tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình 3H2S + 2KMnO4 → 2KOH + 2MnO2↓ + 3S↓ + 2H2O gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của lưu huỳnh. mời các bạn đón xem:
Phương trình 3H2S + 2KMnO4 → 2KOH + 2MnO2↓ + 3S↓ + 2H2O
1. Phương trình phản ứng hóa học
3H2S + 2KMnO4 → 2KOH + 2MnO2↓ + 3S↓ + 2H2O
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng
Dung dịch màu tím mất màu và tạo kết tủa.
3. Điều kiện phản ứng
Nhiệt độ
4. Tính chất hoá học
4.1. Tính chất hoá học của H2S
Tính axit yếu
Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), có tên là axit sunfuhiđric (H2S).
Axit sunfuhiđric tác dụng với kiềm tạo nên 2 loại muối: muối trung hòa, như Na2S chứa ion S2- và muối axit như NaHS chứa ion HS−.
H2S + NaOH → NaHS + H2O
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
Tính khử mạnh
Là chất khử mạnh vì trong H2S lưu huỳnh có số oxi hoá thấp nhất (-2).
Khi tham gia phản ứng hóa học, tùy thuộc vào bản chất và nồng độ của chất oxi hóa, nhiệt độ,...mà nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa −2 (S-2) có thể bị oxi hóa thành (S0), (S+4), (S+6).
- Tác dụng với oxi có thể tạo S hoặc SO2 tùy lượng ôxi và cách tiến hành phản ứng.
Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt, H2S bị oxi hóa thành SO2:
- Tác dụng với clo có thể tạo S hay H2SO4 tùy điều kiện phản ứng.
H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4
H2S + Cl2 → 2HCl + S (khí clo gặp khí H2S)
5. Cách thực hiện phản ứng
Cho H2S tác dụng với dung dịch KMnO4.
6. Bạn có biết
H2S có tính khử mạnh có thể tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như KMnO4, Br2, …
7. Bài tập liên quan
Ví dụ 1: Cho sơ đồ phản ứng sau: H2S + KMnO4 → KOH + MnO2↓ + S↓ + H2O.
Tổng hệ số (nguyên, tối giản) của các chất tham gia phản ứng là
A. 3
B. 12
C. 9
D. 5
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Phương trình hóa học:
3H2S + 2KMnO4 → 2KOH + 2MnO2↓ + 3S↓ + 2H2O
Ví dụ 2: Dẫn khí H2S vào dung dịch KMnO4 và H2SO4 loãng, hiện tượng quan sát được là:
A. Dung dịch không màu chuyển sang màu tím.
B. Dung dịch màu tím chuyển sang màu vàng.
C. Không có hiện tượng gì.
D. Màu tím của dung dịch KMnO4 chuyển sang không màu và có vẩn đục màu vàng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
5H2S + 2KMnO4 + 3H2SO4 → K2SO4 + 2MnSO4 + 5S↓ + 8H2O
Ví dụ 3: Cho phản ứng sau: 3H2S + 2KMnO4 → 2KOH + 2MnO2↓ + 3S↓ + 2H2O
Chất nào đóng vai trò là chất khử?
A. KMnO4.
B. H2S.
C. MnO2.
D. S.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
H2S đóng vai trò là chất khử.
Ví dụ 4: Tính chất nào dưới đây là tính chất đặc trưng của khí hiđro sunfua?
A. Là chất khí không màu.
B. Là chất khí độc.
C. Là chất khí có mùi trứng thối.
D. Cả 3 phương án trên đều sai.
Đáp án D
Tính chất đặc trưng của khí hiđro sunfua là chất khí không màu, độc, có mùi trứng thối.
Ví dụ 5: Trong phương trình H2S + O2 → H2O + 2S thì lưu huỳnh thể hiện tính gì?
A. Khử mạnh.
B. Oxi hóa mạnh.
C. Tính axit mạnh .
D. Tính bazo mạnh.
Đáp án A
Ví dụ 6: Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện, chứng tỏ:
A. Có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra.
B. Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.
C. Axit sunfuhiđric mạnh hơn axit sunfuric.
D. Axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuhiđric.
Đáp án B
Điều kiện của phản ứng trao đổi là sau phản ứng sinh ra chất khí hoặc chất kết tủa hoặc chất điện li yếu
Cần thuộc tính chất hóa học của muối sunfua không tan trong axit mạnh
H2S + CuSO4 → CuS↓ (kết tủa đen) + H2SO4
=> Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.
8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Lưu huỳnh (S) và hợp chất:
H2S + 4Br2 + 4H2O → 8HBr + H2SO4
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr