Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 14 (Chân trời sáng tạo): Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009)

5.6 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009) sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009)

Bài tập 1 trang 41 SBT Lịch sử 7: Điền tên nhân vật lịch sử đúng với thông tin cho sẵn trong các câu thơ dưới đây.

TT

Thông tin

Tên nhân vật lịch sử

1

Tại đền thờ ông ở Phủ Diễn, Thanh Trì Có câu .... đối ca ngợi chiến công của ông như sau:

“Động Hoa Lư tráng lệ đế độ,

Sông Bạch Đằng lưu truyền chiến tích”.

………………………………..

………………………………..

………………………………..

2

“Hai vai gồng gánh hai Vua,

Hai triều hoàng hậu, tu chùa Am Tiên.

Theo chồng đánh Tống bình Chiêm,

Có công với nước, vô duyên với đời.”

………………………………..

………………………………..

………………………………..

3

“Bạch Đằng một trận giao phong,

Hoằng Tháo lạc vía, Kiều công nộp đầu. (...)

Về Loa thành mới đăng quang,

Quan danh cải định, triều chương đặt bày.”

………………………………..

………………………………..

………………………………..

4

“Khác thường từ thuở còn thơ,

Rủ đoàn mục - thụ mở cờ bông lau.

...Bốn phương thu lại một nhà,

Mười hai sự tướng đều là quét thanh.”

………………………………..

………………………………..

………………………………..

Trả lời:

TT

Thông tin

Tên nhân vật lịch sử

1

Tại đền thờ ông ở Phủ Diễn, Thanh Trì Có câu .... đối ca ngợi chiến công của ông như sau:

“Động Hoa Lư tráng lệ đế độ,

Sông Bạch Đằng lưu truyền chiến tích”.

Lê Hoàn

2

“Hai vai gồng gánh hai Vua,

Hai triều hoàng hậu, tu chùa Am Tiên.

Theo chồng đánh Tống bình Chiêm,

Có công với nước, vô duyên với đời.”

Dương Vân Nga

3

“Bạch Đằng một trận giao phong,

Hoằng Tháo lạc vía, Kiều công nộp đầu. (...)

Về Loa thành mới đăng quang,

Quan danh cải định, triều chương đặt bày.”

Ngô Quyền

4

“Khác thường từ thuở còn thơ,

Rủ đoàn mục - thụ mở cờ bông lau.

...Bốn phương thu lại một nhà,

Mười hai sự tướng đều là quét thanh.”

Đinh Bộ Lĩnh

Bài tập 2 trang 42 SBT Lịch sử 7Hoàn thành sơ đồ dưới đây.

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009) - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009) - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài tập 3 trang 42 SBT Lịch sử 7Nối các dữ liệu ở cột A với dữ liệu ở cột B cho phù hợp.

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009) - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Ghép nối:

1 - E

2 - C

3 - G

4 - D

5 - A

6 - B

Bài tập 4 trang 43 SBT Lịch sử 7Điền các sự kiện phù hợp với thời gian về nước Đại Cồ Việt thời Ngô, Đinh, Tiền Lê.

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009) - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009) - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài tập 5 trang 43 SBT Lịch sử 7: Hãy điền vào sơ đồ kim tự tháp xã hội thời Ngô - Đinh - Tiền Lê.

- Tên các tầng lớp xã hội theo đúng vị trí.

- Nêu mối quan hệ giữa các tầng lớp trong xã hội.

- Cho biết tầng lớp nào đông nhất trong xã hội. Vì sao?

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009) - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009) - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Mối quan hệ: mâu thuẫn xã hội giữa các tầng lớp nhân dân chưa sâu sắc

Tầng lớp đông đảo nhất là nông dân. Họ là lực lượng sản xuất chính, cày ruộng công làng xã.

Bài tập 6 trang 43 SBT Lịch sử 7: Trong Hoàng Xuân Hãn tuyển tập viết: “... Dân chúng đã lập đền thờ các vua Đinh, Lê trên nền tảng cung điện Hoa Lư mà không quên bà Dương hậu, không những thế mà còn tự hợp hai vua, tô tượng hai vua ngồi chung một toà với Dương hậu ở giữa..”.

Theo em, vì sao nhân dân thờ bà Dương Thái hậu? Bà có công lao gì với lịch sử dân tộc Việt Nam?

Trả lời:

- Người dân lập đền thờ để tưởng nhớ công lao của bà Dương Vân Nga với dân tộc.

- Công lao: bà Dương Vân Nga đã hi sinh quyền lợi hạn hẹp của gia đình, dòng tộc và để đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết (bà đã chủ động sai người lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế => tự kết thúc Vương triều Đinh, đồng thời khai sáng, mở ra sự nghiệp cho Vương triều Tiền Lê).

Bài tập 7 trang 44 SBT Lịch sử 7Hãy tìm những từ hoặc cụm từ nói lên công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với sự phát triển của đất nước trong đoạn văn dưới đây: Lê Văn Hưu nói:“Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ quân phục hết. Vua mở nước dựng đô, đổi xưng hoàng đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ,...".

(Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, trang 211)

Trả lời:

- Những từ/ cụm từ nói lên công lao của Đinh Bộ Lĩnh:

+ Một phen cất quân mà mười hai sứ quân phục hết.

+ Mở nước dựng đô, xưng hoàng đế, đặt trăm quan, lập sáu quân…

Bài tập 8 trang 44 SBT Lịch sử 7: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

Câu 1: Sự kiện lịch sử nào mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc?

A. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40 - 42).

B. Khúc Thừa Dụ xưng Tiết độ sứ (năm 905).

C. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (năm 938).

D. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô (năm 939).

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 2: Năm 939, Ngô Quyền xưng vương đóng đô ở

A. Cổ Loa.

B. Hoa Lư.

C. Thăng Long.

D. Tây Đô.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 3: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, chọn kinh đô là

A. Cổ Loa.

B. Hoa Lư.

C. Thăng Long.

D. Tây Đô.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 4: Quốc hiệu đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt Nam là

A. Việt Nam.

B. Đại Cồ Việt.

C. Đại Việt.

D. Đại Nam.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 5: Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, học sinh ngày nay cần

A. học tập tốt, lao động tốt để xây dựng đất nước giàu mạnh.

B. sẵn sàng đoàn kết, hỗ trợ đồng bào khi gặp khó khăn hoạn nạn.

C. luôn đề cao ý thức bảo vệ độc lập, giữ gìn bản sắc dân tộc.

D. sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ khi Tổ quốc cần.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Xem thêm các bài giải Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 13: Vương quốc Lào

Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1225)

Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009)

1. Ngô Quyền dựng nền độc lập

- Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức Tiết Độ Sứ, đóng đô ở Cổ Loa.

- Xây dựng chính quyền:

+ Triều đình: đứng đầu là vua, dưới có quan văn, quan võ.

+ Địa phương: Cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng.

- Ngô Quyền lên ngôi được 6 năm đất nước bình yên, độc lập dân tộc => bước đầu thể hiện ý thức độc lập tự chủ. Tạo nền tảng cho sự phát triển thời kì sau.

Cổng làng cổ Đường Lâm (Hà Nội)

2. Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh

* Công cuộc thống nhất đất nước:

Năm 944, Ngô Quyền mất, các con ông không đủ sức giữ chính quyền trung ương, một số hào trưởng địa phương nổi dậy chiếm giữ các nơi.

- Năm 965, nhà Ngô tan rã đất nước rơi vào tình trạng chia cắt. Sử cũ gọi là “Loạn 12 sứ quân”.

Lược đồ loạn 12 sứ quân

- Hoàn cảnh đất nước rối ren, ở Hoa Lư lúc này xuất hiện Đinh Bộ Lĩnh là người có tài cầm quân đánh đâu thắng đó và được tôn làm Vạn Thắng Vương.

- Trong vòng hai năm 966 – 967, Đinh Bộ Lĩnh sử dụng quân sự kết hợp với biện pháp mềm dẻo thu phụ và dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.

* Sự thành lập nhà Đinh:

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn), đóng đô tại Hoa Lư.

- Mùa xuân năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình. Đúc tiền “ Thái Bình Hưng Bảo” khẳng định vị thế độc lập Đại Cồ Việt.

Đền vua Đinh Tiên Hoàng - Hoa Lư - Ninh Bình

3. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 981)

- Hoàn cảnh:

+ Cuối thời Đinh, nội bộ lục đục, chia rẽ. Năm 979 Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại, con út là Đinh Toàn lên nối ngôi chỉ mới 6 tuổi.

+ Bên ngoài nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Cồ Việt.

+ Đất nước lâm nguy, nhiều người trong triều đình suy tôn Lê Hoàn lên làm Vua, lãnh đạo kháng chiến.

Thái hậu Dương Vân Nga trao áo Long Cổn cho Lê Hoàn (tranh minh họa)

Diễn biến:

Năm 981 Hầu Nhân Bảo chỉ huy quân Tống tiến đánh Đại Cồ Việt theo hai đường thủy, bộ.

+ Lê Hoàn trực tiếp lãnh đạo kháng chiến chặn đánh địch ở Lục Đầu Giang, Bạch Đằng, Tây Kết,..tướng Hầu Nhân Bảo tử trận.

Kết quả: quân Tống rút về nước, nền độc lập dân tộc được giữ vững.

4. Tổ chức chính quyền thời Đinh - Tiền Lê

a. Thời Đinh:

Hoàng đế đứng đầu triều đình trung ương, giúp vua trị nước có các cao tăng và hai ban văn, võ. Đinh Tiên Hoàng cử tướng lĩnh quân sự thân cận giữ các chức vụ chủ chốt.

- Chính quyền địa phương gồm các cấp: Đạo (châu), giáp, xã.

b. Thời Tiền Lê:

- Tổ chức chính quyền:

+ Năm 981 Lê Hoàn lập nhà Tiền Lê, niên hiệu Thiên Phúc.

+ Vua đứng đầu chính quyền trung ương. Phong vương cho các con, cử đi trấn giữ các nơi quan trọng. Thái sư, đại sư, quan văn, võ giúp vua lo việc nước.

+ Năm 1002 ở địa phương, vua đổi đạo thành lộ, phủ, châu, giáp. Đơn vị cơ sở là xã.
 Quân đội:

+ Gồm 2 bộ phận: Cấm quân (bảo vệ vua, triều đình) và quân địa phương.

+ Thực hiện chính sách “ Ngụ binh ư nông” (gửi quân ở nhà nông).

5. Đời sống xã hội, văn hóa thời Ngô - Đinh - Tiền Lê

- Xã hội: gồm 2 bộ phận: thống trị và bị trị có địa vị chính trị, kinh tế khác nhau.

+ Giai cấp thống trị: Vua, quan, một bộ phận nhà sư, đạo sĩ

+ Giai cấp bị trị: Nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì

+ Nông dân là lực lượng sản xuất chính cày ruông công làng xã. Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, số lượng ít, hầu hạ vua, quan

- Tôn giáo: Nho giáo chưa phát triển, Phật giáo được truyền bá rộng rãi.

+ Chùa được xây dựng nhiều nơi. Kinh đô Hoa Lư có Chùa Bà Ngô, Nhất Trụ,..

+ Nhà sư là người có học, được tôn trọng, nhiều cao tăng tham gia quản lí đất nước, một số nhà Sư mở lớp dạy học ở chùa.

- Văn hóa dân gian: Phát triển đặc biệt là hát chèo, đánh đu, đấu vật..Kinh đô Hoa Lư là đất tổ của sân khấu Chèo.

Đánh giá

0

0 đánh giá