Giải Chuyên đề KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 3: Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự | Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11

2.4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 3: Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề KTPL 11 Bài 3: Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

Mở đầu trang 22 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Bạn T đi học bằng xe đạp và mua vé tháng để gửi xe tại bãi giữ xe của trường. Buổi sáng đến trường, T đưa xe vào bãi gửi xe và nhận vé giữ xe.

Câu hỏi: Trong trường hợp trên, bạn T đã tham gia vào quan hệ xã hội nào? Quan hệ đó diễn ra giữa T với ai?

Lời giải:

- Trong trường hợp trên, bạn T đã tham gia vào quan hệ tài sản.

- Quan hệ này diễn ra giữa 2 chủ thể là: bạn T và đơn vị trông giữ xe đạp.

1. Khái niệm pháp luật dân sự

Câu hỏi 1 trang 23 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Xe máy của anh A có tính được thành tiền không? Có thể dùng để mua bán, tặng, cho thuê, cho mượn được không?

Lời giải:

- Trong trường hợp 2. Xe máy của anh A có thể được tính thành tiền và có thể dùng để: mua bán, tặng, cho thuê, cho mượn.

Câu hỏi 2 trang 23 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11:Người trông giữ xe có phải bồi thường thiệt hại vì làm mất xe máy của anh A không? Vì sao?

Lời giải:

- Người trông xe phải bồi thường thiệt hại do đã làm mất xe của anh A. Vì: Anh A và người trông xe đã tham gia vào quan hệ tài sản.

+ Trong đó: Anh A là chủ tài sản; người trông xe là người giữ tài sản. Anh A giao tài sản của mình cho người trông xe bảo quản, cất giữ tài sản theo thỏa thuận (được thể hiện thông qua vé xe và phí gửi xe). Do đó, người trông xe phải có trách nhiệm: bảo quản và trả lại tài sản cho anh A đúng tình trạng như khi nhận giữ.

+ Tuy nhiên pháp luật không quy định về mức bồi thường trong trường hợp cụ thể mà mức bồi thường do các bên thỏa thuận và phải căn cứ vào giá trị thực tế tại thời điểm xảy ra trách nhiệm bồi thường. Do đó, anh A và người trông giữ xe có thể thỏa thuận về mức bồi thường hợp lý với giá trị chiếc xe tại thời điểm đó.

Câu hỏi 3 trang 23 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Ở trường hợp 3, tên của cuốn sách là do ông T đặt hay do Nhà xuất bản G đặt? Nhà xuất bản G có bị bắt buộc phải ghi tên tác giả là ông T không? Vì sao? Ông T có thể tặng sách cho người khác được không? Vì sao?

Lời giải:

- Ở trường hợp 3: tên cuốn sách do ông T đặt; nhà xuất bản G bắt buộc phải ghi tên tác giả là ông T và ông T có thể tặng sách cho người khác.

- Vì: theo quy định của pháp luật, quyền nhân thân của tác giả bao gồm:

+ Đặt tên cho tác phẩm

+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng

+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm

+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào.

2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

Câu hỏi 1 trang 24 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Việc kí kết hợp đồng giữa bà B và Siêu thị V thể hiện được những nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật dân sự?

Lời giải:

- Việc kí kết hợp đồng cung ứng rau sạch giữa bà B với siêu thị V đã thể hiện các nguyên tắc sau của pháp luật dân sự:

+ Nguyên tắc bình đẳng;

+ Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.

+ Nguyên tắc thiện chí, trung thực.

+ Nguyên tắc tôn trọng quyền và lợi ích của người khác.

+ Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự.

Câu hỏi 2 trang 24 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Việc Siêu thị V thanh toán tiền rau cho bà B chậm hơn thời hạn được ghi trong Hợp đồng là vi phạm nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật dân sự?

Lời giải:

- Việc Siêu thị V thanh toán tiền rau cho bà B chậm hơn thời hạn được ghi trong Hợp đồng là các vi phạm nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc thiện chí, trung thực.

+ Nguyên tắc tôn trọng lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác.

+ Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự.

Câu hỏi 3 trang 24 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Việc kí kết và thực hiện hợp đồng cung ứng vật tư xây dựng giữa Doanh nghiệp K và cơ quan N thể hiện được những nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật dân sự?

Lời giải:

- Việc kí kết và thực hiện hợp đồng cung ứng vật tư xây dựng giữa Doanh nghiệp K và cơ quan N đã thể hiện các nguyên tắc sau của pháp luật dân sự:

+ Nguyên tắc bình đẳng;

+ Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.

+ Nguyên tắc thiện chí, trung thực.

+ Nguyên tắc tôn trọng lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác.

+ Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 25 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?

a. Cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng với các cơ quan nhà nước khi tham gia vào quan hệ dân sự với các cơ quan này.

b. Chỉ các cá nhân mới cần phải thiện chí, trung thực khi xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.

c. Khi xác lập, thực hiện, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự của mình, các chủ thể chỉ cần quan tâm tới lợi ích của các bên trong quan hệ dân sự.

d. Bất cứ chủ thể nào khi xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự cũng đều phải tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác.

e. Cá nhân luôn phải chịu trách nhiệm với pháp nhân về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự của mình.

Lời giải:

- Ý kiến a) Đúng. Vì: khi tham gia vào các quan hệ dân sự thì các cơ quan nhà nước bình đẳng với các chủ thể khác và phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình đối với các nghĩa vụ dân sự.

- Ý kiến b) Sai. Vì: theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015: mọi cá nhân, pháp nhân đều phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí và trung thực.

- Ý kiến c) Sai. Vì: khi xác lập, thực hiện, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự của mình, các chủ thể cần quan tâm tới: lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đồng và lợi ích hợp pháp của người khác.

- Ý kiến d) Đúng. Vì đây là quy định tại khoản 4 điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015.

- Ý kiến e) Sai. Vì: theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015: mọi cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự của mình.

Luyện tập 2 trang 25 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Theo em, hành vi, việc làm của các chủ thể trong những tình huống sau là tuân thủ hay vi phạm tắc của pháp luật dân sự? Vì sao?

a. M mượn sách của N đề ôn bài, không may trên đường đi M đánh rơi mất sách mà không biết. Về đến nhà phát hiện ra điều đỏ nên M đã dùng tiền tiết kiệm mua một cuốn sách mới mang đến xin lỗi và trả lại sách cho N.

b. Công ty lương thực R kí hợp đồng mua bán các loại gạo cho quầy bán gạo của bà E với giá gạo loại 1 là 30.000 đồng/kg, gạo loại 2 là 25.000 đồng/kg và gạo loại 3 là 20.000 đồng/kg. Tuy nhiên, sau một thời gian, để tăng lợi nhuận, Công ty R đã trộn thêm một phần nhỏ gạo loại 2 vào gạo loại 1 nhưng trên bao bì vẫn ghi là gạo loại 1 và giao cho bà E với giá 30.000 đồng/kg. Bà E không phát hiện ra điều đó nên vẫn giao cho khách với giá 30.000 đồng/kg.

c. Siêu thị điện máy H bán tivi được sản xuất bởi Công ty D cho khách hàng. Sau khi bán được một thời gian, Công ty D phát hiện một số tivi của hãng có lỗi nên đã chủ động kết hợp với Siêu thị H thông báo tới khách hàng thu hồi lại các tivi đã bán và bồi hoàn tiền mua cho khách hàng.

Lời giải:

- Tình huống a. Hành vi, việc làm của bạn M đã tuân thủ đúng nguyên tắc của pháp luật dân sự. Vì:

+ M và N đã tham gia vào quan hệ tài sản trong pháp luật dân sự. Trong đó: N là chủ tài sản (cuốn sách); M là bên giữ tài sản. N đã trao tài sản của mình cho M mượn, do đó, M có nghĩa vụ phải hoàn trả nguyên vẹn tài sản cho N.

+ M làm mất cuốn sách, tức là M đã không thực hiện đúng nghĩa vụ dân sự của mình.

=> Chính vì vậy, việc M mua một cuốn sách mới, đem đến trả và xin lỗi N là hành động tuân thủ nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự.

- Tình huống b. Hành vi của công ty lương thực R đã vi phạm nguyên tắc của pháp luật dân sự. Vì: hành động trộn một phần nhỏ gạo loại 2 vào gạo loại 1 nhưng trên bao bì vẫn ghi là gạo loại 1 của công ty R đã vi phạm nguyên tắc thiện chí, trung thực; đồng thời đã xâm phạm đến quyền và lợi ích của bà E.

- Tình huống c. Hành vi của công ty D và siêu thị điện máy H là tuân thủ nguyên tắc của pháp luật dân sự. Vì:

+ Khi phát hiện hàng hóa có lỗi sai, công ty D và siêu thị điện máy H đã có thái độ thiện chí và trung thực trong việc thông báo tới khách hàng.

+ Công ty D và siêu thị điện máy H đã thu hồi các tivi bị lỗi (đã bán) và bồi hoàn tiền cho khách hàng => đây là hành vi tuân thủ nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự.

Luyện tập 3 trang 26 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy tư vấn cho các nhân vật dưới đây để giúp họ thực hiện đúng các nguyên tắc của pháp luật dân sự.

- Tình huống a. Anh T mang xe máy đến bảo dưỡng tại một cửa hàng sửa xe. Sau khi thỏa thuận về giá cả, các bộ phận bảo dưỡng và thời gian bảo dưỡng, cửa hàng sửa xe đã giao cho anh một phiếu giao nhận hàng ghi rõ thời gian trả xe và giá sửa chữa. Sau khi sửa xong, thấy chưa đến ngày trả xe nên một nhân viên tại cửa hàng đã định cho người nhà mượn xe để dùng vào việc riêng.

- Tình huống b. Khi chuẩn bị sửa nhà, vợ chồng ông K có ý định giao kết hợp đồng với một cửa hàng bán vật liệu xây dựng sẽ giao nhận và tập kết vật liệu vào ban đêm tại lối đi chung đầu ngõ.

- Tình huống c. C là nhân viên bán hàng cho một cửa hàng bán trái cây tươi. Vì muốn tăng lợi nhuận nên chủ cửa hàng đã yêu cầu C dán nhãn mác trái cây nhập từ nước U với giá bán khá cao vào những trái cây cùng loại nhập từ nước T với giá thấp hơn.

Lời giải:

- Tình huống a. Khuyên nhân viên của cửa hàng sửa xe không được phép cho người nhà mượn xe của anh T. Vì: nếu thực hiện hành vi này, thì người nhân viên đó đã:

+ Thiếu thiện chí và trung thực trong việc thực hiện giao kết, thỏa thuận với anh T.

+ Xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của anh T.

+ Thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự với anh T.

- Tình huống b. Khuyên vợ chồng ông K không nên thực hiện ý định đó. Vì: hành động, giao nhận và tập kết vật liệu xây dựng vào ban đêm tại lối đi chung đầu ngõ đã xâm phạm đến lợi ích và có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe (thậm chí là tính mạng) của mọi người trong khu dân cư => đây là hành vi vi phạm nguyên tắc: tôn trọng lợi ích nhà nước, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác trong pháp luật dân sự.

- Tình huống c. Khuyên C và chủ cửa hàng không nên thực hiện hành vi đó. Vì: hành động dán nhãn mác trái cây nhập từ nước U vào những trái cây nhập từ nước T đã:

+ Thể hiện thái độ thiếu thiện chí và trung thực với khách hàng.

+ Xâm phạm đến lợi ích kinh tế của khách hàng (vì khách hàng phải trả một khoản tiền cao hơn so với giá trị thực tế của hàng hóa).

+ Có thể gây những tác động xấu đến sức khỏe của khách hàng.

=> Vì vậy, hành vi này đã vi phạm 2 nguyên tắc trong pháp luật dân sự, cụ thể là:

+ Nguyên tắc trung thực, thiện chí.

+ Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của nhà nước, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước.

Vận dụng

Vận dụng trang 26 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Viết bài chia sẻ về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân trong một quan hệ dân sự mà em đã tham gia.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Trên đường đi học về, em và bạn C nhặt được một chiếc balo, trong đó có chứa một máy tính xách tay, 5 triệu đồng và một số giấy tờ tùy thân mang tên Nguyễn Văn T nhưng không rõ địa chỉ. Bạn C gợi ý với em về việc: mang máy tính xách tay tay tới tiệm cầm đồ thanh lý lại rồi chia đôi số tiền có được (bao gồm cả khoản tiền 5 triệu có sẵn trong balo). Tuy nhiên, em không đồng tình, khuyên C: mang những tài sản đó giao nộp cho lực lượng công an để tìm và trả lại người bị mất.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá