30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm hóa 12 có lời giải chi tiết

Tải xuống 11 6.4 K 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu 30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm hóa 12 có lời giải chi tiết, tài liệu bao gồm 11 trang, tuyển chọn 30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm hóa 12 có lời giải chi tiết, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn hóa sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi. Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm hóa 12 có lời giải chi tiết

Bài 1: Nhỏ vài giọt dung dịch natri cacbonat vào dung dịch nhôm clorua. Hiện tượng thu được là

A. Xuất hiện kết tủa trắng.

B. Sủi bọt khí.

C. Không hiện tượng.

D. Xuất hiện kết tủa trắng và sủi bọt khí.

Đáp án: D

3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O → 2Al(OH)3↓ + 6NaCl + 3CO2

Hiện tượng xảy ra là xuất hiện kết tủa trắng Al(OH)3 và bọt khí CO2.

Bài 2: Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, CO2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là

A. 5.    B. 2.

C. 3.    D. 4.

Đáp án: D

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O

Bài 3: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. HF.    B. KOH.

C. Al(OH)3.    D. Cu(OH)2.

Đáp án: B

KOH → K+ + OH-

Bài 4: Muối nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa đỏ nâu?

A. Mg(NO3)2.    B. CrCl3.

C. FeCl3.    D. CuSO4.

Đáp án: C

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3(↓ đỏ nâu) + 3NaCl

Bài 5: Cho sơ đồ phản ứng: Na → X → Y → Na. Mỗi mũi tên là một phản ứng trực tiếp. X, Y là cặp chất nào sau đây?

A. Na2O, Na2CO3.    B. NaOH, NaCl.

C. NaCl, NaNO3.     D. Na2CO3, NaHCO3.

Đáp án: B

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

NaOH + HCl → NaCl + H2O

2NaCl -dpnc→ 2Na + Cl2

Bài 6: Chất nào dưới đây không có khả năng tan trong dung dịch NaOH?

A. Al.    B. Cr.

C. Al2O3.    D. Cr(OH)3.

Đáp án: B

Cr không tan trong NaOH, kể cả NaOH đặc, nóng.

Bài 7: Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì chất rắn thu được là

A. NaNO2.    B. NaOH.

C. Na2O.    D. Na.

Đáp án: A

2NaNO3 -to→ 2NaNO2 + O2

Bài 8: Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl dư tạo ra chất khí?

A. Na2CO3.    B. Ca(NO3)2.

C. K2SO4.    D. Ba(OH)2.

Đáp án: A

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

Bài 9: Dẫn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch NaOH 1M thì dung dịch sau phản ứng có chứa

A. Na2CO3và NaHCO3.     B. NaHCO3.

C. Na2CO3.     D. NaOH và Na2CO3.

Đáp án: D

nkhí = 0,1 mol; nNaOH = 0,3 mol

Có 

Vậy NaOH dư, sau phản ứng thu được Na2CO3 và NaOH dư.

Bài 10: Để thu được dung dịch NaOH 16% thì cần thêm bao nhiêu gam H2O vào 200 gam dung dịch NaOH 20% ?

A. 50 gam.    B. 100 gam .

C. 200 gam.     D. 250 gam.

Đáp án: A

Gọi khối lượng nước thêm vào a gam.

Khối lượng NaOH trong 200 gam dung dịch là: 200.20% = 40 gam.

Nồng độ NaOH sau khi thêm nước:

→ a = 50 gam.

Bài 11: Cho 20,7 gam cacbonat của kim loại R hóa trị I tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 22,35 gam muối. Kim loại R là

A. Li.     B. Na.

C. K.     D. Ag.

Đáp án: C

Bài 12: Cho 6,08 gam hỗn hợp gồm hai hiđroxit của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl thì thu được 8,3 gam muối clorua. Công thức của hai hiđroxit là

A. LiOH và NaOH.     B. NaOH và KOH.

C. KOH và RbOH.     D. RbOH và CsOH.

Đáp án: B

Đặt hai kim loại tương ứng với 1 kim loại là R

Có MNa = 23 < MR < Mk = 39.

Vậy hai hiđroxit là NaOH và KOH.

Bài 13: NaHCO3 không tham gia phản ứng khi

A. tác dụng với kiềm.     B. tác dụng với CO2.

C. đun nóng.     D. tác dụng với axit.

Đáp án: B

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

NaHCO3 không tác dụng với CO2.

2NaHCO3 -to→ Na2CO3 + CO2 + H2O

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

Bài 14: Cho sơ đồ phản ứng: NaHCO3 + X → Na2CO3 + H2O. X là hợp chất nào sau dây?

A. KOH.    B. NaOH.

C. K2CO3.     D. HCl.

Đáp án: B

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Bài 15: Cho 0,02 mol Na2CO3 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thể tích khí CO2 thoát ra (ở đktc) là

A. 0,672 lít.     B. 0,224 lít.

C. 0,336 lít.     D. 0,448 lít.

Đáp án: D

Na2CO3 (0,02) + 2HCl → 2NaCl + CO2 (0,02 mol) + H2O

V = 0,02.22,4 = 0,448 lít.

Bài 16: Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là

A. 0,24M.    B. 0,48M.

C. 0,4M.    D. 0,2M.

Đáp án: A

3Cl2 (0,6) + 6KOH -to→ 5KCl (0,5 mol) + KClO3 + 3H2O

Có 0,6 : 3 > 0,5 : 5 vậy Cl2 dư

nKOH = (6.0,5): 5 = 0,6 mol

CM (KOH) = 0,6 : 2,5 = 0,24M.

Bài 17: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là

A. Na.    B. Li.

C. K.    D. Rb.

Đáp án: A

Đặt công thức muối cacbonat là M2CO3 x mol, muối hiđrocacbonat là MHCO3 y mol

M2CO3 (x) + 2HCl → 2MCl + CO2 (x mol) + H2O

MHCO3 (y) + HCl→ MCl + CO2 (y mol) + H2O

Ta có:

Số mol CO2 = x + y = 0,02 mol = nhỗn hợp 2 muối

Mhh muối = 1,9 : 0,02 = 95.

Có MM + 61 < Mhh muối < 2MM + 60

→ 17,5 < MM < 34

→ M là Na (MNa = 23 ) thỏa mãn.

Bài 18: Hoà tan hoàn toàn 6,645 gam hỗn hợp muối clorua của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 (dư), thu được 18,655 gam kết tủa. Hai kim loại kiềm trên là

A. Rb và Cs.     B. Na và K.

C. Li và Na.    D. K và Rb.

Đáp án: C

Đặt hai kim loại kiềm tương ứng với một kim loại là R

Ta có: RCl (0,13) + AgNO3 → AgCl↓ + RNO3 (0,13 mol)

MRCl = 6,645 : 0,13 = 51,12 → MR = 51,12 – 35,5 = 15,62.

Có MLi = 7 < MR < MNa = 23.

Vậy hai kim loại kiềm là Li và Na.

Bài 19: Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

A. 2,44 gam.    B. 2,22 gam.

C. 2,31 gam.    D. 2,58 gam.

Đáp án:

nkhí = 0,015 mol, nNaOH = 0,02 mol, nKOH = 0,02 mol, nOH- = 0,04 mol

Có 

Sau phản ứng chỉ thu được muối trung hòa, kiềm dư.

Bảo toàn C có

Số mol OH- dư = 0,04 – 2.0,015 = 0,01 mol

mx = mion = mNa+ + mK+ + mCO32- + mOH-

→ mX = 0,02.23 + 0,02.39 + 0,015.60 + 0,01.17 = 2,31 gam.

Bài 20: Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là

A. KOH, O2và HCl.    B. KOH, H2và Cl2.

C. K và Cl2.     D. K, H2và Cl2.

Đáp án: B

2KCl + H2O -dpdd→ 2KOH + Cl2 + H2.

Bài 21: Khi cho 100ml dung dịch KOH 1M vào 100ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của HCl trong dung dịch đã dùng là

A. 0,75M.    B. 1M.

C. 0,25M.    D. 0,5M.

Đáp án: D

nKOH = 0,1. 1 = 0,1 mol

PTHH: KOH + HCl → KCl + H2O (1)

  1. Trường hợp 1: Giả sử KOH hết; HCl hết hoặc dư

Theo PTHH: nKCl = nKOH = 0,1 mol

→ mKCl = 0,1.74,5 = 74,5 > 6,525.

Vậy giả sử là sai.

  1. Trường hợp 2: HCl hết, KOH dư

Gọi số mol HCl là x mol

→ nKCl = nHCl = x mol = nKOH pư

→ nKOH dư = 0,1 – x mol

Chất tan trong X gồm KCl: x mol và KOH: 0,1 – x mol.

Ta có 6,525 = 74,5.x + 56.(0,1 – x) → x = 0,05 mol

CM (HCl) = 0,05 : 0,1 = 0,5M

Bài 22: Trong các muối sau, muối nào dễ bị nhiệt phân ?

A. LiCl.     B. NaNO3.

C. KHCO3.     D. KBr.

Đáp án: C

2KHCO3 -to→ K2CO3 + CO2 + H2O

Bài 23: Muối được dùng để chế thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit trong dạ dày là

A. Na2CO3.    B. NaHCO3.

C.  NH4HCO3.     D. NaF.

Đáp án: B

NaHCO3 được dùng để chế thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit trong dạ dày.

Bài 24: Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng

A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.

B.  Có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh.

C. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.

D. Chỉ có sủi bọt khí

Đáp án: B

Ban đầu Na phản ứng với nước trong dung dịch, giải phóng khí H2

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Sau đó NaOH sinh ra phản ứng với CuSO4 thu được kết tủa xanh Cu(OH)2.

2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4.

Bài 25: Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí đktc ở anot và 6,24 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối đem điện phân là

A. RbCl.    B. NaCl.

C. KCl.     D. LiCl.

Đáp án:

2RCl -dpnc→ 2R (0,16) + Cl2 (0,08 mol)

MR = 6,24 : 0,16 = 39. Vậy R là K, muối là KCl.

Bài 26: Cho 24,4 g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 g kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m (g) muối clorua. Vậy m có giá trị là

A. 63,8 g.    B. 22,6 g.

C. 26,6g.    D. 15,0 g.

Đáp án: C

Đặt hai muối Na2CO3 và K2CO3 tương ứng với một muối là R2CO3 (MNa < MR < MK)

R2CO3 (0,2) + BaCl2 (0,2) → BaCO3 ↓ (0,2 mol) + 2RCl

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:

mR2CO3 + mBaCl2 = mBaCO3 + mRCl

→ mRCl = 24,4 + 0,2.208 – 39,4 = 26,6 gam.

Bài 27: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. NaHCO3.     B. NaOH.

C. AlCl3.     D. Na2CO3.

Đáp án: A

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Bài 28: Dung dịch NaOH không tác dụng với muối nào sau đây?

A. NaHCO3.    B. Na2CO3.

C. CuSO4.    D. NaHSO4

Đáp án: B

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Na2CO3 + NaOH: không phản ứng.

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

NaOH + NaHSO4 → Na2SO4 + H2O.

Bài 29: Nhỏ từ từ một vài giọt Na2CO3 vào ống nghiệm có chứa 1ml Ba(OH)2 thu được kết tủa có màu

A. trắng.     B. đen.

C. vàng.     D. nâu đỏ.

Đáp án: A

Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3(↓)

BaCO3(↓) trắng

Bài 30: Cho 0,84 gam NaHCO3 phản ứng với một lượng nước vôi trong dư. Khối lượng kết tủa thu được là

A. 1,58 gam.    B, 0,5 gam.

C. 0,78 gam.     D. 1,00 gam.

Đáp án: B

Ca(OH)2 + 2NaHCO3 (0,01) → K2CO3 + CaCO3↓ (0,005 mol) + 2H2O

m = 0,005.100 = 0,5 gam.

 

Xem thêm
30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 1)
Trang 1
30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 2)
Trang 2
30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 3)
Trang 3
30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 4)
Trang 4
30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 5)
Trang 5
30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 6)
Trang 6
30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 7)
Trang 7
30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 8)
Trang 8
30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 9)
Trang 9
30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống