Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình S + O2 SO2 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Lưu huỳnh. Mời các bạn đón xem:
Phương trình S + O2 SO2
1. Phương trình phản ứng hóa học
S + O2 SO2
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng
Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt.
Lưu huỳnh cháy trong oxi mãnh liệt hơn, tạo thành khí SO2 có mùi hắc.
3. Điều kiện phản ứng
Nhiệt độ
4. Tính chất hoá học
4.1. Tính chất hoá học của Lưu huỳnh
Nhận xét: khi tham gia phản ứng hóa học, S thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử
Tác dụng với kim loại
S có thể tác dụng với nhiều kim loại ở nhiệt độ cao
(tác dụng ở nhiệt độ thường → dùng thu hồi thủy ngân rơi vãi)
Tác dụng với hiđro
Trong các phản ứng trên, số oxi hóa của S giảm từ 0 xuống -2 → S thể hiện tính oxi hóa
Tác dụng với phi kim
Ở điều kiện thích hợp, S tác dụng được với một số phi kim như oxi, clo, flo,…
Tác dụng với hợp chất
Trong các phản ứng trên, số oxi hóa của S tăng từ 0 lên +4 hoặc +6 → S thể hiện tính khử
4.2. Tính chất hoá học của O2
Khi tham gia phản ứng, nguyên tử O dễ dàng nhận thêm 2e. Nguyên tử oxi có độ âm điện lớn (3,44), chỉ kém flo (3,98).
Do vậy, oxi là nguyên tố phi kim hoạt động hoá học, có tính oxi hoá mạnh. Trong các hợp chất (trừ hợp chất với flo), nguyên tố oxi có số oxi hoá là -2.
Oxi tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt, ...) và các phi kim (trừ halogen). Oxi tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
Tác dụng với kim loại
Tác dụng với hầu hết kim loại (trừ au và Pt), cần có to tạo oxit:
Tác dụng với phi kim
Tác dụng với hầu hết phi kim (trừ halogen), cần có to tạo oxit:
ĐB: Tác dụng với H2 nổ mạnh theo tỉ lệ 2:1 về số mol:
Tác dụng với hợp chất
- Tác dụng với các chất có tính khử:
- Tác dụng với các chất hữu cơ:
5. Cách thực hiện phản ứng
Đưa muỗng sắt có chứa một lượng nhỏ lưu huỳnh bột vào ngọn lửa đèn cồn. Sau đó đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ có chứa khí oxi.
6. Bạn có biết
S tác dụng với phi kim hoạt động mạnh hơn như O2, F2.
S + 3F2 SF6
7. Bài tập liên quan
Ví dụ 1: Dãy gồm các chất đều tác dụng (trong điều kiện phản ứng thích hợp) với S là:
A. H2, Pt, F2
B. Zn, O2, F2
C. Hg, O2, HCl
D. Na, Br2, H2SO4 loãng
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
S + O2 SO2
S + 3F2 SF6
Zn + S ZnS
Lưu ý: S không phản ứng với Pt, HCl loãng, Br2, H2SO4 loãng.
Ví dụ 2: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về S?
A. Chất rắn, màu vàng.
B. Không tan trong các dung môi hữu cơ.
C. Không tan trong nước.
D. Dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
S không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ.
Ví dụ 3: Cho 3,2 gam S cháy trong khí oxi thu được V (lít) khí ở đktc. Giá trị V là:
A. 2,24
B. 3,36
C. 4,48
D. 3,2
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Ta có: nS = = 0,1 mol
Phương trình hóa học:
⇒ V = 0,1. 22,4 = 2,24 lít
8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Lưu huỳnh (S) và hợp chất:
S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2↑ + 2H2O
H2S + H2SO4 đậm đặc → SO2↑+ 2H2O + S↓
H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl