Giải Chuyên đề KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 5: Một số chế định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản | Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11

2.3 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 5: Một số chế định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề KTPL 11 Bài 5: Một số chế định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản

Mở đầu trang 33 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Nếu ông bà nội tặng cho em số tiết kiệm 20 triệu đồng, theo em, 20 triệu đồng đó là tài sản riêng của em hay tài sản chung của gia đình? Vì sao?

Lời giải:

- Nếu ông bà nội tặng cho em số tiết kiệm 20 triệu đồng, thì 20 triệu đồng đó là tài sản riêng của em. Vì: theo quy định tại điều 75 Luật Hôn nhân và gia đình:

+ Con cái có quyền có tài sản riêng.

+ Tài sản riêng của con bao gồm: tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về hôn nhân và gia đình

Câu hỏi 1 trang 35 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy chỉ ra những biểu hiện của quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng ông P trong trường hợp trên.

Em hãy chỉ ra những biểu hiện của quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản

Lời giải:

- Biểu hiện của quan hệ thân nhân:

+ Vợ ông P cùng thỏa thuận và thống nhất về việc: vợ ông P sẽ nghỉ kinh doanh, ở nhà nội trợ, chăm sóc gia đình.

+ Ông P yêu thương, tôn trọng vợ; thảo luận, bàn bạc với vợ về mọi việc trong gia đình và giành thời gian hướng dẫn con cái học bài.

- Biểu hiện của quan hệ tài sản:

+ Ông P và vợ cùng sở hữu chung một ngôi nhà.

+ Giữa ông P và vợ không có sự phân biệt giữa: lao động có thu nhập và lao động không có thu nhập.

Câu hỏi 2 trang 35 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Theo em, tài sản do ông P làm ra có phải là tài sản chung của vợ chồng ông không? Vợ ông có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản do ông làm ra không? Vì sao?

Lời giải:

- Tài sản do ông P làm ra có phải là tài sản chung của vợ chồng ông. Vì: theo quy định của khoản 1 điều 33 Luật Hôn nhân và Gia Đình năm 2014: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kì hôn nhân…

- Vì là tài sản chung, nên vợ ông P và ông P bình đẳng với nhau trong việc chiếm hữu sử dụng, định đoạt đối với tài sản do ông làm ra.

Câu hỏi 3 trang 35 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Nếu ông P muốn bán ngôi nhà mà vợ chồng ông đang ở hoặc mua ngôi nhà khác thì có cần được sự chấp thuận của vợ ông không? Vì sao?

Lời giải:

- Nếu ông P muốn bán ngôi nhà mà vợ chồng ông đang thì vẫn cần sự chấp thuận của vợ ông. Vì đây là tài sản sở hữu chung của vợ chồng ông P.

- Nếu muốn bán can nhà khác, thì:

+ Ông P cần sự chấp thuận của vợ, nếu ngôi nhà này là tài sản chung, được tạo lập trong thời kì hôn nhân.

+ Ông P không cần sự chấp thuận của vợ nếu ngôi nhà đó là tài sản riêng của ông P (tài sản được tạo lập trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế hoặc cho tặng riêng,…)

Câu hỏi 1 trang 37 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Theo em, anh của K có nghĩa vụ đóng góp tiền lương cho ông bà để phụ thêm tiền chi tiêu trong gia đình không?

Theo em, anh của K có nghĩa vụ đóng góp tiền lương cho ông bà để phụ thêm

Lời giải:

- Theo khoản 2 điều 75 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.

- Áp dụng khoản 2 điều 75 Luật Hôn nhân và gia đình vào trường hợp này, có thể thấy:

+ Bố mẹ mất sớm, anh được ông bà nội và chú thím chăm sóc, nuôi dưỡng. Như vậy, ông bà nội và chú thím đã thay bố mẹ K thực hiện quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng anh em K.

+ Anh K đã 16 tuổi và anh có thu nhập từ việc lao động tại xưởng mộc.

=> Vì vậy, anh K có nghĩa vụ đóng góp tiền lương cho ông bà để phụ thêm tiền chi tiêu trong gia đình

Câu hỏi 2 trang 37 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Anh em K có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, chú thím không? Vì sao?

Lời giải:

- Theo khoản 2 điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, anh em K có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.

- Theo điều 106 Luật hôn nhân và gia đình, anh em K có nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ chú thím và nuôi dưỡng chú thím (trong trường hợp chú thím cần được nuôi dưỡng mà không có hoặc không còn: con cái, anh, chị em hoặc tuy có nhưng những người này không đủ khả năng nuôi dưỡng).

Câu hỏi 3 trang 37 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Trong trường hợp 5, bà H có thể phải chịu hậu quả pháp lí như thế nào về hành vi của mình? Vì sao?

Trong trường hợp 5, bà H có thể phải chịu hậu quả pháp lí như thế nào về hành vi

Lời giải:

- Bà H có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm. Vì: bà H đã có hành vi không chăm sóc, thường xuyên mắng chửi và hành hạ mẹ ruột là cụ N.

2. Một số quy định cơ bản của pháp luật về thừa kế di sản

Câu hỏi trang 38 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Theo em, những ai sẽ được hưởng di sản thừa kế của ông A?

Theo em, những ai sẽ được hưởng di sản thừa kế của ông A?

Lời giải:

- Trong trường hợp trên, những người được hưởng di sản thừa kế của ông A là:

+ Vợ ông A (nếu bà này còn sống)

+ 2 người con gái của ông A.

+ Cha mẹ đẻ của ông A (nếu 2 người này còn sống).

+ Cha mẹ nuôi và con nuôi của ông A (nếu có).

Câu hỏi 1 trang 39 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Theo em, việc lập di chúc của ông T có được coi là hợp pháp không? Vì sao? Trong di chúc của mình, ông T có thể cho Nhà nước hoặc một tổ chức nào đó được hưởng di sản của mình không?

Lời giải:

- Việc lập di chúc của ông T được coi là hợp pháp, vì:

+ Ông T lập di chúc khi bản thân còn minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép.

+ Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định.

+ Di chúc của ông T được Ủy ban nhân dân xã chứng thực.

- Ông T có thể cho Nhà nước hoặc một tổ chức nào đó được hưởng di sản của mình.

Câu hỏi 2 trang 39 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Nếu trong di chúc của mình, ông T không ghi tên vợ và người con tật nguyền trong số những người được hưởng di sản thì hai người đó có được hưởng tài sản thừa kế của ông không? Vì sao?

Nếu trong di chúc của mình, ông T không ghi tên vợ và người con tật nguyền

Lời giải:

- Nếu trong di chúc của mình, ông T không ghi tên vợ và người con tật nguyền trong số những người được hưởng di sản thì hai người đó vẫn được hưởng tài sản thừa kế của ông T.

- Vì: theo quy định tại khoản 1 điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015: con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản.

Câu hỏi trang 40 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Theo em, khi bà Y chết mà không để lại di chúc thì những ai được hưởng thừa kế di sản của bà? Vì sao?

Theo em, khi bà Y chết mà không để lại di chúc thì những ai được hưởng thừa kế

Lời giải:

- Trong trường hợp này, những người được hưởng thừa kế di sản của bà Y là:

+ Chồng bà Y (nếu ông này còn sống).

+ Người con đẻ và người con nuôi của vợ chồng bà Y.

+ Bố mẹ đẻ của bà Y (nếu 2 người này còn sống)

+ Bố mẹ nuôi của bà Y (nếu có).

- Vì: áp dụng quy định tại điểm a) khoản 1 điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015: bà Y mất mà không để lại di chúc, nên phần di sản của bà sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, gồm: chồng, con đẻ, con nuôi, bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 40 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Trong giờ thảo luận, cô giáo nêu một bài tập tình huống về thừa kế di sản với nội dung như sau:

Tình huống. Bố, mẹ, A và em gái sống cùng với ông bà nội tại ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của bố mẹ A. Bố A là doanh nhân, mẹ ở nhà làm ruộng và lo công việc nội trợ. Ngày 15/12/2021, bố A mất do mắc bệnh hiểm nghèo mà không để lại di chúc.

- Khi thảo luận nhóm: M cho rằng trong tình huống này, di sản thừa kế của bố A phải chia theo pháp luật và những người được hưởng thừa kế gồm mẹ A, A và em gái. N cho rằng những người được hưởng di sản thừa kế của bố A gồm: ông nội, bà nội, mẹ, A và em gái.

Theo em, ý kiến đúng là của M hay N? Vì sao?

Lời giải:

- Ý kiến của N là đúng.

- Vì: áp dụng quy định tại điểm a) khoản 1 điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015: bố của A mất mà không để lại di chúc, nên phần di sản của ông ấy sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, gồm: vợ (tức là mẹ của A); bố mẹ đẻ (tức là ông bà nội của A); con đẻ (tức là A và em gái A). Ngoài ra, nếu như bố của A có con nuôi hoặc bố mẹ nuôi, thì những người này cũng sẽ được hưởng một phần di sản do bố A để lại.

Luyện tập 2 trang 40 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11:Theo em, hành vi của chủ thể trong các trường hợp sau là thực hiện đúng hay vi phạm pháp luật dân sự? Vì sao?

- Trường hợp a. Gia đình ông N có ba anh em, ông là con trưởng và sống cùng nhà với cha mẹ. Em trai và em gái ông đều đã kết hôn và sống cùng gia đình riêng ở các địa phương khác. Mẹ ông mất trước và không để lại di chúc. Sau đó cha ông cũng mất và không để lại di chúc. Em trai và em gái ông yêu cầu chia di sản thừa kế của cha mẹ song, ông N kiên quyết phản đối với lí do chỉ có mình ông sống cùng cha mẹ và chăm sóc các cụ sớm hôm nên mới có quyền hưởng thừa kế tài sản của các cụ.

- Trường hợp b. Từ khi còn nhỏ, hằng năm T đều nhận được các khoản tiền khác nhau như: tiền mừng tuổi vào dịp Tết Nguyên đán, tiền thưởng khi đạt thành tích cao trong học tập, tiền chúc mừng vào các dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1 - 6, rằm tháng Tám, sinh nhật... Mẹ T đã gửi tiết kiệm tại ngân hàng tất cả số tiền đó của T vào riêng một sổ tiết kiệm mang tên mẹ. Sau lần sinh nhật thứ 15, T đã xin mẹ chuyển số tiền tiết kiệm của T từ sổ mang tên mẹ sang sổ mang tên em. Mẹ T đồng ý và đưa T đến ngân hàng để làm thủ tục sang tên sổ tiết kiệm cho T.

- Trường hợp c. Vợ chồng ông K kết hôn đã lâu nhưng chưa có con nên đã nhận một bé gái về nuôi. Sau một năm thì ông bà sinh được một cậu con trai. Hai ông bà đã nuôi dạy và chăm sóc hai con rất chu đáo, không phân biệt con đẻ và con nuôi.

- Trường hợp d. Bố mẹ anh P đã ngoài 70 tuổi và sống cùng với vợ chồng anh. Lúc khoẻ, hai cụ thường phụ giúp anh chị làm việc nhà, chăm sóc, dạy dỗ các cháu. Song mỗi khi các cụ yếu, mệt thì đều phải tự chăm sóc nhau và có sự phụ giúp thêm của các con anh P. Hai vợ chồng anh P đều lấy cớ bận đi làm, không có thời gian nên không quan tâm đến bố mẹ và phó mặc toàn bộ công việc nhà cho bố mẹ và các con mình.

Lời giải:

- Trường hợp a) Hành vi của ông N là vi phạm pháp luật dân sự. Vì:

+ Theo quy định, nếu người mất không để lại di chúc, thì di sản của người mất sẽ được chia theo pháp luật. Trong đó: hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi.

+ Áp dụng vào trường hợp này, cả bố và mẹ của ông N đều không để lại di chúc, do đó, di sản do hai cụ để lại sẽ được chia cho 3 người con đẻ là: ông N, em trai và em gái của ông N.

- Trường hợp b) Hành vi của mẹ T là thực hiện đúng pháp luật dân sự. Vì:

+ Theo quy định tại điều 75 và 76 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: con cái có quyền có tài sản riêng (bao gồm: tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác); Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lí tài sản riêng.

+ Áp dụng vào trường hợp này: tài sản riêng của T được hình thành từ các nguồn: tiền mừng tuổi; tiền thưởng, tiền chúc mừng vào các dịp đặc biệt, tiền lãi từ sổ tiết kiệm. Khi T được 15 tuổi, mẹ đã giao lại tài sản riêng của T cho T quản lí.

- Trường hợp c) Hành vi của ông bà K đã thực hiện đúng pháp luật dân sự. Vì:

+ Theo quy định tại điều 69 Luật hôn nhân và gia đình: cha mẹ không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới tính; khoản 3 điều 13 Luật con nuôi năm 2010 cũng nghiêm cấm hành vi phân biệt con đẻ với con nuôi.

+ Áp dụng vào trường hợp này, vợ chồng ông K đã luôn đối xử công bằng, nuôi dạy và chăm sóc chu đáo với hai con.

- Trường hợp d) Hành vi của vợ chồng anh P đã vi phạm quy định của pháp luật dân sự. Vì: vợ chồng anh P đã có hành vi ngược đãi cha mẹ.

Luyện tập 3 trang 41 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: T (14 tuổi) đã lấy trộm xe đạp điện của V (bạn học cùng lớp) đem bán lấy tiền tiêu. Sau khi phát hiện sự việc, bố mẹ V đã yêu cầu T phải trả lại xe hoặc trả số tiền hợp lí với giá trị của chiếc xe đó cho V.

Theo em, trong trường hợp này T hay bố mẹ T phải bồi thường thiệt hại cho V? Vì sao?

Lời giải:

- Trong trường hợp này, bố mẹ T phải bồi thường thiệt hại cho V. Vì: theo quy định tại khoản 2 điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015: người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.

Luyện tập 4 trang 41 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

- Trường hợp a. Vợ chồng anh B cùng là doanh nhân, mặc dù thu nhập khá cao song công việc của hai anh chị khá bận rộn, không có nhiều thời gian để làm việc nhà. Bố mẹ anh đều đã cao tuổi, mẹ anh lại có bệnh nền, cần phải được chăm sóc thường xuyên. Các con anh chị còn nhỏ, phải tập trung học tập nên cũng không có nhiều thời gian để chăm sóc ông bà.

Theo em, vợ chồng anh B có thể làm gì để thực hiện được nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ?

- Trường hợp b. Vợ chồng ông X có một khối tài sản chung khá lớn. Ông X rất muốn sau khi chết có thể để lại một phần di sản của mình để thờ cúng tổ tiên, một phần cho quỹ từ thiện mang tên ông, phần còn lại dành cho con cháu. Ông rất băn khoăn chưa biết làm cách nào để thực hiện được ý nguyện của mình.

1 Em hãy tư vấn cho ông X cách để thực hiện được ý nguyện đó.

2 Nếu viết di chúc, ông X có thể định đoạt toàn bộ khối tài sản chung của vợ chồng ông không? Vì sao?

Lời giải:

* Trả lời câu hỏi trường hợp a) Để thực hiện nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ, vợ chồng anh B có thể:

+ Thu xếp công việc một cách hợp lý, dành thời gian để quan tâm, chăm sóc sức khỏe bố mẹ.

+ Trong trường hợp không thể sắp xếp được thời gian, vợ chồng anh B có thể thuê thêm người đáng tin cậy để phụ giúp việc chăm sóc, trông nom bố mẹ.

* Trả lời câu hỏi trường hợp b)

- Yêu cầu số 1: Để thực hiện được ý nguyện đó, ông X nên lập di chúc. Để di chúc này được coi là hợp pháp, ông X cần:

+ Lập di chúc khi sức khỏe còn minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

+ Lập di chúc thành văn bản và mang bản di chúc đó tới cơ quan có thẩm quyền để chứng thực.

+ Trong trường hợp không thể hoặc không muốn lập di chúc bằng văn bản, ông X có thể lập di chúc bằng miệng trước mặt ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau khi ông X lập di chúc bằng miệng, người làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày ông X lập di chúc, thì bản di chúc đó cần phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

- Yêu cầu số 2: Ông X không thể định đoạt toàn bộ khối tài sản chung của vợ chồng ông. Ông X chỉ có quyền định đoạt khối tài sản của riêng ông. Vì: theo quy định của pháp luật:

+ Tài sản của vợ chồng bao gồm: tài sản chung và tài sản riêng.

+ Đối với tài sản chung: vợ và chồng bình đẳng ngang nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.

Vận dụng

Vận dụng trang 41 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng hoặc sưu tầm một vụ việc về thừa kế di sản và một câu chuyện về lòng hiếu thảo của con đối với cha mẹ. Hãy chia sẻ kết quả hoạt động của nhóm em với các bạn trong lớp.

Lời giải:

(*) Tham khảo: vụ việc về thừa kế di sản

- Ông D và bà T kết hôn, chung sống với nhau hơn 30 năm và đã tạo lập được một khối tài sản bao gồm: 1 mảnh đất (300 m2 ở trong ngõ) và 1 mảnh đất (180 m2 ở mặt đường). Ông và có bốn người con (3 gái và 1 trai). Ba người con của ông bà đều xây dựng gia đình và ở nhà riêng; ông bà ở cùng với người con trai và được anh chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo.

- Năm 2015, ông Q qua đời mà không để lại di chúc. Đến năm 2020, bà T lập di chúc, chia mảnh đất ở trong ngõ cho 3 người con gái và mảnh đất ngoài mặt đường cho người con trai. Từ đó, mâu thuẫn gia đình bùng lên, khi 3 người con gái không đồng tình với việc phân chia di sản của mẹ. Họ cho rằng, người mẹ chỉ có quyền định đoạt 1/2 số tài sản chung; 1/2 số tài sản còn lại (di sản của người bố) là tài sản của cả 4 chị em. Do mẫu thuẫn không hòa giải được, nên 3 người con gái đã tuyên bố cắt đứt quan hệ với mẹ và em trai.

(*) Tham khảo: câu chuyện về người con hiếu thảo

- Em Nguyễn Hữu C là con út trong gia đình nghèo có 9 anh chị em. Năm 2020, trong dịp nghỉ hè, mong muốn kiếm tiền trang trải việc học, C đã xin đi chăn vịt thuê ở huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Thấy em ngoan hiền, vợ chồng người thuê chăn vịt nhận em làm con nuôi.

- Khoảng 8 giờ ngày 7/10/2020, phát hiện bình gas trên ghe đang neo đậu bị rò rỉ, C liền chạy khỏi ghe. Thế nhưng, khi biết mẹ nuôi còn trên ghe, C quyết định quay lại kéo bà ra khỏi ghe. Đúng lúc này, bình gas phát nổ, cả 2 bị thổi bay xuống sông và nguy kịch. Em C được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng (Thành phố Hồ Chí Minh), mẹ nuôi được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy. Tuy nhiên, mẹ nuôi đã tử vong, còn em C bị phỏng 96% diện tích cơ thể, tiên lượng tình trạng rất xấu. Suốt 2 năm qua, Chính đã trải qua hơn 20 cuộc đại phẫu thuật tạo hình, ghép da, phục hồi cử động.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Một số chế định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản

Bài 6: Một số chế định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ

Bài 7: Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động

Bài 8: Một số quy định của pháp luật lao động về hợp đồng lao động, tiền lương và thưởng, bảo hiểm xã hội

Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Chuyên đề 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi môi trường tự nhiên

Chuyên đề 2: Một số vấn đề về pháp luật dân sự

Chuyên đề 3: Một số vấn đề về pháp luật lao động

Đánh giá

0

0 đánh giá