Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 17 từ đó học tốt môn Sử 7.
Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
Video giải Lịch sử 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên - Chân trời sáng tạo
1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258
Giải Lịch sử 7 trang 71 Chân trời sáng tạo
Phương pháp giải:
B1: Quan sát sơ đồ hình 17.1 và 17.2
B2: Nêu các diễn biến chính của cuộc chiến
Trả lời:
Diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258:
- Tháng 1 - 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt.
- Quân giặc tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị phòng tuyến của ta chặn lại
- Nhà Trần rút khỏi Thăng Long, thực hiện "vườn không nhà trống". Thiếu lương thực lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy 1 tháng, lực lượng chúng hao mòn dần.
- Ngày 29 - 2 - 1258, Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu, quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất kết thúc thắng lợi.
2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1285
Giải Lịch sử 7 trang 72 Chân trời sáng tạo
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 2 SGK
Trả lời:
- Khai thác tư liệu 17.3 và 17.4, em hãy rút ra đặc điểm chung về tinh thần chống giặc ngoại xâm của vua quan và nhân dân thời Trần.
Phương pháp giải:
B1: Đọc lại 2 tư liệu 17.3 và 17.4
B2: Chú ý các từ khóa: "đánh" muôn người cùng hô một tiếng, chém đầu tôi trước rồi hãy hàng…
Trả lời:
- Đặc điểm chung về tinh thần chống giặc ngoại xâm của vua quan và nhân dân thời Trần:
+ Cả nước đồng lòng, chung sức chống giặc.
+ Tất cả các lớp lớp nhân dân, già trẻ gái trai đều tham gia vào công cuộc chống giặc.
3. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1287-1288
Giải Lịch sử 7 trang 73 Chân trời sáng tạo
- Vì sao khi bước vào kháng chiến, trước thế giặc rất mạnh, Hưng Đạo Vương lại khẳng định với vua Trần: “Năm nay đánh giặc nhàn”.
Phương pháp giải:
B1: Đọc nội dung sơ đồ 17.6
B2: Vẽ sơ đồ theo năm 1287,1288 với những sự kiến chính
Dựa vào tư liệu mục 17.8 SGK, qua đó thấy được sự chuẩn bị kĩ lưỡng của quân dân nhà Trần trước cuộc chống quân xâm lược Mông-Nguyên
Trả lời:
* Những diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288:
* Khi bước vào kháng chiến, trước thế giặc rất mạnh, Hưng Đạo Vương lại khẳng định với vua Trần: “Năm nay đánh giặc nhàn” vì:
- Trong lần này, nhà Trần chủ động mai phục và tiêu diệt đoàn thuyền chở quân lương của giặc, đẩy chúng lâm vào tình thế khó khăn, thiếu thốn.
- Chủ động xây dựng trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng, tiêu diệt gọn lực lượng quân giặc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên
Giải Lịch sử 7 trang 75 Chân trời sáng tạo
- Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
- Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có vai trò như thế nào đối với triều đại nhà Trần và lịch sử dân tộc thế kỉ XIII?
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 4 SGK Lịch sử và Địa lí 7
B1: Tra cứu thông tin về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn qua sách báo, internet
B2: Xét vai trò của Hưng Đạo Vương trên lĩnh vực quân sự, văn học,...
Trả lời:
* Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên- Mông:
- Kết quả của lòng yêu nước, của sự đoàn kết toàn dân, trên dưới một lòng cùng tham gia đánh giặc.
- Đề ra kế sách đánh giặc đúng đắn, sáng tạo, biết phát huy truyền thống đánh giặc “lấy ít địch nhiều, lấy ít chống mạnh”, “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu”.
- Tài năng của các vua nhà Trần cùng các danh tướng
* Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên:
- Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược của quân Mông Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, mở ra nền thái bình hơn một thế kỉ cho Đại Việt.
- Góp phần chặn đứng làn sóng xâm lược của quân Mông Nguyên đối với Nhật Bản, các nước Đông Nam Á.
- Khẳng định tinh thần quật cường, khí phách của một dân tộc không chịu khuất phục trước bất kỉ kẻ thù nào.
- Để lại nhiều bài học quý giá về xây dựng khối đoàn kết quân dân trong cuộc đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc.
* Vai trò của Trần Quốc Tuấn với triều đại nhà Trần và lịch sử dân tộc thế kỉ XIII:
- Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.
- Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.
- Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.
- Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.
Luyện tập - Vận dụng
Giải Lịch sử 7 trang 76 Chân trời sáng tạo
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 1,2,3 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Trả lời:
Phương pháp giải:
B1: Tra cứu tư liệu về Trần Thủ Độ và Trần Hưng Đạo thông qua sách báo, internet
B2: Đánh giá vai trò của Trần Thủ ĐỘ và Trần Hưng Đạo về mặt quân sự, kế sách, giữ vững tinh thần nghĩa sĩ
Trả lời:
* Vai trò của Trần Thủ Độ:
- Kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258 này, Trần Thủ Độ giữ vai trò là Tổng chỉ huy của cuộc chiến đấu.
- Củng cố, giữ vững tinh thần dám đánh và quyết thắng của quân dân Đại Việt. Khi trả lời vua Trần rằng: - Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!
* Vai trò của Trần Hưng Đạo:
- Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.
- Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.
Phương pháp giải:
B1: Xác định nhân tố quyết định tạo nên thắng lợi cuộc chiến: Vua tôi, quân dân đồng lòng kháng chiến
B2: Liên hệ thực tế với các sự kiện như giải cứu nông sản, chống đại dịch covid 19,...
Trả lời:
Nhân tố quan quyết định tạo nên chiến thắng trong các cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên là: “vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức” và sự chỉ đạo chiến lược sáng suốt, tài tình của Bộ Thống soái Đại Việt, đứng đầu là các vua Trần và Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.
Nhân tố đó được kế thừa và phát huy trong thời bình:
- Nhân dân tin tưởng và đồng lòng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Nhân dân chung sức đồng lòng cùng Đảng quyết tâm khắc phục các hậu quả do thiên tai gây ra, chống lại đại dịch covid 19,v.v…
Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258
- Hoàn cảnh:
+ Năm 1257 Mông Cổ cho quân áp sát vào biên giới Đại Việt. Ba lần cử sứ giả đến Thăng Long dụ hàng.
+ Vua Trần Thái Tông cho bắt giam sứ giả, đồng thời ra lệnh cho cả nước tập luyện, chuẩn bị vũ khí, sẵn sàng đánh giặc.
- Diễn biến:
+ Tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân tiến vào Đại Việt
+ Ngày 17/1/1258, vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy chặn giặc ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) sau đó cho quân rút lui để bảo toàn lực lượng
+ Nhà Trần quyết định rút khỏi Thăng Long, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”, quân Mông Cổ chỉ chiếm được Thăng Long trống rỗng nên lâm vào tình thế khó khăn
+ Ngày 29/1/1258, quân Trần tổ chức tấn công lớn ở Đông Bộ Đầu. Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy.
Lược đồ kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất
- Kết quả: Thắng lợi.
2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1285
- Hoàn cảnh:
+ Năm 1271, Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên.
+ Năm 1279 sau khi chiếm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Nhà Nguyên tập trung lực lượng, ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt.
+ Năm 1282, Vua Trần tập trung hội nghị Bình Than. Năm 1285, triệu tập hội nghị Diên Hồng bàn kế đánh giặc.
Hội nghị Diên Hồng (tranh minh họa)
+ Trần Hưng Đạo được cử làm Quốc công tiết chế - Tổng chỉ huy lực lượng kháng chiến.
+ Để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu binh lính, Hưng Đạo Vương viết Hịch Tướng Sĩ.
- Hoàn cảnh:
+ Tháng 1/1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy vào nước ta. Toa Đô dẫn 1o vạn quân từ Champa đánh lên phía nam, tấn công Đại Việt.
+ Trước thế giặc mạnh, quân ta lui về Vạn Kiếp, vua Nhà Trần thực hiện kế sách ”Vườn không nhà trống” rút từ Thiên Long (Chí Linh, Hải Dương) về Thiên Trường (Nam Định).
+ Tháng 5/1285 quân Trần phản công, đánh bại quân địch Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương. Tiến về giải phóng Kinh đô.
+ Toa Đô tử trận, Thoát Hoan chui ống đồng bắt quân lính khiêng chạy về nước...
Thoát Hoan chui ống đồng rút chạy về nước
- Kết quả: cuộc kháng chiến giành thắng lợi.
3. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1287 – 1288
- Hoàn cảnh:
+ Sau hai lần thất bại, vua Nguyên lại cử Thoát Hoan kép quân xâm lược Đại Việt một lần nữa.
+ Đoán được dã tâm và ý đồ xâm lược của nhà Nguyên, quân dân nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến.
- Diễn biến:
+ Tháng 12/1287, hơn 50 vạn quân Nguyên tiến vào Đại Việt theo đường bộ ; hơn 600 chiến thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường thủy tiến vào vùng biển Đông Bắc, tiếp theo là đoàn thuyền lương.
+ Trần Khánh Dư chặn đánh và tiêu diệt đoàn thuyền lương giặc ở Vân Đồn
+ Tháng 1/ 1288, Thoát Hoan cho quân chiếm Thăng Long, nhân dân Thăng long thực hiện kế hoạch «vườn không nhà trống », khiến quân Nguyên gặp nhiều khó khăn.
+ Tháng 4 / 1288 Ô Mã Nhi rút về nước theo đường sông Bạch Đằng. Trần Hưng Đạo mai phục trận địa cọc ngầm, lợi dụng thủy triều và sử dụng bè lửa tiêu diệt giặc. Thoát Hoan theo theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân Đại Việt liên tục chặn đánh.
- Kết quả: Kháng chiến kết thúc thắng lợi
Trần Hưng Đạo chỉ huy cuộc chiến đấu tại cửa biển Bạch Đằng (tranh minh họa)
4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên
a. Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân có lòng yêu nước, các thành phần dân tộc cùng tham gia đánh giặc, tạo thành khối đoàn kết toàn dân.
- Kế sách đánh giặc đúng đắn, sáng tạo. Phát huy truyền thống đánh giặc ông cha ta ” lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”, ” tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu”
- Tài năng thao lược của các vua nhà Trần cùng các danh tướng như: Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Hưng Đạo.
b. Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của Mông - Nguyên, bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.
- Góp phần quyết định chặn đứng làn sóng xâm lược của quân Mông - Nguyên đối với Nhật Bản, các nước Đông Nam Á.
- Khẳng định tinh thần quật cường, khí phách của dân tộc không chịu khuất phục kẻ thù.
- Để lại bài học lịch sử quý giá: sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, trong công cuộc đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:
Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)
Bài 18 : Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407)
Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Bài 20: Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527)