Giáo án Công Nghệ 7 Bài 31: Giống vật nuôi mới nhất - CV5512

Tải xuống 8 2.4 K 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Bài 31: Giống vật nuôi mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 31: GIỐNG VẬT NUÔI

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Biết được vai trò, nhiệm vụ của chăn nuôi.

- Xác định được vai trò của chăn nuôi đ/v đ/s nhân dân, đ/v pt trồng trọt và pt nền kinh tế của đất nước. Trình bày  được vd minh họa.

- Trình bày  được các nhiệm vụ cơ bản của ngành chăn nuôi ở nước ta trong gđ hiện nay nhằm hướng tới tăng về khối lượng, chủng loại, nâng cao chất lượng sp, để cải thiện đ/s nhân dân và pt kinh tế.

- Biết được k/n về giống và phân loại giống.

- X/đ được các dấu hiệu bản chất của k/n giống vật nuôi và Trình bày  được vd minh họa.

- Trình bày được cơ sở ploai giống vật nuôi.

- Trình bày  và lấy vd chứng minh giống là yếu tố quyết định thđổi năng suất và chất lượng sp chăn nuôi.

- Bước đầu nhận biết được một số giống vật nuôi.

  1. 2. Kỹ năng.

Quan sát và thảo luận nhóm

  1. Thái độ.

- Có ý thức học tốt về kỹ thuật chăn nuôi và có thể vận dụng vào công việc chăn nuôi của gia đình.

- Tham gia tích cực trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.

- Có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc giữ vệ sinh môi trường chăn nuôi.

  1. Năng lực, phầm chất hướng tới

      - Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

      - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

  1. Phương pháp

      - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

  1. Kĩ thuật dạy học

     - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ

III. CHUẨN BỊ

             - Chuẩn bị của thầy:  Giáo án, tài liệu tham khảo.

                   + Phóng to sơ đồ 7 SGK.

                   + Bảng phụ.

                   + Phiếu học tập.

            - Chuẩn bị của Trò: đồ dùng , dụng cụ học tập.

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. Tổ chức
  3. Kiểm tra bài cũ
  4. Bài mới

Hoạt động 1: Gv giới thiệu bài học

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:    Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học: Thuyết trình

Định hướng phát triển năng lực:  giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức

 

      Chăn nuôi là một trong 2 ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, chăn nuôi phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm cho nhân dân và xuất khẩu. Vậy chúng ta cùng nhau nghiên cứu nội dung bài học hôm nay: ”Giống vật nuôi”.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: - vai trò, nhiệm vụ của chăn nuôi.

- vai trò của chăn nuôi đ/v đ/s nhân dân, đ/v pt trồng trọt và pt nền kinh tế của đất nước. Trình bày  được vd minh họa.

- các nhiệm vụ cơ bản của ngành chăn nuôi ở nước ta trong gđ hiện nay nhằm hướng tới tăng về khối lượng, chủng loại, nâng cao chất lượng sp, để cải thiện đ/s nhân dân và pt kinh tế.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực:   giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

 

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

 

_ Giáo viên treo tranh 51, 52, 53 và yêu cầu học sinh quan sát

_Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin mục I.1 và trả lời các câu hỏi bằng cách điền vào chổ trống .

_ Giáo viên  chia nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận:

 + Đặc điểm ngoại hình, thể chất và tính năng sản xuất của những con vật khác giống thế nào?

 + Em lấy vài ví dụ về giống vật nuôi và những ngoại hình của chúng theo mẫu

 + Vậy thế nào là giống vật nuôi?

 

 

 

 

 + Nếu không đảm bảo tính di truyền ổn định thì có được coi là giống vật nuôi hay không? Tại sao?

_ Giáo viên nhận xét, bổ sung ghi bảng

_ Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin mục I.2 và trả lời câu hỏi:

 +  Có mấy cách phân loại giống vật nuôi? Kể ra?

 

 

 

 

 

 + Phân loại giống vật nuôi theo địa lí như thế nào? Cho ví dụ?

 

 

+ Thế nào là phân loại theo hình thái, ngoại hình? Cho ví dụ?

+ Thế nào là phân loại theo mức độ hoàn thiện của giống ? Cho ví dụ?

+ Giống nguyên thủy là giống như thế nào? Cho ví dụ?

 

 + Thế nào là phân loại theo hướng sản xuất? Cho vd?

 

 

 

 

_ Yêu cầu học sinh đọc  phần thông tin mục I.3 và trả lời các câu hỏi:

+ Để được công nhận là giống vật nuôi phải có các điều kiện nào?

 

 

 

 

 

 

 + Hãy cho ví dụ về các điều kiện để công nhận là một giống vật nuôi

 

+ Tiểu kết và ghi bảng.

_ Học sinh quan sát

 

 

_ Học sinh đọc và điền

 

 

 

_ Học sinh thảo luận và trả lời

   + Ngoại hình

   + Năng suất

   + Chất lượng

à Khác nhau

à Học sinh cho ví dụ

 

 

à Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng như nhau, có tính chất di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định

 

à Không

 

_ Học sinh ghi bài

 

_ Học sinh đọc và trả lời:

 

 

à Có 4 cách phân loại:

     _ Theo địa lí

     _ Theo hình thái, ngoại hình

     _ Theo mức độ hoàn thiện của giống
     _ Theo hướng sản xuất
 à Nhiều địa phương có giống vật nuôi tốt nên vật  đó đã gắn liền với tên địa phương. Vd: vịt Bắc Kinh, lợn Móng Cái…

à Dự vào màu sắc lông, da để phân loại. Vd: Bò lang trắng đen, bò vàng…

à Các giống vật nuôi được phân ra làm giống nguyên thuỷ, giống quá độ, giống gây thành.

à Các giống địa phương nước ta thường thuộc giống nguyên thuỷ.Vd: Gà tre, gà ri, gà ác..

à Dựa vào hướng sản xuất chính của vật nuôi mà chia ra các giống vật nuôi khác nhau như: giống lợn hướng mơ û(lợn Ỉ), giống lợn hướng nạc (lợn Lanđơrat), giống kiêm dụng (lợn Đại Bạch)..

_ Học sinh đọc phần thông tin và trả lời:

 

à Cần các điều kiện sau:

 _ Các vật nuôi trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc

 _ Có điều kiện về ngoại hình và năng suất giống nhau

 _ Có tính di truyền ổn định

 _ Đạt đến một số lượng nhất định và có địa bàn phân bố rộng

à Học sinh cho ví dụ

_ Học sinh ghi bài

III. Khái niệm về giống vật nuôi.

   1. Thế nào là giống vật nuôi?
       Được gọi là giống vật nuôi khi những vật nuôi đó có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm chung, có tính di truyền ổn định và đạt đến một số lượng cá thể nhất định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.Phân loại giống vật  nuôi

  Có nhiều cách phân loại giống vật nuôi

    _ Theo địa lí

    _ Theo hình thái, ngoại hình

    _ Theo mức độ hoàn thiện của giống

    _ Theo hướng sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi
    _ Các vật nuôi trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc

    _ Có đặc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau

    _ Có tính di truyền ổn định

    _ Đạt đến một số lượng nhất định và có địa bàn phân bố rộng

 

+ Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?

    

+ Giống quyết định đến năng suất là như thế nào?

 

 

 

_ Giáo viên treo bảng 3 và mô tả năng suất chăn nuôi của một số giống vật nuôi

+ Năng suất sữa và trứng của 2 loại gà(Logo+Gàri) và 2 loại bò(Hà lan+Sin) là do yếu tố  nào quyết định?

+ Ngoài giống ra thì yếu tố nào cũng quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm?

_ Yêu cầu học sinh đọc  mục II.2

+ Chất lượng sữa dựa vào yếu tố nào?

+ Sữa các loại vật nuôi như giống trâu Mura,giống bò Hà Lan, giống bò Sin, dựa vào yếu tố nào?

+ Hiện nay người ta làm gì để nâng cao hiệu quả chăn nuôi?

_ Giáo viên chốt lại kiến thức và ghi bảng.

à Có vai trò:

   _ Giống vật nuôi quyết định năng suất chăn nuôi.

   _  Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

à Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc  thì các giống khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau

à Học sinh mô tả

 

à Giống và yếu tố di truyền

 

 

 

à Yếu tố chăm sóc thức ăn, nuôi dưỡng

 

 

_ Học sinh đọc

 

à Dựa vào hàm lượng mỡ trong sữa

à Dựa vào tỉ lệ mỡ trong sữa

 

 

à Con người không ngừng chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống vật nuôi ngày càng tốt hơn

_ Học sinh ghi bài.

IV. Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi.
       Giống vật nuôi có ảnh hưởng  quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.         Muốn chăn nuôi có hiệu quả phải chọn giống vật nuôi phù hợp.

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Giao bài tập, vấn đáp

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

 

- Chăn nuôi có những vai trò gì?

_ Cho biết nhiệm vụ phát triển chăn nuôi ở nước ta hiện nay.

- Gv dùng phiếu học tập để củng cố bài:

     Hãy đánh dấu X vào bên cạnh cuối mỗi câu thể hiện các nhiệm vụ của ngành chăn nuôi:

1) Cung cấp thịt, trứng, sữa cho con người

2) Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lí

3) Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ

4) Phát triển chăn nuôi toàn diện

5) Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sx

6) Tăng nhanh khối lượng và chất lượng sp chăn nuôi

GV: Phong Đỏ

 

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực:     giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo

 

Liên hệ:

Hãy tìm hiểu đặc điểm một số giống vật nuôi ở quê em

 

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

 

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

 

         

5. Hướng dẫn về nhà

- Làm bài tập SGK.

 - Đọc trước bài 32.

 

Xem thêm
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 31: Giống vật nuôi mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 31: Giống vật nuôi mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 31: Giống vật nuôi mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 31: Giống vật nuôi mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 31: Giống vật nuôi mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 31: Giống vật nuôi mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 31: Giống vật nuôi mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 31: Giống vật nuôi mới nhất - CV5512 (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống