4] và 0,25 mol NaOH dư.

Nồng độ mol của

Bài 13: Cho từ từ 0,7 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3. Số mol kết tủa thu được là

A. 0,2.    B. 0,15.

C. 0,1.    D. 0,05.

Đáp án: C

Ta có: nOH- = nNaOH = 0,7 mol

nAl3+ = 2.0,1 = 0,2 mol

Al3+ (0,2) + 3OH- (0,6) → Al(OH)3↓ (0,2 mol)

⇒ nOH- dư = 0,7 - 0,6 = 0,1 mol

Al(OH)3 (0,1) + OH- (0,1) → AlO2- + 2H2O

⇒ nAl(OH)3 = 0,2 - 0,1 = 0,1 mol

Bài 14: Trộn 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M với 100 ml dung dịch HCl xM thu được dung dịch Y. Cho 10,96 gam Ba vào dung dịch Y, thu được 14,76 gam kết tủa. Giá trị của x là

A. 0,30.     B. 0,15.

C. 0,10.     D. 0,70.

Đáp án: C

Dung dịch Y gồm Al3+ 0,04 mol; SO42- 0,06 mol; H+ 0,1x mol; Cl- 0,1x mol

Theo bài ra nBa = 0,08 mol

Giả sử cho Ba vào Y chỉ thu được kết tủa là BaSO4 → n = 0,063 > nSO42- = 0,06. Vậy kết tủa là BaSO4 0,06 mol và Al(OH)3

Khối lượng Al(OH)3 = 14,76 – 0,06. 233 = 0,78 → Số mol Al(OH)3 = 0,01 mol

Sau khi cho Ba vào dung dịch Y, dung dịch sau phản ứng chứa các ion:

Ba2+: 0,08 – 0,06 = 0,02 mol;

Cl-: 0,1x mol;

AlO2-: 0,04 – 0,01 = 0,03 mol

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích có: 0,02.2 = 0,1.x + 0,03 → x = 0,1.

Bài 15: Nhỏ vài giọt dung dịch natri cacbonat vào dung dịch nhôm clorua. Hiện tượng thu được là:

A. Xuất hiện kết tủa trắng.

B. Sủi bọt khí.

C. Không hiện tượng.

D. Xuất hiện kết tủa trắng và sủi bọt khí.

Đáp án: D

3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O → 2Al(OH)3↓ + 6NaCl + 3CO2

Bài 16: Hoàn tan hoàn toàn hỗn hợp gồm K2O, Al2O3; và MgO vào nước dư sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch X sau phản ứng thu được kết tủa là

A. BaCO3.    B. Al(OH)3.

C. MgCO3.    D. Mg(OH)2.

Đáp án: B

Bài 17: Chia m gam hỗn hợp Na2O và Al2O3 thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Hoà tan trong nước dư thu được 1,02 gam chất rắn không tan.

- Phần 2: Hoà tan vừa hết trong 140 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của m là

A. 2,26.    B. 2,66.

C. 5,32.    D. 7,00.

Đáp án: C

Gọi số mol của Na2O và Al2O3 trong từng phần là x và y

* Phần 1:

Ta có các phương trình phản ứng:

Na2O (x) + H2O → 2NaOH (2x mol)

2NaOH (2x) + Al2O3 (x mol) → 2NaAlO2 + H2O

Chất rắn không tan là Al2O3

* Phần 2:

nHCl = 0,14.1 = 0,14 mol

Ta có phương trình phản ứng:

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

nHCl = 2x + 6y = 0,14 (2)

Từ (1) và (2) ta có: x = 0,01, y = 0,02

→ m = mNa2O + mAl2O3

Bài 18: Dẫn từ từ 15,68 lít khí NH3 (đktc) vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 18,2.    B. 15,6.

C. 54,6.    D. 7,8.

Đáp án:

3NH3 + 3H2O + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

nNH3 = 15,68:22,4 = 0,7 mol; nAlCl3 = 0,2.1 = 0,2 mol

Xét thấy

0,7:3 > 0,2:1 → AlCl3 hết → nAl(OH)3 = 0,2.78 = 15,6 gam

Bài 19: Loại đá quặng nào sau đây không phải là hợp chất của nhôm?

A. Đá rubi.     B. Đá saphia.

C. Quặng boxit.    D. Quặng đôlômit.

Đáp án: D

Quặng đôlômit MgCO3.CaCO3.

Bài 20: Cho a mol NaAlO2 tác dụng với dung dịch chứa b mol HCl, để sau phản ứng thu được kết tủa thì

Đáp án: A

Ta có phản ứng:

NaAlO2 (a) + HCl (a) + H2O → NaCl + Al(OH)3 (a mol)

Al(OH)3 (a) + 3HCl (3a mol) → AlCl3 + 3H2O

Để sau phản ứng vẫn thu được kết tủa thì ∑nHCl < 4a

Bài 21: Cho các hợp chất: NaOH, Al(OH)3 , KOH, Mg(OH)2. Sắp xếp theo thứ tự tính bazơ giảm dần là

A. Mg(OH)2; Al(OH)3; KOH ; NaOH.

B. Al(OH)3; NaOH ; Mg(OH)2; KOH.

C. KOH ; NaOH ; Mg(OH)2; Al(OH)3.

D. Al(OH)3; Mg(OH)2; NaOH ; KOH.

Đáp án: C

Bài 22: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là

A. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

D. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Đáp án: B

Phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Bài 23: Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch nào dưới đây để thu được kết tủa?

A. CuCl2.     B. KNO3.

C. NaCl.     D. AlCl3.

Đáp án: D

Bài 24: Criolit dùng trong khi điện phân nóng chảy Al2O3 có công thức là

A. NaAlO2.     B. K3AlF6.

C. Na3AlF6.     D. AlF3.

Đáp án: C

Bài 25: Hòa tan hoàn toàn 9,8 gam hỗn hợp X gồm Na và Al2O3 vào nước thu được 1,792 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Y thì thấy khối lượng kết tủa biến thiên theo đồ thị sau:

Giá trị của y là

  1. 0,18.     B. 0,20.
  2. 0,22.     D. 0,81.

Đáp án: C

nH2 = 0,08 mol

Gọi số mol Na và Al2O3 lần lượt là x, y (mol)

2Na (0,16) + 2H2O → 2NaOH (0,16) + H2 (0,8 mol)

⇒ mAl2O3 = mX – mNa = 9,8 – 23.0,16 = 6,12 gam

⇒ nAl2O3 = 0,06 mol

Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O

0,06 → 0,12 dư 0,04 → 0,12 (mol)

Vậy dung dịch X gồm: OH- dư (0,04 mol) và AlO2- (0,12 mol)

Quan sát đồ thị:

Tại nHCl = x mol: OH- dư vừa bị trung hòa hết ⇒ x = nOH- = 0,04 mol

Tại nHCl = 3,5x = 0,14 mol: nH+ = nOH- + nAl(OH)3 ⇒ 0,14 = 0,04 + nAl(OH)3

⇒ a = nAl(OH)3 = 0,1 mol

Tại nHCl = y mol: nHCl = nOH- + nAlO2- + 3(nAlO2- - nAl(OH)3) = nOH- + 4nAlO2- - 3nAl(OH)3

⇒ y = 0,04 + 4.0,12 – 3.0,1 = 0,22 mol

Bài 26: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol Ba(OH)2 và b mol Ba(AlO2)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị bên.

Tỉ lệ a: b là

A. 1: 3.     B. 1: 2.

C. 2: 1.     D. 2: 3.

Đáp án: A

Từ đồ thị ta thấy số mol HCl bắt đầu 0,1 mol mới xuất hiện kết tủa

⇒ 0,1 mol HCl dùng để trung hòa Ba(OH)2

⇒ nOH- = nH+ = 0,1 (mol) ⇒ nBa(OH)2 = 1/2 nOH- = 0,05 (mol) = a

Ta thấy tại giá trị nHCl = 0,3 và 0,7 mol đều thu được lượng kết tủa như nhau Al(OH)3: 0,2 (mol)

⇒ Tại nHCl = 0,7 mol thì lượng kết tủa Al(OH)3 đã đạt cực đại, sau đó bị hòa tan đến khi còn 0, 2 mol

Áp dung công thức ta có:

nH+ = 4nAlO2 – 3nAl(OH)3 + nOH-

⇒ 0, 7 = 4. 2b – 3. 0,2 + 0,1

⇒ b = 0,15 (mol)

Vậy a: b = 0,05: 0,15 = 1: 3.

Bài 27: Có thể sử dụng dung dich nào sau đây để nhận biết ion Al3+ trong dung dịch?

A. NaCl.    B. NaOH.

C. HCl.    D. NaNO3.

Đáp án: B

Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch thí nghiệm, nếu thấy kết tủa keo xuất hiện rồi tan trong NaOH dư thì chứng tỏ trong dung dịch có ion Al3+.

Bài 28:Chất nào sau đây có khả năng làm trong nước đục?

A. nước gia – ven.     B. clorua vôi.

C. phèn chua.     D. nước clo.

Đáp án: C

Phèn chua được dùng đề làm trong nước.

Bài 29: Chất nào sau đây được dùng làm vật liệu mài?

A. tinh thể Al2O3.     B. bột Al2O3.

C. phèn chua.     D. Al(OH)3.

Đáp án: B

Bột Al2O3 được dùng làm vật liệu mài.

Bài 30: Chất nào sau đây không bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao?

A. CuO.     B. FeO.

C. ZnO.     D. Al2O3.

Đáp án: D

CO chỉ khử được oxit của kim loại đứng sau nhôm trong dãy hoạt động hóa học.

 

Xem thêm
30 Bài tập về Hợp chất của nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 1)
Trang 1
30 Bài tập về Hợp chất của nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 2)
Trang 2
30 Bài tập về Hợp chất của nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 3)
Trang 3
30 Bài tập về Hợp chất của nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 4)
Trang 4
30 Bài tập về Hợp chất của nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 5)
Trang 5
30 Bài tập về Hợp chất của nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 6)
Trang 6
30 Bài tập về Hợp chất của nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 7)
Trang 7
30 Bài tập về Hợp chất của nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 8)
Trang 8
30 Bài tập về Hợp chất của nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 9)
Trang 9
30 Bài tập về Hợp chất của nhôm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 12 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống