Tailieumoi.vn xin giới thiệu chuyên đề Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau thuộc chương trình Toán 11. Chuyên đề gồm 4 trang với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải các dạng bài tập và trên 200 bài tập có lời giải chi tiết từ cơ bản đến nâng cao giúp học sinh ôn luyện kiến thức, nâng cao kĩ năng làm bài tập môn Toán 11.
Chuyên đề Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau
Tài liệu gồm các phần sau:
A. Lý thuyết
- Tóm tắt lý thuyết ngắn gọn cần nhớ
B. Các ví dụ
- Gồm 7 ví dụ minh họa đa dạng cho Các dạng bài tập về phép dời hình và hai hình bằng nhau có lời giải chi tiết
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
DẠNG 7. PHÉP DỜI HÌNH VÀ HAI HÌNH BẰNG NHAU
A. LÝ THUYẾT
1. Định nghĩa.
Phép dời hình là phép biến hình bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ. |
Nhận xét:
- Các phép Đồng nhất, tịnh tiến, đối xứng tâm, đối xứng trục và phép quay là những phép dời hình
- Phép biến hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp hai phép dời hình cũng là một phép dời hình.
2. Tính chất.
Phép dời hình:
- Biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và bào toàn thứ tự giữa chúng
- Biến đường thẳng thành đường thẳng, biến tia thành tia, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó
- Biến tam giác thành tam giác bằng nó, biến góc thành góc bằng nó
- Biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính
3. Hai hình bằng nhau
Hai hình được gọi là bằng nhau nếu có một phép dời hình biến hình này thành hình kia |
B. CÁC VÍ DỤ
Ví dụ 1: Phép biến hình nào sau đây là một phép dời hình?
A. Phép biến mọi điểm M thành điểm M' sao cho O là trung điểm MM', với O là điểm cố định cho trước.
B. Phép chiếu vuông góc lên đường thẳng d.
C. Phép biến mọi điểm M thành điểm O cho trước.
D. Phép biến mọi điểm M thành điểm M' là trung điểm của đoạn OM, với O là một điểm cho trước.
Lời giải:
Đáp án A
Với mọi điểm A,B tương ứng có ảnh A',B' qua phép biến hình với quy tắc O là trung điểm tương ứng Đây là phép dời hình.