H2S + HNO3 → H2O + NO + S | H2S ra S

471

tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình 3H2S + 2HNO3 → 4H2O + 2NO↑ + 3S↓ gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của lưu huỳnh. mời các bạn đón xem:

Phương trình 3H2S + 2HNO3 → 4H2O + 2NO↑ + 3S↓

1. Phương trình phản ứng hóa học

3H2S + 2HNO3 → 4H2O + 2NO↑ + 3S↓

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Xuất hiện kết tủa vàng (S) và khí hóa nâu ngoài không khí (NO).

2NO + O2 → 2NO2 (màu nâu đỏ)

3. Điều kiện phản ứng

Điều kiện thường.

4. Tính chất hoá học

4.1. Tính chất hoá học của H2S

Tính axit yếu

    Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), có tên là axit sunfuhiđric (H2S).

    Axit sunfuhiđric tác dụng với kiềm tạo nên 2 loại muối: muối trung hòa, như Na2S chứa ion S2- và muối axit như NaHS chứa ion HS.

H2S + NaOH → NaHS + H2O

H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

Tính khử mạnh

    Là chất khử mạnh vì trong H2S lưu huỳnh có số oxi hoá thấp nhất (-2).

    Khi tham gia phản ứng hóa học, tùy thuộc vào bản chất và nồng độ của chất oxi hóa, nhiệt độ,...mà nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa −2 (S-2) có thể bị oxi hóa thành (S0), (S+4), (S+6).

    - Tác dụng với oxi có thể tạo S hoặc SO2 tùy lượng ôxi và cách tiến hành phản ứng.

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

    Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt, H2S bị oxi hóa thành SO2:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

    - Tác dụng với clo có thể tạo S hay H2SO4 tùy điều kiện phản ứng.

H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4

H2S + Cl2 → 2HCl + S (khí clo gặp khí H2S)

5. Cách thực hiện phản ứng

Sục khí H2S vào dung dịch HNO3 loãng.

6. Bạn có biết

- H2S là chất khử mạnh tác dụng với chất oxi hóa mạnh như HNO3, H2SO4 đặc, …

H2S + H2SO4 đặc → S↓ + SO2↑ + H2O

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Khi cho HNO3 loãng tác dụng với H2S, hiện tượng xảy ra là

A. không có hiện tượng gì.

B. có khí mùi hắc.

C. có kết tủa vàng và khí hóa nâu trong không khí.

D. có kết tủa vàng và khí mùi hắc thoát ra.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Phương trình hóa học:

2HNO3 + 3H2S → 4H2O + 2NO↑ + 3S↓

Ví dụ 2: Tổng hệ số (nguyên, tối giản) của các chất trong phương trình sau:

HNO3 + H2S → H2O + NO↑ + S↓

A. 5

B. 9

C. 11

D. 14

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Phương trình hóa học:

2HNO3 + 3H2S → 4H2O + 2NO↑ + 3S↓

Tổng hệ số các chất là: 2 + 3 + 4 + 2 + 3 = 14

Ví dụ 3: Sục 2,24 lít khí H2S vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 3,2

B. 6,4

C. 2,24

D. 9,6

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Ta có: nH2S=0,1mol

Phương trình hóa học:

2HNO3 + 3H2S → 4H2O + 2NO↑ + 3S↓

⇒ nS=nH2S=0,1mol

⇒ mS = 0,1.32 = 3,2 gam

8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Lưu huỳnh (S) và hợp chất:

H2S + 2FeCl3 → S↓ + 2FeCl2 + 2HCl

3H2S + 2KMnO→ 2KOH + 2MnO2↓ + 3S↓ + 2H2O

H2S + 4Br2 + 4H2O → 8HBr + H2SO4

H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3

SO2 + Na2to Na2SO3

SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O

SO2 + 2H2S → 3S↓ + 2H2O

Đánh giá

0

0 đánh giá