Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, chọn Cổ Loa làm kinh đô

3.8 K

Với giải Luyện tập 1 trang 56 Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô-Đinh-Tiền Lê (938-1009) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô-Đinh-Tiền Lê (938-1009)

Luyện tập 1 trang 56 Lịch sử 7: Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, chọn Cổ Loa làm kinh đô. Giải thích về quyết định này, nhiều ý kiến cho rằng Ngô Vương muốn tiếp nối truyền thống nước Âu Lạc xưa. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Tìm hiểu thông tin qua sách báo, internet. Cụ thể là tìm đọc Kỷ nhà Ngô trong Đại Việt sử kí toàn thư

Trả lời:

Em có đồng ý với ý kiến Ngô Quyền chọn Cổ Loa là kinh đô vì muốn tiếp nối truyền thống nước Âu Lạc xưa.

Vì chính Sử gia Lê Văn Hưu đời Trần cũng đã nêu cao ý tưởng này của Ngô Vương Quyền khi viết về Ngô Vương “chính thống của nước Việt ta đã nối lại được”. Với việc Ngô Vương đóng đô ở Cổ Loa, vùng đất Hà Nội đã khôi phục vị trí trung tâm chính trị của đất nước trong buổi đầu phục hưng độc lập sau hơn nghìn năm Bắc thuộc.

Ngô Quyền cũng muốn khẳng định việc trở về với cội nguồn của dân tộc, tỏ rõ ý nguyện tiếp tục sự nghiệp dựng nước và giữ nước thời Văn Lang - Âu Lạc, chính thức cắt hẳn sự ảnh hưởng của triều đình phương Bắc.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Tầng lớp giữ địa vị thống trị trong xã hội thời Ngô - Đinh- Tiền Lê là

A. địa chủ và nông dân tự canh.

B. nông dân lĩnh canh và thợ thủ công.

C. quan lại và một bộ phận nhà sư, đạo sĩ.

D. vua, quan và một bộ phận nhà sư, đạo sĩ.

Đáp án đúng là: D
Xã hội thời Ngô, Đinh, Tiền Lê gồm hai bộ phận thống trị và bị trị, có địa vị chính trị và kinh tế khác nhau. Vua, quan và một bộ phận nhà sư, đạo sĩ giữ địa vị thống trị (SGK - Trang 55)

Câu 2. Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền chọn địa phương nào làm kinh đô?

A. Hoa Lư.

B. Cổ Loa.

C. Phong Châu.

D. Phú Xuân.

Đáp án đúng là: B

Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức Tiết độ sứ và đóng đô ở Cổ Loa (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội)

Câu 3. Kinh đô của nhà nước Đại Cồ Việt được đặt ở

A. Hoa Lư.

B. Cổ Loa.

C. Phong Châu.

D. Phú Xuân.

Đáp án đúng là: A

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), lấy niên hiệu là Thái Bình, đúc tiền “Thái Bình hưng bảo”, khẳng định vị thế độc lập của Đại Cồ Việt (SGK - Trang 53)

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 51 Lịch sử 7: Em hãy nêu những việc làm thể hiện ý thức độc lập tự chủ của Ngô Quyền trong xây dựng đất nước...

Câu hỏi trang 52 Lịch sử 7: - Vì sao gọi tình hình đất nước cuối thời Ngô là “Loạn 12 sứ quân”?...

Câu hỏi trang 53 Lịch sử 7: Dựa vào lược đồ 14.9, em hãy mô tả nét chính về cuộc chiến chống Tống thời Tiên Lê (năm 981)...

Câu hỏi trang 54 Lịch sử 7: Mô tả và nêu nhận xét về tổ chức chính quyền thời Đinh- Tiền Lê....

Câu hỏi trang 55 Lịch sử 7: Đời sống xã hội, văn hóa thời Ngô- Đinh- Tiền Lê có điểm gì nổi bật....

Luyện tập 2 trang 56 Lịch sử 7: Hãy hoàn thiện các thông tin ở cột sự kiện (A) tương ứng với (B) theo nội dung dưới đây:...

Vận dụng 3 trang 56 Lịch sử 7: Hãy chọn và giới thiệu một nhân vật lịch sử đã có công dựng nước hoặc giữ nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê. Điều khiến em khâm phục, muốn học tập hoặc noi gương nhân vật đó? Hãy nêu ý kiến và giải thích....

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:

Bài 13: Vương quốc Lào

Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô-Đinh-Tiền Lê (938-1009)

Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)

Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Đánh giá

0

0 đánh giá