Quá trình đốt cháy nhiên liệu trong ô tô sinh ra nhiều khí như SO2, CO, NO. Từ năm 1975

3.2 K

Với giải Bài tập 4 trang 38 Hóa học lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Một số hợp chất quan trọng của nitrogen giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 5: Một số hợp chất quan trọng của nitrogen

Bài tập 4 trang 38 Hoá học 11: Quá trình đốt cháy nhiên liệu trong ô tô sinh ra nhiều khí như SO2, CO, NO. Từ năm 1975, người ta thiết kế “bộ chuyển đổi xúc tác” trong hệ thống xả khí của ô tô (và cả trong máy phát điện) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phản ứng:

2CO(g) + 2NO(g) → 2CO2(g) +N2(g)

a) Cho biết ý nghĩa của phản ứng trên đối với môi trường.

b) Trong phản ứng trên, chất nào là chất oxi hoá, chất nào là chất khử? Giải thích.

c) Giá trị enthalpy tạo thành chuẩn của CO(g), NO(g), CO2(g) lần lượt là –110,5; 91,3; –393,5 (kJ mol-1). Hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên. Phản ứng trên có thuận lợi về mặt năng lượng không? Giải thích.

Lời giải:

a) Ý nghĩa của phản ứng: 2CO(g) + 2NO(g) → 2CO2(g) + N2(g) đối với môi trường là giảm khí độc CO, giảm tác nhân gây mưa acid NO phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu.

b) 2C+2Og + 2N+2Og  2C+4O2g +N02g

Số oxi hoá của carbon tăng từ +2 lên +4 sau phản ứng nên CO đóng vai trò là chất khử.

Số oxi hoá của nitrogen giảm từ +2 xuống 0 sau phản ứng nên NO đóng vai trò là chất oxi hoá.

c)

ΔrH298o=2.ΔfH298o(CO2(g))+ΔfH298o(N2(g))2.ΔfH298o(CO(g))2.ΔfH298o(NO(g))

= 2. (-393,5) + 0 – 2.(-110,5) – 2.91,3 = -748,6 (kJ) < 0.

Vậy phản ứng này toả nhiệt, thuận lợi về mặt năng lượng.

Bài tập vận dụng:

Câu 1: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào NH3 thể hiện tính base?

A. 8NH3 + 3Cl 6NH4Cl + N2.                   

B. 4NH3 + 5O 4NO + 6H2O.

C. 2NH3 + 3CuO  3Cu + N2 + 3H2O.         

D. NH3 + CO2 + H2 NH4HCO3.

Câu 2:  Cho phản ứng: 2NH3 + 3Cl2  6HCl +N2. Kết luận nào sau đây đúng?

A. NH3 là chất khử.                                             

B. NH3 là chất oxi hoá.

C. Cl2 vừa oxi hoá vừa khử.   

D. Cl2 là chất khử.

Đáp án đúng là: A

Số oxi hoá của N tăng từ -3 lên 0, do đó NH3 đóng vai trò là chất khử trong phản ứng.

Câu 3:  Cho các phát biểu sau:

(1) Các muối ammonium tan trong nước tạo dung dịch chất điện li mạnh;

(2) Ion NH4+ tác dụng với dung dịch acid tạo kết tủa màu trắng;

(3) Muối ammonium tác dụng với dung dịch base thu được khí có mùi khai;

(4) Hầu hết muối ammonium đều bền nhiệt.

Phát biểu đúng là

A. (1) và (3).                         

B. (1) và (2).                         

C. (2) và (4).                         

D. (2) và (3).

Đáp án đúng là: A

Các phát biểu (1) và (3) đúng.

Từ khóa :
Hóa Học 11
Đánh giá

0

0 đánh giá