Tính oxi hoá của sulfur Chuẩn bị: Bột sulfur, bột sắt, giấy lọc

0.9 K

Với giải Thí nghiệm 1 trang 40 Hóa học lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Sulfur và sulfur dioxide giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 6: Sulfur và sulfur dioxide

Thí nghiệm 1 trang 40 Hoá học 11: Tính oxi hoá của sulfur

Chuẩn bị: Bột sulfur, bột sắt, giấy lọc, ống nghiệm chịu nhiệt, đũa thuỷ tinh, đèn cồn, giá thí nghiệm

Tiến hành: Trộn đều hỗn hợp gồm khoảng 1 gam bột sắt và 0,6 gam bột sulfur trên mảnh giấy lọc. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm chịu nhiệt, đặt ống nghiệm lên giá thí nghiệm. Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi hỗn hợp “chảy” và hoá đen.

Yêu cầu: Viết phương trình hoá học của phản ứng đã diễn ra và cho biết vai trò của các chất trong phản ứng.

Lời giải:

Phương trình hoá học: Fe0  +S0toFe+2S2

Số oxi hoá của Fe tăng từ 0 lên +2 sau phản ứng nên Fe đóng vai trò là chất khử;

Số oxi hoá của S giảm từ 0 xuống -2 sau phản ứng nên S đóng vai trò là chất oxi hoá

Lý thuyết Sulfur

1. Trạng thái tự nhiên

- Kí hiệu hóa học: S.

- Số hiệu nguyên tử: 16.

- Trạng thái tự nhiên: Tồn tại ở cả đơn chất và hợp chất.

+ Đơn chất: vùng có núi lửa: Nhật Bản, Chile…

+ Hợp chất: khoáng vật, như pyrite (FeS2), Sphalerite (ZnS), thạch cao (CaSO4), barite (BaSO4)…

2. Tính chất

a, Tính chất vật lí

- Trạng thái: chất rắn.

- Màu sắc: màu vàng.

- Không tan trong nước, tan nhiều trong dầu hòa, benzene.

b, Tính chất hóa học

- Tính oxi hóa

+ Tác dụng với kim loại

VD: S + Fe → FeS

S + Hg → HgS

- Tính khử

+ Tác dụng được với một số phi kim, như: oxygen, chlorine, fluorine.

VD: S + O2 → SO2

3. Ứng dụng

- Sản xuất sulfuric acid, dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, …

Từ khóa :
Hóa Học 11
Đánh giá

0

0 đánh giá