Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Bài 31: Giống vật nuôi mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 31: GIỐNG VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU
Biết được khái niệm về giống, phân loại giống.
Có được kỹ năng phân loại giống vật nuôi
Có ý thức trong việc bảo vệ giống vật nuôi quý
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
Hình 51,52,53 và bảng 3 SGK phóng to.
Bảng con, phiếu đáng giá.
Xem bài 31 trước.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
- Chăn nuôi có vai trò gì?
- Em hãy cho biết nhiệm vụ của chăn nuôi.
Giới thiệu bài mới: (1phút)
Ta đã biết giống vật nuôi là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng chăn nuôi. Vậy giống vật nuôi là gì và vai trò của giống vật nuôi đối với ngành chăn nuôi ra sao? Ta hãy vào bài 31.
Vào bài mới:
* Hoạt động 1 15 (phút) Khái niệm về giống vật nuôi.
a/ Phương pháp: Trực quan, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
b/ Các bước hoạt động.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung |
- Giáo viên treo tranh 51, 52, 53 và yêu cầu học sinh quan sát - Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin mục I.1 và trả lời các câu hỏi bằng cách điền vào chổ trống . - Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận: + Đặc điểm ngoại hình, thể chất và tính năng sản xuất của những con vật khác giống thế nào? + Em lấy vài ví dụ về giống vật nuôi và những ngoại hình của chúng theo mẫu + Vậy thế nào là giống vật nuôi?
+ Nếu không đảm bảo tính di truyền ổn định thì có được coi là giống vật nuôi hay không? Tại sao? - Giáo viên nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin mục I.2 và trả lời câu hỏi: + Có mấy cách phân loại giống vật nuôi? Kể ra?
+ Phân loại giống vật nuôi theo địa lí như thế nào? Cho ví dụ?
+ Thế nào là phân loại theo hình thái, ngoại hình? Cho ví dụ? + Thế nào là phân loại theo mức độ hoàn thiện của giống ? Cho ví dụ?
+ Giống nguyên thủy là giống như thế nào? Cho ví dụ?
+ Thế nào là phân loại theo hướng sản xuất? Cho vd?
- Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin mục I.3 và trả lời các câu hỏi: + Để được công nhận là giống vật nuôi phải có các điều kiện nào?
+ Hãy cho ví dụ về các điều kiện để công nhận là một giống vật nuôi + Tiểu kết. |
- Học sinh quan sát
- Học sinh đọc và điền
- Học sinh thảo luận và trả lời + Ngoại hình + Năng suất + Chất lượng à Khác nhau à Học sinh cho ví dụ à Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng như nhau, có tính chất di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định à Không
- Học sinh kết luận.
- Học sinh đọc và trả lời:
à Có 4 cách phân loại: - Theo địa lí - Theo hình thái, ngoại hình - Theo mức độ hoàn thiện của giống à Dự vào màu sắc lông, da để phân loại. Vd: Bò lang trắng đen, bò vàng… à Các giống vật nuôi được phân ra làm giống nguyên thuỷ, giống quá độ, giống gây thành. à Các giống địa phương nước ta thường thuộc giống nguyên thuỷ.Vd: Gà tre, gà ri, gà ác.. à Dựa vào hướng sản xuất chính của vật nuôi mà chia ra các giống vật nuôi khác nhau như: giống lợn hướng mơ (lợn Ỉ), giống lợn hướng nạc (lợn Lanđơrat), giống kiêm dụng (lợn Đại Bạch).. - Học sinh đọc phần thông tin và trả lời:
à Cần các điều kiện sau: - Các vật nuôi trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc - Có điều kiện về ngoại hình và năng suất giống nhau - Có tính di truyền ổn định - Đạt đến một số lượng nhất định và có địa bàn phân bố rộng à Học sinh cho ví dụ - Học sinh kết luận. |
I. Khái niệm về giống vật nuôi. 1. Thế nào là giống vật nuôi?
2. Phân loại giống vật nuôi Có nhiều cách phân loại giống vật nuôi _ Theo địa lí _ Theo hình thái, ngoại hình _ Theo mức độ hoàn thiện của giống _ Theo hướng sản xuất
3. Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi _ Có đặc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau _ Có tính di truyền ổn định _ Đạt đến một số lượng nhất định và có địa bàn phân bố rộng |
* Hoạt động 2 15 (phút) Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi.
a/ Phương pháp: Trực quan, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
b/ Các bước hoạt động.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung |
+ Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
+ Giống quyết định đến năng suất là như thế nào?
_ Giáo viên treo bảng 3 và mô tả năng suất chăn nuôi của một số giống vật nuôi + Năng suất sữa và trứng của 2 loại gà(Logo+Gàri) và 2 loại bò(Hà lan+Sin) là do yếu tố nào quyết định? + Ngoài giống ra thì yếu tố nào cũng quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm? _ Yêu cầu học sinh đọc mục II.2 + Chất lượng sữa dựa vào yếu tố nào? + Sữa các loại vật nuôi như giống trâu Mura,giống bò Hà Lan, giống bò Sin, dựa vào yếu tố nào? + Hiện nay người ta làm gì để nâng cao hiệu quả chăn nuôi?
_ Giáo viên chốt lại kiến thức và ghi bảng. |
à Có vai trò: _ Giống vật nuôi quyết định năng suất chăn nuôi. _ Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi. à Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc thì các giống khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau à Học sinh mô tả
à Giống và yếu tố di truyền
à Yếu tố chăm sóc thức ăn, nuôi dưỡng
_ Học sinh đọc
à Dựa vào hàm lượng mỡ trong sữa à Dựa vào tỉ lệ mỡ trong sữa
à Con người không ngừng chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống vật nuôi ngày càng tốt hơn _ Học sinh ghi bài. |
III. Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi. |
4.1 Tổng kết – củng cố: (5phút)
- Học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Thế nào là giống vật nuôi? Phân loại giống vật nuôi và điều kiện để được công nhận là giống vật nuôi.
- Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
Hãy tìm hiểu đặc điểm một số giống vật nuôi ở địa phương
Tên giống vật nuôi |
Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất (sản phẩm chăn nuôi) |
|
|
|
|
|
|
4.2 Hướng dẫn học tập – dặn dò: (1phút)
- Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
- Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 32