30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm thổ hóa 12 có lời giải chi tiết

Tải xuống 10 6.8 K 17

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu 30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm thổ hóa 12 có lời giải chi tiết, tài liệu bao gồm 10 trang, tuyển chọn 30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm thổ hóa 12 có lời giải chi tiết, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn hóa sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi. Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm thổ hóa 12 có lời giải chi tiết

Bài 1: Chất nào sau đây là clorua vôi?

A. Ca(OH)2.        B. CaSO4.

C. CaCO3.      D. CaOCl2.

Đáp án: D

Clorua vôi: CaOCl2.

Bài 2: Sự tạo thành thạch nhũ trong hang động là do phản ứng nào sau đây?

A. Ca(HCO3)2→ CaCO3+ CO2 + H2O.

B. CaCl2+ Na2CO3→ CaCO3 + 2NaCl.

C. CaCO3+ CO2+ H2O →→ Ca(HCO3)2.

D. CaCO3-to→ CaO + CO2.

Đáp án: A

Sự tạo thành thạch nhũ trong hang động là do phản ứng:

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.

Bài 3: Phản ứng nào sau đây giải thích sự xâm thực của nước mưa (có chứa CO2) với đá vôi?

A. Ca(HCO3)2→ CaCO3+ CO2 + H2O.

B. CaCl2+ Na2CO3→ CaCO3 + 2NaCl.

C. CaCO3+ CO2+ H2O → Ca(HCO3)2.

D. CaCO3-to→ CaO + CO2.

Đáp án: C

Phản ứng giải thích sự xâm thực của nước mưa (có chứa CO2) với đá vôi là:

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.

Bài 4: Dung dịch Ca(OH)2 phản ứng với dãy chất nào sau đây?

A. BaCl2, Na2CO3, Al.

B. CO2, Na2CO3, Ca(HCO3)2.

C. NaCl , Na2CO3, Ca(HCO3)2.

D. NaHCO3,NH4NO3, MgCO3.

Đáp án: B

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + 2NaOH.

Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3 ↓ + 2H2O

Bài 5: Công dụng nào sau đây không phải của CaCO3?

A. Làm vôi quét tường.

B. Làm vật liệu xây dựng.

C. Sản xuất xi măng.

D. Sản xuất bột nhẹ để pha sơn.

Đáp án: A

Chất làm vôi quét tường là Ca(OH)2.

Bài 6: Phản ứng phân hủy đá vôi là phản ứng thu nhiệt theo phương trình:

CaCO3 (r) ? CaO(r) + CO2 (k)

Yếu tố nào sau đây làm giảm hiệu suất phản ứng phân hủy đá vôi?

A. Tăng to.     B. Giảm nồng độ CO2.

C. Nghiền nhỏ CaCO3.     D. Tăng áp suất.

Đáp án: D

Tăng áp suất cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm số mol khí, làm giảm hiệu suất phân hủy đá vôi.

Bài 7: Để làm mềm nước cứng tạm thời có thể dùng cách nào sau đây?

A. Đun sôi.

B. Cho dung dịch Ca(OH)2vừa đủ.

C. Cho nước cứng qua chất trao đổi cationit .

D. Cả A, B và C.

Đáp án: D

- Đun sôi nước có tính cứng tạm thời, muối hiđrocacbonat chuyển thành muối cacbonat không tan. Lọc bỏ kết tủa được nước mềm.

- Dùng một lượng vừa đủ dung dịch Ca(OH)2 để trung hòa muối hiđrocacbonat thành muối cacbonat không tan. Lọc bỏ kết tủa được nước mềm.

- Cho nước cứng đi qua chất trao đổi ion các ion Ca2+, Mg2+ được giữ lại.

Bài 8: Dùng dung dịch Na2CO3 có thể làm mềm được nước cứng nào sau đây?

A. Nước cứng tạm thời.

B. Nước cứng vĩnh cửu.

C. Nước cứng toàn phần.

D. Không làm mềm được nước cứng.

Đáp án: C

Nước cứng tạm thời là nước có chứa Mg(HCO3)2 và Ca(HCO3)2.

Nước cứng vĩnh cửu là nước có chứa các muối như MgCl2, CaCl2, CaSO4, MgSO4.

Nước cứng toàn phần là nước có cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu.

Loại bỏ tính cứng của nước là loại bỏ ion Mg2+ và Ca2+ trong nước

→ Na2CO3 làm mềm được nước cứng toàn phần do:

Mg2+ + CO32- → MgCO3

Ca2+ + CO32- → CaCO3

Bài 9:Sử dụng nước cứng không gây tác hại nào sau đây?

A. Đóng cặn nồi hơi gây nguy hiểm.

B. Tốn nhiên liệu, giảm mùi vị thức ăn.

C. Hao tổn chất giặt rửa tổng hợp.

D. Tắc ống dẫn nước nóng.

Đáp án: C

Chất giặt rửa tổng hợp không tạo kết tủa với nước cứng nên không bị hao tổn khi sử dụng với nước cứng.

Bài 10: Gốc axit nào sau đây có thể làm mềm nước cứng?

A. NO3-. B. SO42-.

C. ClO4-. D. PO43-.

Đáp án: D

Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm kết tủa các ion Ca2+ và Mg2+ trong dung dịch.

Trong các anion trên, chỉ có PO43- là có thể làm kết tủa được.

Bài 11: Công thức của thạch cao sống là

A. CaSO4.2H2O.     B. CaSO4.H2O.

C. 2CaSO4.H2O.     D. CaSO4.

Đáp án: A

Thạch cao sống: CaSO4.2H2O.

Bài 12: Hóa chất nào sau đây thường được sử dụng để bó bột khi bị gãy xương?

A. CaSO4.     B. CaSO4.2H2O.

C. CaSO4.H2O     D.CaCO3.

Đáp án: C

CaSO4.H2O (thạch cao nung) được dùng để bó bột khi gãy xương.

Bài 13: Canxi có trong thành phần của các khoáng chất: Canxit, thạch cao, florit. Công thức của các khoáng chất tương ứng là

A. CaCO3, CaSO4, Ca3(PO4)2.     B. CaCO3, CaSO4.2H2O, CaF2.

C. CaSO4, CaCO3, Ca3(PO4)2.     D. CaCl2, Ca(HCO3)2, CaSO4.

Đáp án: C

Canxit: CaCO3, thạch cao trong tự nhiên: CaSO4.2H2O, florit: CaF2.

Bài 14: Thạch cao dùng để đúc tượng là

A.Thạch cao sống.     B. Thạch cao nung.

C. Thạch cao khan.     D. Thạch cao tự nhiên.

Đáp án: B

Thạch cao nung dùng để đúc tượng.

Bài 15: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào 125ml dd Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi, nồng độ mol chất tan trong dung dịch X là?

A. 0,4M.    B. 0,2M.

C. 0,6M.    D. 0,1M.

Đáp án: B

nkhí = 0,15 mol; nOH- = 0,25 mol

Có 

→ Sau phản ứng thu được hai muối BaCO3 x mol; Ba(HCO3)2 y mol.

Bảo toàn Ba → x + y = 0,125

Bảo toàn C → x + 2y = 0,15

Giải hệ được x = 0,1 và y = 0,025.

Chất tan trong dung dịch X là Ba(HCO3)2 0,025 mol

→ CM = 0,025 : 0,125 = 0,2M.

Bài 16: Hấp thụ hết 11,2 lít CO2 (đktc) vào 350 ml dd Ba(OH)2 1M. Khối lượng kết tủa thu được là

A. 39,4g.   B. 78,8g.

C. 19,7g.    D. 20,5g.

Đáp án: A

nkhí = 0,5 mol; nOH- = 0,7 mol

Có 

→ Sau phản ứng thu được hai muối BaCO3 x mol; Ba(HCO3)2 y mol.

Bảo toàn Ba → x + y = 0,35

Bảo toàn C → x + 2y = 0,5

Giải hệ được x = 0,2 và y = 0,15.

Kết tủa là BaCO3 0,2 mol → m↓ = 0,2.197 = 39,4 gam.

Bài 17: Khi nung 30g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng một nửa khối lượng ban đầu. Thành phần % theo khối lượng các chất ban đầu là

A. 28,33% và 71,67%.     B. 40,00% và 60,00%.

C. 13,00% và 87,00%.     D. 50,87% và 49,13%.

Đáp án: A

Gọi số mol CaCO3 và MgCO3 trong hỗn hợp lần lượt là x và y mol

→ 100x + 84y = 30

Phương trình hóa học:

CaCO3 (x) → CaO (x) + CO2 (x mol)

MgCO3 (y) → MgO (y) + CO2 (y mol)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mhh trước = mcr sau + mkhí → mkhí = 30 – 15 = 15 gam.

→ nkhí = 15/44 → x + y = 15/44.

Giải hệ có x = 0,085 và y = 0,226

Bài 18:Canxi hiđroxit (Ca(OH)2 , chất rắn) còn gọi là

A. thạch cao khan.     B. đá vôi.

C. thạch cao sống.     D. vôi tôi.

Đáp án: D

Vôi tôi: Ca(OH)2.

Bài 19: Chất phản ứng được với dung dịch CaCl2 tạo kết tủa là

A. Mg(NO3)2.     B. Na2CO3.

C. NaNO3.     D. HCl.

Đáp án: B

CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaCl.

Bài 20: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có

A. kết tủa trắng xuất hiện.

B. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.

C. bọt khí bay ra.

D. bọt khí và kết tủa trắng.

Đáp án: A

Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3↓ + 2H2O.

Bài 21: Canxi cacbonat (CaCO3) phản ứng được với dung dịch nào sau đây ?

A. KNO3.     B. HCl.

C. NaNO3.     D. KCl.

Đáp án: B

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Bài 22: Dung dịch chất nào sau đây phản ứng với CaCO3 giải phóng khí CO2 ?

A. C2H5OH.    B. CH3NH2.

C. C6H5NH2.    D. CH3COOH.

Đáp án: D

CaCO3 + 2CH3COOH→(CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

Bài 23:Nhiệt phân hoàn toàn 50,0 gam CaCO3 thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 11,2.    B. 33,6.

C. 5,6.    D. 22,4.

Đáp án: A

CaCO3 (0,5) → CaO + CO2 (0,5 mol)

V = 0,5.22,4 = 11,2 lít.

Bài 24: Hòa tan 8,2 gam hỗn hợp bột CaCO3 và MgCO3 trong nước cần 2,016 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng mỗi muối ban đầu là

A. 2,0 gam và 6,2 gam.     B. 6,1 gam và 2,1 gam.

C. 4,0 gam và 4,2 gam.     D. 1,48 gam và 6,72 gam.

Đáp án: C

CaCO3 (x) + CO2 (x mol) + H2O → Ca(HCO3)2

MgCO3 (y) + CO2 (y mol) + H2O → Mg(HCO3)2

mhh = 8,2 → 100x + 84y = 8,2

nkhí = 0,09 → x + y = 0,09

Giải hệ phương trình có x = 0,04 và y = 0,05

→ mCaCO3 = 0,04.100 = 4 gam.

Bài 25: Dẫn V lít CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M thì được 10 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 2,24 lít.     B. 4,48 lít.

C. 4,48 lít hoặc 6,72 lít.     D. 2,24 lít hoặc 6,72 lít.

Đáp án: D

nCa(OH)2 = 0,2 mol > n = 0,1 mol

Trường hợp 1: Ca(OH)2 dư

CO2 (0,1) + Ca(OH)2 → CaCO3↓ (0,1 mol) + H2O

V = 0,1.22,4 = 2,24 lít.

Trường hợp 2: Sau phản ứng thu được CaCO3 0,1 mol và Ca(HCO3)2 y mol

Bảo toàn Ca → y = 0,2 – 0,1 = 0,1 mol

Bảo toàn C → nkhí = 2.y + n = 2.0,1 + 0,1 = 0,3 mol

→ V = 0,3.22,4 = 6,72 lít.

Bài 26: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong thì hiện tượng quan sát được là

A. nước vôi bị vẫn đục ngay.

B. nước vôi bị đục dần sau đó trong trở lại.

C. nước vôi bị đục dần.

D. nước vôi vẫn trong.

Đáp án: B

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

CaCO3↓ + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

Bài 27: Cho 10 ml dung dịch muối Canxi tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư tách ra một kết tủa, lọc và đem nung kết tủa đến lượng không đổi còn lại 0,28 gam chất rắn. Khối lượng ion Ca2+ trong 1 lít dung dịch ban đầu là

A. 10 gam.     B. 20 gam.

C. 30 gam.     D. 40 gam.

Đáp án: B

Ca2+ (0,005) + CO32+ → CaCO3↓ (0,005 mol)

CaCO3 (0,005) → CaO (0,005 mol) + CO2

Số mol Ca2+ trong 1 lít dung dịch là 0,005. 100 = 0,5 mol

→ Khối lượng ion Ca2+ trong 1 lít dung dịch = 0,5.40 = 20 gam.

Bài 28:Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch sau: HNO3, Na2SO4, Ba(OH)2, NaHSO4. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là

A. 3.    B. 2.

C. 1.    D. 4.

Đáp án: D

Ba(HCO3)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2CO2↑ + 2H2O

Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaHCO3

Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2 → 2BaCO3 ↓ + 2H2O

Ba(HCO3)2 + 2NaHSO4 → 2H2O + Na2SO4 + 2CO2 + BaSO4

Bài 29:Phát biểu nào sau đây là không đúng

A. Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+.

B. Có thể dùng Na2CO3(hoặc Na3PO4) để làm mềm nước cứng.

C. Dùng phương pháp trao đổi ion để làm giảm tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

D. Đun sôi nước có thể làm mất tính cứng vĩnh cửu.

Đáp án: D

Đun sôi nước có thể làm mất tính cứng tạm thời.

Bài 30: Dẫn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 20 gam kết tủa và dung dịch X, đun nóng dung dịch lại thu thêm được 10 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là

A. 8,96.    B. 2,24.

C. 3,36.    D. 1,12.

Đáp án: A

Theo bài ra có các PTHH:

CO2 (0,2) + Ca(OH)2 → CaCO3↓ (0,2 mol) + H2O

2CO2 (0,2) + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (0,1 mol)

Ca(HCO3)2 (0,1) -to→ CaCO3 ↓ (0,1 mol) + CO2 + H2O

V = 0,4.22,4 = 8,96 lít.

Xem thêm
30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm thổ hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 1)
Trang 1
30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm thổ hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 2)
Trang 2
30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm thổ hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 3)
Trang 3
30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm thổ hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 4)
Trang 4
30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm thổ hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 5)
Trang 5
30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm thổ hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 6)
Trang 6
30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm thổ hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 7)
Trang 7
30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm thổ hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 8)
Trang 8
30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm thổ hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 9)
Trang 9
30 Bài tập về Hợp chất của kim loại kiềm thổ hóa 12 có lời giải chi tiết (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống