Với giải Vận dụng 3 trang 56 Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô-Đinh-Tiền Lê (938-1009) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô-Đinh-Tiền Lê (938-1009)
Vận dụng 3 trang 56 Lịch sử 7: Hãy chọn và giới thiệu một nhân vật lịch sử đã có công dựng nước hoặc giữ nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê. Điều khiến em khâm phục, muốn học tập hoặc noi gương nhân vật đó? Hãy nêu ý kiến và giải thích.
Phương pháp giải:
Lựa chọn một nhân vật mà em yêu thích: Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Dương Vân Nga, Lê Hoàn…
Trả lời:
Ngô Quyền sinh năm (898) niên hiệu Càn Ninh thứ năm trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm, nay là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây – Hà Nội. Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, mở ra thời kỳ trung hưng rực rỡ của dân tộc.
Điều em khâm phục, muốn noi gương ở Ngô Quyền là:
- Thứ nhất là sự mưu trí, dũng cảm khi thấy nhạc phụ bị kẻ gian hãm hại đã tập hợp quân lính để trừ gian. Thấy giặc ngoại xâm (quân Nam Hán) mạnh mà không hề nhụt chí, mau chóng tổ chức lại lực lượng chống giặc.
- Thứ hai là Ngô Quyền có ý thức dân tộc khi đã xưng vương, chế định triều nghi đã khẳng định nước ta là nước độc lập, chấm dứt thời kì 1000 năm Bắc thuộc.
- Thứ ba là việc Ngô Quyền chọn Cổ Loa làm kinh đô là tỏ ý nối lại quốc thống xưa, nhớ về tổ tiên, nguồn cội của người Việt.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Tầng lớp giữ địa vị thống trị trong xã hội thời Ngô - Đinh- Tiền Lê là
A. địa chủ và nông dân tự canh.
B. nông dân lĩnh canh và thợ thủ công.
C. quan lại và một bộ phận nhà sư, đạo sĩ.
D. vua, quan và một bộ phận nhà sư, đạo sĩ.
Đáp án đúng là: D
Xã hội thời Ngô, Đinh, Tiền Lê gồm hai bộ phận thống trị và bị trị, có địa vị chính trị và kinh tế khác nhau. Vua, quan và một bộ phận nhà sư, đạo sĩ giữ địa vị thống trị (SGK - Trang 55)
Câu 2. Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền chọn địa phương nào làm kinh đô?
A. Hoa Lư.
B. Cổ Loa.
C. Phong Châu.
D. Phú Xuân.
Đáp án đúng là: B
Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức Tiết độ sứ và đóng đô ở Cổ Loa (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội)
Câu 3. Kinh đô của nhà nước Đại Cồ Việt được đặt ở
A. Hoa Lư.
B. Cổ Loa.
C. Phong Châu.
D. Phú Xuân.
Đáp án đúng là: A
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), lấy niên hiệu là Thái Bình, đúc tiền “Thái Bình hưng bảo”, khẳng định vị thế độc lập của Đại Cồ Việt (SGK - Trang 53)
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 52 Lịch sử 7: - Vì sao gọi tình hình đất nước cuối thời Ngô là “Loạn 12 sứ quân”?...
Câu hỏi trang 54 Lịch sử 7: Mô tả và nêu nhận xét về tổ chức chính quyền thời Đinh- Tiền Lê....
Câu hỏi trang 55 Lịch sử 7: Đời sống xã hội, văn hóa thời Ngô- Đinh- Tiền Lê có điểm gì nổi bật....
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:
Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô-Đinh-Tiền Lê (938-1009)
Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)
Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)
Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên