Tài liệu Bộ đề thi Công nghệ lớp 7 Giữa học kì 2 có đáp án năm học 2021 - 2022 gồm 4 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Công nghệ 7 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 2 Công nghệ lớp 7. Mời các bạn cùng đón xem:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 2
Năm học 2021 - 2022
Môn: Công Nghệ lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Phương pháp cắt ngắn dùng cho loại thức ăn nào?
A. Thức ăn giàu tinh bột
B. Thức ăn hạt
C. Thức ăn thô xanh
D.Thức ăn nhiều sơ
Câu 2: Khi nuôi gà với loại hình sản xuất trứng nên chọn:
A. Gà Tam Hoàng
B. Gà có thể hình dài
C. Gà Ri
D. Gà có thể hình ngắn, chân dài
Câu 3: Giống bò vàng Nghệ An là giống được phân loại theo hình thức:
A. Theo địa lý.
B. Theo hình thái, ngoại hình.
C. Theo mức độ hoàn thiện của giống.
D. Theo hướng sản xuất.
Câu 4: Xương ống chân của bê dài thêm 5cm, quá trình đó được gọi là:
A. Sự sinh trưởng.
B. Sự phát dục.
C. Phát dục sau đó sinh trưởng.
D. Sinh trưởng sau đó phát dục.
Câu 5: Để chọn lọc lợn giống bằng phương pháp kiểm tra năng suất, người ra căn cứ vào các tiêu chuẩn nào sau đây, trừ:
A. Cân nặng.
B. Mức tiêu tốn thức ăn.
C. Độ dày mỡ bụng.
D. Độ dày mỡ lưng.
Câu 6: Giống lợn Ỉ là giống được chọn phối theo phương pháp nào?
A. Chọn phối cùng giống.
B. Chọn phối khác giống.
C. Chọn phối lai tạp.
D. Tất cả đều sai.
Câu 7: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có tỉ lệ Protein chiếm cao nhất?
A. Rau muống.
B. Khoai lang củ.
C. Bột cá.
D. Rơm lúa.
Câu 8: Thế nào là thức ăn giàu Protein?
A. Là thức ăn có chứa hàm lượng protein > 14%.
B. Là thức ăn có chứa hàm lượng protein > 30%.
C. Là thức ăn có chứa hàm lượng protein > 50%.
D. Là thức ăn có chứa hàm lượng protein > 20%.
Câu 9: Trong các phương pháp chế biến thức ăn sau, phương pháp nào là phương pháp hóa học?
A. Nghiền nhỏ.
B. Cắt ngắn.
C. Ủ men.
D. Đường hóa.
Câu 10: Hạt ngô (bắp) vàng có chứa 8,9% protein và 69% gluxit. Vậy hạt ngô thuộc loại thức ăn giàu thành phần dinh dưỡng nào?
A. Chất xơ.
B. Protein.
C. Gluxit.
D. Lipid.
Câu 11: Em hãy điền những cụm từ cho sẵn (gia cầm, các chất dinh dưỡng, năng lượng, tốt và đủ, sản phẩm) vào chỗ trống sao cho đúng:
- Thức ăn cung cấp (1)……………. cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
- Thức ăn cung cấp (2)……………. cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho (3)……………. đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa, nuôi con. Thức ăn còn cung cấp (4)………………. cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.
- Cho ăn thức ăn (5)……………, vật nuôi sẽ cho nhiều (6)………………. chăn nuôi và chống được bệnh tật.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Thế nào là chọn giống vật nuôi? Em hãy nêu các biện pháp quản lí giống vật nuôi?
Câu 2: (2 điểm) Trình bày mục đích và phương pháp dự trữ thức ăn cho vật nuôi?
Câu 3: (2 điểm) Em hãy nêu các đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
Đáp án
I. Phần trắc nghiệm (1 câu = 0,25 điểm)
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
C |
B |
A |
A |
C |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
B |
C |
A |
D |
C |
Câu 11: (1 ý = 0,25 điểm)
(1): năng lượng
(2): các chất dinh dưỡng
(3): gia cầm
(4): tốt và đủ
(5): các chất dinh dưỡng
(6): sản phẩm
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1:
- Chọn giống vật nuôi là căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống.
- Các biện pháp quản lí giống vật nuôi:
+ Đăng kí Quốc gia các giống vật nuôi.
+ Chính sách chăn nuôi.
+ Phân vùng chăn nuôi.
+ Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình.
Câu 2:
- Mục đích của dự trữ thức ăn cho vật nuôi: Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
- Các phương pháp dự trữ thức ăn:
+ Dự trữ thức ăn dạng khô bằng nhiệt từ Mặt trời hoặc sấy bằng điện, bằng than…
+ Dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước như ủ xanh thức ăn.
Câu 3:
Đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi:
- Không đồng đều.
- Theo giai đoạn.
- Theo chu kì (trong trao đổi chất, hoạt động sinh lí).
…………………………………………….
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 2
Năm học 2021 - 2022
Môn: Công Nghệ lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 2)
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Mục đích của dự trữ thức ăn là?
A. Giữ thức ăn lâu hỏng và có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi
B. Để dành được nhiều loại thức ăn cho vật nuôi.
C. Chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôi
D. Tận dụng được nhiều loại thức ăn cho vật nuôi.
Câu 2: Nhân giống thuần chủng là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối:
A. Con đực với con cái trong cùng một giống để đời con cùng giống với bố mẹ.
B. Con đực với con cái cho sinh sản để hoàn thiện các đặc tính tốt của giống.
C. Con đực với con cái khác giống cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi.
D. Con đực với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi.
Câu 3: Bột cá có nguồn gốc từ:
A. Chất khoáng.
B. Động vật.
C. Thực vật.
D. Chất béo.
Câu 4: Phương pháp nhân giống thuần chủng là phương pháp chọn ghép đôi giao phối:
A. Cùng loài.
B. Khác giống.
C. Khác loài.
D. Cùng giống.
Câu 5: Thức ăn thô (giàu chất xơ), phải có hàm lượng xơ khoảng:
A. 30%
B. > 30%
C. < 30%
D. 30%
Câu 6: Phương pháp sản xuất thức ăn thô xanh là:
A. Nhập khẩu ngô, bột để nuôi vật nuôi.
B. Luân canh, gối vụ để sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.
C. Trồng xen, tăng vụ cây họ đậu.
D. Trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi.
Câu 7: Bột cá thuộc nhóm thức ăn:
A. Giàu protein
B. Giàu chất khoáng
C. Giàu chất
D. Giàu gluxit
Câu 8: Trong các phương pháp sau đây thì phương pháp nào không phải là phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein?
A. Nuôi giun đất
B. Trồng thật nhiều lúa, ngô, khoai, sắn
C. Chế biến sản phẩm nghề cá
D. Trồng nhiều cây họ đậu
Câu 9: Muốn có giống vật nuôi lai tạo thì ta ghép?
A. Lợn Ỉ-Lợn Đại bạch
B. Lợn Ỉ-Lợn Ỉ
C. Bò Hà Lan-Bò Hà Lan
D. Tất cả đều sai
Câu 10: Chuồng nuôi nên có hướng:
A. Đông Bắc
B. Đông Nam
C. Bắc
D. Tây Bắc
Câu 11: Em hãy điền những cụm từ cho sẵn (gia cầm, các chất dinh dưỡng, năng lượng, tốt và đủ, sản phẩm) vào chỗ trống sao cho đúng:
- Thức ăn cung cấp (1)……………. cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
- Thức ăn cung cấp (2)……………. cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho (3)……………. đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa, nuôi con. Thức ăn còn cung cấp (4)………………. cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.
- Cho ăn thức ăn (5)……………, vật nuôi sẽ cho nhiều (6)………………. chăn nuôi và chống được bệnh tật.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Trình bày mục đích và phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi?
Câu 2: (2 điểm) Nêu các cách phân loại giống vật nuôi? Ví dụ?
Câu 3: (2 điểm) Em hãy nêu các đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
Đáp án
I. Phần trắc nghiệm (1 câu = 0,25 điểm)
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
A |
A |
B |
D |
B |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
C |
A |
B |
A |
A |
Câu 11: (1 ý = 0,25 điểm)
(1): năng lượng
(2): các chất dinh dưỡng
(3): gia cầm
(4): tốt và đủ
(5): các chất dinh dưỡng
(6): sản phẩm
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1:
- Mục đích: Chế biến thức ăn giúp:
+ Tăng mùi vị.
+ Tăng tính ngon miệng.
+ Để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hóa, làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc hại.
- Phương pháp:
+ Cắt ngắn
+ Nghiền nhỏ
+ Xử lí bằng nhiệt (rang, hấp…)
+ Đường hóa
+ Kiềm hóa
+ Ủ lên men
+ Tạo thức ăn hỗn hợp.
Câu 2: Các cách phân loại giống vật nuôi:
- Theo địa lí: lợn Móng Cái…
- Theo hình thái, ngoại hình: bò lang trắng đen…
- Theo mức độ hoàn thiện của giống: giống nguyên thủy, giống quá độ, giống gây thành.
- Theo hướng sản xuất: lợn Đại Bạch, lợn Ỉ…
Câu 3:
Đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi:
- Không đồng đều.
- Theo giai đoạn.
- Theo chu kì (trong trao đổi chất, hoạt động sinh lí).
…………………………………………….
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 2
Năm học 2021 - 2022
Môn: Công Nghệ lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 3)
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Chế biến thức ăn cho vật nuôi nhằm:
A. Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng.
B. Giảm độ thô cứng, giảm bớt độc hại.
C. Dễ tiêu hoá, giảm bớt khối lượng.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 2: Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi?
A. Di truyền.
B. Thức ăn.
C. Chăm sóc.
D. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 3: Nguồn gốc nào sau đây, không phải là nguồn gốc của thức ăn vật nuôi:
A. Động vật.
B. Chất khoáng .
C. Chất khô.
D. Thực vật.
Câu 4: Giống vật nuôi quyết định đến yếu tố nào sau đây?
A. Năng suất và chất lượng sản phẩm vật nuôi.
B. Chất lượng thịt.
C. Lượng mỡ.
D. Chất lượng sữa
Câu 5: Để dự trữ thức ăn em cần dùng phương pháp nào sau đây:
A. Xử lí nhiệt.
B. Làm khô.
C. Kiềm hoá rơm rạ.
D. Ủ men .
Câu 6: Sự phát dục là:
A. Sự tăng lên về khối lượng và kích thước các bộ phận của cơ thể.
B. Sự thay đổi về chất của các bộ phận của cơ thể.
C. Sự tăng lên về chất lượng và kích thước các bộ phận của cơ thể.
D. Sự tăng lên về chất lượng và số lượng vật nuôi.
Câu 7: Đây là loại thức ăn nào? Biết tỉ lệ nước và chất khô: nước 89,40% và chất khô 10,60%.
A. Rơm, lúa
B. Khoai lang củ
C. Rau muống
D. Bột cá
Câu 8: Hãy cho biết thành phần dinh dưỡng nào sau đây được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu
A. Nước, protein
B. Vitamin, gluxit
C. Nước, vitamin
D. Glixerin và axit béo
Câu 9: Kiềm hóa với thức ăn có nhiều:
A. Protein
B. Xơ
C. Gluxit
D. Lipit
Câu 10: Rang và luộc thuộc phương pháp chế biến nào?
A. Phương pháp vật lí
B. Phương pháp hóa học
C. Phương pháp sinh học
D. Phương pháp hỗn hợp
Câu 11: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống của các câu sau để có câu trả lời đúng. “chế biến; thích ăn; tăng mùi vị; bớt khối lượng; ngon miệng”.
- Nhiều loại thức ăn phải qua (1)...................vật nuôi mới ăn được.
- Chế biến thức ăn làm (2)......................tăng tính (3)……………… để vật nuôi (4)........................, ăn được nhiều, làm giảm (5)................... và giảm độ khô cứng và khử bỏ (6)……………
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào?
Câu 2: Hãy cho biết nhiệm vụ phát triển của chăn nuôi ở nước ta trong thời gian tới?
Câu 3: Trình bày khái niệm của sinh trưởng và phát dục? Cho ví dụ?
Đáp án
I. Phần trắc nghiệm (1 câu = 0,25 điểm)
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
D |
D |
C |
A |
B |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
B |
C |
C |
B |
A |
Câu 11: (1 ý = 0,25 điểm)
(1): chế biến
(2): tăng mùi vị
(3): ngon miệng
(4): thích ăn
(5): bớt khối lượng
(6): chất độc hại
II. Phần tự luận
Câu 1:
- Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như sau:
Nước được cơ thể hấp thục thẳng qua vách ruột vào máu.
Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng các axit aim. Lipit được hấp thụ dưới dạng các glyxerin và axit béo.
Gluxit được hấp thụ dưới dạng đường đơn. Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các ion khoáng. Các vitamin được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
Câu 2:
- Nhiệm vụ phát triển chăn nuôi ở nước ta hiện nay:
+ Phát triển toàn diện.
+ Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
+ Đầu tư cho nghiên cứu và quản lí nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dung trong nước và xuất khẩu.
Câu 3:
- Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể. Ví dụ: 1 ngày, ngan cân nặng 42g; 2 tuần, ngan nặng 152g.
- Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể. Ví dụ: gà trống biết gáy,...
…………………………………………….
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 2
Năm học 2021 - 2022
Môn: Công Nghệ lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 4)
I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
A. Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.
B. Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 2: Gà mái bắt đầu đẻ trứng, quá trình đó được gọi là:
A. Sự sinh trưởng.
B. Sự phát dục.
C. Phát dục sau đó sinh trưởng.
D. Sinh trưởng sau đó phát dục.
Câu 3: Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi gồm:
A. Đặc điểm di truyền.
B. Điều kiện môi trường.
C. Sự chăm sóc của con người.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 4: Trứng thụ tinh để tạo thành:
A. Giao tử.
B. Hợp tử.
C. Cá thể con.
D. Cá thể già.
Câu 5: Chọn lọc hàng loạt là phương pháp dựa theo các tiêu chuẩn về sức sản xuất của vật nuôi như:
A. Cân nặng
B. Sản lượng trứng
C. Sản lượng sữa
D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Ước tính khối lượng lợn theo công thức:
A. m (kg) = Dài thân x (vòng ngực)2 x 87.
B. m (kg) = Dài thân x (vòng ngực)2 x 87,5.
C. m (kg) = Dài thân x (vòng ngực)2 x 97.
D. m (kg) = Dài thân x (vòng ngực)2 x 97,5.
Câu 7: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có nguồn gốc động vật?
A. Cám.
B. Khô dầu đậu tương.
C. Premic vitamin.
D. Bột cá.
Câu 8: Thế nào là thức ăn giàu Gluxit?
A. Là thức ăn có chứa hàm lượng gluxit > 14%.
B. Là thức ăn có chứa hàm lượng gluxit > 50%.
C. Là thức ăn có chứa hàm lượng gluxit > 30%.
D. Là thức ăn có chứa hàm lượng gluxit > 20%.
Câu 9: Với các thức ăn hạt, người ta thường hay sử dụng phương pháp chế biến nào?
A. Nghiền nhỏ.
B. Cắt ngắn.
C. Ủ men.
D. Đường hóa.
Câu 10: Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của Bột cá Hạ Long là:
A. Chất xơ.
B. Protein.
C. Gluxit.
D. Lipid.
Câu 11: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống của các câu sau để có câu trả lời đúng. “chế biến; thích ăn; tăng mùi vị; bớt khối lượng; ngon miệng”.
- Nhiều loại thức ăn phải qua (1)...................vật nuôi mới ăn được.
- Chế biến thức ăn làm (2)......................tăng tính (3)……………… để vật nuôi (4)........................, ăn được nhiều, làm giảm (5)................... và giảm độ khô cứng và khử bỏ (6)……………
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Thế nào là chọn phối, nhân giống thuần chủng? Trình bày các phương pháp chọn giống?
Câu 2: Trình bày các phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh?
Câu 3: Trình bày khái niệm của sinh trưởng và phát dục? Cho ví dụ?
………………………Hết…………………….