Giáo án Hóa học 12 Bài 27 nhôm và hợp chất của nhôm mới nhất

Tải xuống 6 7.7 K 16

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Hóa học 12 Bài 27 nhôm và hợp chất của nhôm mới nhất theo mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án  môn Hóa học lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài giảng Hóa học 12 Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm

BÀI 27: NHÔM

I.Mục tiêu:

1 . Kiến thức:

 -Trình bày được vị trí, cấu hình e, số e lớp ngoài cùng của nhôm, tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của nhôm.

 - Nắm được nhôm là kim loại có tính khử mạnh: phản ứng với phi kim, dung dịch axit, nước, dung dịch kiềm, oxit kim loại.

 - HS nắm được nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng pp điện phân, nhôm oxit nóng chảy.

2. Kĩ năng:

 - Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hóa học và nhận biết ion nhôm.

 - Viết các pthh minh họa tính chất hóa học của nhôm.

 - Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm.

 - Tính % khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng.

3. Thái độ:

- Có ý thức bảo quản và sử dụng các đồ vật bằng nhôm

- Yêu thích môn hóa học hơn

- Có hứng thú vào bài học

4. Năng lực:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực hợp tác

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

II.Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1.Phương pháp dạy học:

- phương pháp đàm thoại.

- phương pháp sử dụng phương tiện trực quan

- phương pháp thuyết trình

2.Kĩ thuật dạy học:

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật dạy học dự án

III. Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

- Giáo án bài giảng

2.Học sinh:

- Ôn lại kĩ năng viết các phương trình phản ứng của nhôm với phi kim, oxit, bazơ với các chất

- HS thực hiện nhiêm vụ GV giao về nhà.

IV.Tiến trình dạy học:

Mục tiêu, pp, kĩ  thuật dạy học

Hoạt động của gv

Hoạt động của gv

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí, cấu hình e của nguyên tử nhôm.

-Mục tiêu: nêu được vị trí, cấu hình e của nhôm.

- pp: đàm thoại.

- KT: đặt câu hỏi.

- Gv: dùng BTH yêu cầu hs xác định vị trí của nhôm.

- gv gọi 1 hs lên bảng viết cấu hình e của nhôm.

-Gv: từ cấu hình e của Al, em hãy cho biết Al có bao nhiêu e hóa trị và có thể có số oxh là bn?

-Hs: Al ở ô số 13, thuộc nhóm IIIA, chu kì 3.

 

-CHe: 1s22s22p63s23p1

 

-Al có 3e hóa trị và có thể có số oxh là +3 trong hợp chất.

HĐ 2: Tìm hiểu về tính chất vật lý của Al

-mục tiêu: kể tên được tính chất vật lý của nhôm

-pp: pp trực quan

-KT: kt đặt câu hỏi

Các em quan sát các dụng cụ được làm bằng nhôm hàng ngày và kể tên cho cô các tính chất vật lý của nhôm.

-nhôm là kim loại màu trắng bạc, khá mềm, dễ kéo sợi, dễ dát mỏng.

-nhôm có khả năng dẫn diện và dẫn nhiệt tốt

HĐ 3: Tìm hiểu về tính chất hóa học của nhôm tác dụng với phi kim và axit

- mục tiêu:  nêu được tính chất hóa học của nhôm tác dụng với PK và axit.

-PP: sử dụng tn theo pp kiểm chứng.

- KT: đặt câu hỏi

-GV: từ CHe của nhôm,e hãy dự đoán tính chất của nhôm.

 

 

 

 

 

- Từ kiến thức đã học ở lớp 9, một bạn sẽ lên viết  ptpư của Al tác dụng với clo và oxi.

- Gv mời 1 hs khác nhận xét ptpư.

- Gv: vì sao các dụng cụ bằng nhôm thường bền trong không khí ở nhiệt độ thường?

- Sắt và nhôm đều là các kim loại và sắt có khả năng tác dụng với dd axit, vậy nhôm có tính chất như vậy không? Chúng ta cùng làm một số thí nghiệm kiểm chứng:

TN1: Al + H2SO4

TN2:Al + HNO3 loãng

TN3: Al+ H2SO4 đặc

TN4: Al + HNO3 đặc nguội.

-Gv: làm lần lượt các tn và yêu cầu HS quan sát, nhận xét các hiện tượng.

-Gv mời 1 hs lên bảng viết ptpu.

-GV nhận xét ptpu và kết luận lại cho hs: Al khử N+5 hoặc S+6 xuống số oxh thấp hơn và nhôm bị thụ động bởi các dd HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội vì vậy được dùng để đựng các thùng nhôm trong quá trình vận chuyển.

-Hs: Al có tính khử mạnh, chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ, nên dễ bị oxi hóa thành ion dương:

Al  Al3+ +3e

 

-Hs:

2Al+3Cl22AlCl3

 

4Al +3O22Al2O3

 

 

 

 

-HS: do có lớp màng oxit nhôm Al3O3 bảo vệ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Hs quan sát và nhận xét các hiện tượng.

 

-Hs: viết các ptpu

 

HĐ4: Tìm hiểu về phản ứng Al tác dụng với oxi kim loại

- Mục tiêu: Biết được nhôm tác dụng được với những oxit KL nào. Viết được PTHH. Liệt kê được ứng dụng của phản ứng nhiệt nhôm

-PPDH: sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu

- KTDH: đặt câu hỏi

-GV:  Như chúng ta đã biết Al có thể PƯ với PK, axit, muối, vậy Al có thể phản ứng với oxit KL không?

- GV: Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta sẽ quan sát thí nghiệm của Al tác dụng với Fe2O3 trên slide.

- GV yêu cầu HS quan sát TN và đưa ra nhận xét

 

- GV: Yêu cầu HS lên bảng viết PTHH

- GV: Có phải Al đều khử được các oxit KL không?

 

 

 

- GV: GV yêu cầu HS quan sát TN của Al tác dụng với MgO trên slide và rút ra nhận xét

- GV kết luận: Các oxit kim loại từ sau Al thì oxit của chúng mới bị khử bởi Oxit nhôm. Đây được gọi là phản ứng nhiệt nhôm

- GV: Có ai biết dựa PƯ nhiệt nhôm được ứng dụng gì trong đời sống không?

- GV: Giải thích ứng dụng của PƯ nhiệt nhôm trong đời sống qua hình ảnh trên slide

- HS trả lời: có hoặc không

 

 

 

 

- HS quan sát thí nghiệm

Và nhận xét: Fe bị nóng chảy, có khói trắng bốc lên, sản phầm phân thành 2 lớp à Al tác dụng được với Fe2O3

 

- HS viết

 

- HS: + Có vì Al khử được Fe2O3

+ Không, vì Al chỉ khử được các KL yếu hơn

- HS đề xuất làm TN

- HS: Al không khử được MgO. Như vậy Al chỉ khử được các oxi của KL đứng sau Al

-HS: dùng để hàn đường ray tàu hỏa.

HĐ 5: Tìm hiểu phản ứng của Al tác dụng với nước.

- Mục tiêu: Biết được điều kiện để nhôm phản ứng với nước, viết được PTHH

- PPDH: thuyết trình, đàm thoại

-KT: đặt câu hỏi

- GV: Các em thấy người ta để thanh nhôm ngâm trong nước có hiện tượng gì không? Vì sao?

- GV: đúng vậy, ở điều kiện thường, Al không tác dụng với nước vì trên bề mặt của nhôm được phủ kín một lớp Al2O3 rất mỏng, bền và mịn, không cho nước và khí thấm qua.

- GV: có cách nào cho Al phản ứng được với nước không?

- GV: người ta loại bỏ lớp oxit  trên bề mặt nhôm bằng việc cho nhôm đi qua hỗn hống của Al – Hg. Như vậy Al sẽ tác dụng với nước. Em hãy viết PTHH

-HS: Không có hiện tượng gì. Vì Al không phản ứng với nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Khi chúng ta loại bỏ được lớp Al2O3 bám trên bề mặt

 

- HS:

2Al +  6H2 2Al(OH)3 + 3H2

HĐ 6: Tìm hiểu về phản ứng của Al tác dụng với dung dịch kiềm.

-  Mục tiêu: Giải thích được quá trình nhôm tác dụng với dung dịch kiềm

- PP: thuyết trình

- KT: đặt câu hỏi

 

- GV: ở lớp 9 chúng ta đã biết được rằng Al có thể tác dụng được với dung dịch kiềm, nhưng chưa hiểu thật sự sâu sắc. Bạn nào có thể giải thích quá trình Al lại tác dụng được với dd NaOH không?

 

-GV yêu cầu Hs viết PTHH

- GV: Như vậy Al có thể tan trong dd kiềm và giải phóng khí hidro

- HS:

+ Nếu Al vẫn còn lớp oxit thì

Al2O3 sẽ tác dụng với dd kiềm tạo ra muối tan

+ Nếu Al đã bị mất lớp oxit thì Al sẽ tác dụng với H2O để tạo thành nhôm hidroxit, sau đó nhôm hidroxit phản ứng với NaOH tạo thành muối tan.

- HS viết.

HĐ 7:Tìm hiểu về ứng dụng, trạng thái tự nhiên của Al.Và quá trình sản xuất nhôm.

- Mục tiêu: Trình bày đươc ứng dụng của nhôm và hợp kim của nhôm, trạng thái tự nhiên và quá trình sản xuất nhôm trong công nghiệp.

-PPDH: đàm thoại, thuyết trình, sự dụng phương tiện trực quan theo phương pháp minh họa

-KT dạy học dự án

-GV: hôm trước cô đã phân công lớp thành 3 nhóm, nhóm 1 tìm hiểu về ứng dụng của nhôm và hợp kim của nhôm,  nhóm 2 tìm hiểu về trạng thái tự nhiên của Al, nhóm 3 tìm hiểu về quá trình sản xuất nhôm trông công nghiệp

- Gv: Yêu cầu các nhóm lên trình bay sản phẩm của mình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: các nhóm lên trình bày sản phẩm tìm hiểu được thông qua hình ảnh, video.

 

Xem thêm
Giáo án Hóa học 12 Bài 27 nhôm và hợp chất của nhôm mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Hóa học 12 Bài 27 nhôm và hợp chất của nhôm mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Hóa học 12 Bài 27 nhôm và hợp chất của nhôm mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Hóa học 12 Bài 27 nhôm và hợp chất của nhôm mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Hóa học 12 Bài 27 nhôm và hợp chất của nhôm mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Hóa học 12 Bài 27 nhôm và hợp chất của nhôm mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống