Tình huống. Bố, mẹ, A và em gái sống cùng với ông bà nội tại ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của bố mẹ A. Bố A là doanh nhân

340

Với giải Luyện tập 1 trang 40 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Một số chế định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề KTPL 11 Bài 5: Một số chế định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản

Luyện tập 1 trang 40 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Trong giờ thảo luận, cô giáo nêu một bài tập tình huống về thừa kế di sản với nội dung như sau:

Tình huống. Bố, mẹ, A và em gái sống cùng với ông bà nội tại ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của bố mẹ A. Bố A là doanh nhân, mẹ ở nhà làm ruộng và lo công việc nội trợ. Ngày 15/12/2021, bố A mất do mắc bệnh hiểm nghèo mà không để lại di chúc.

- Khi thảo luận nhóm: M cho rằng trong tình huống này, di sản thừa kế của bố A phải chia theo pháp luật và những người được hưởng thừa kế gồm mẹ A, A và em gái. N cho rằng những người được hưởng di sản thừa kế của bố A gồm: ông nội, bà nội, mẹ, A và em gái.

Theo em, ý kiến đúng là của M hay N? Vì sao?

Lời giải:

- Ý kiến của N là đúng.

- Vì: áp dụng quy định tại điểm a) khoản 1 điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015: bố của A mất mà không để lại di chúc, nên phần di sản của ông ấy sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, gồm: vợ (tức là mẹ của A); bố mẹ đẻ (tức là ông bà nội của A); con đẻ (tức là A và em gái A). Ngoài ra, nếu như bố của A có con nuôi hoặc bố mẹ nuôi, thì những người này cũng sẽ được hưởng một phần di sản do bố A để lại.

Đánh giá

0

0 đánh giá