Thực hiện dự án điều tra tỉ lệ mắc tật cong vẹo cột sống trong trường học hoặc khu dân cư

774

Với giải Thực hành trang 135 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 28: Hệ vận động ở người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 28: Hệ vận động ở người

Thực hành trang 135 KHTN lớp 8: Thực hiện dự án điều tra tỉ lệ mắc tật cong vẹo cột sống trong trường học hoặc khu dân cư theo các bước như sau.

Bước 1. Xác định vấn đề cần điều tra và chuẩn bị mẫu phiếu điều tra.

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ NGƯỜI MẮC TẬT CONG VẸO CỘT SỐNG TRONG TRƯỜNG HỌC HOẶC KHU DÂN CƯ

STT

Tên lớp/

chủ hộ

Tổng số người trong lớp/ gia đình

Số người mắc tật

cong vẹo cột sống

1

?

?

?

Tổng

?

?

Bước 2. Thực hiện điều tra ở trường học hoặc khu dân cư.

Bước 3. Tính tỉ lệ mắc tật cong vẹo cột sống = số người mắc/ tổng số người được điều tra.

Bước 4. Viết báo cáo nhận xét về tỉ lệ người mắc tật cong vẹo cột sống; đề xuất một số cách phòng tránh.

Trả lời:

Báo cáo tham khảo:

BÁO CÁO ĐIỀU TRA SỐ NGƯỜI MẮC TẬT CONG VẸO CỘT SỐNG TRONG TRƯỜNG HỌC

1. Kết quả điều tra

STT

Tên lớp/ chủ hộ

Tổng số người trong lớp/ gia đình

Số người mắc tật cong vẹo cột sống

1

Lớp 8A

35

1

2

Lớp 8B

38

2

3

Lớp 9A

34

2

4

Lớp 7A

36

1

5

Lớp 6A

35

0

Tổng

178

6

2. Xác định tỉ lệ mắc tật cong vẹo cột sống

Tỉ lệ mắc tật cong vẹo cột sống là: 6/178 = 3,3%.

→ Nhận xét về tỉ lệ người mắc cong vẹo cột sống: Tỉ lệ học sinh trong trường mắc tật cong vẹo cột sống khá cao, có 6 người mắc trên tổng số 178 người được điều tra.

3. Đề xuất biện pháp phòng tránh tật cong vẹo cột sống

Đề xuất một số cách phòng tránh tật cong vẹo cột sống:

- Sử dụng bàn ghế vững chắc, chiều cao phù hợp với lứa tuổi.

- Tư thế ngồi học ngay ngắn, không cúi quá thấp, không vẹo sang trái hoặc sang phải, nên đeo cặp trên hai vai.

- Lao động vừa sức, đúng lứa tuổi.

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí, đủ chất.

LÝ THUYẾT BẢO VỆ HỆ VẬN ĐỘNG

1. Vai trò của thể dục, thể thao với sức khỏe và hệ vận động

- Vai trò của thể dục, thể thao với sức khỏe và hệ vận động:

+ Tăng lưu lượng máu và O2 tới não nên hệ thần kinh linh hoạt hơn.

+ Tăng thể tích O2 khuếch tán vào máu và tăng tốc độ vận động của các cơ quan hô hấp.

+ Tim đập nhanh hơn và máu chảy nhanh hơn nên cơ tim và thành mạch khỏe hơn.

+ Màng hoạt dịch tiết chất nhờn đầy đủ, dây chằng vững chắc, dẻo dai hơn nên khớp khỏe hơn.

+ Duy trì cân nặng hợp lí nhờ tăng phân giải lipid.

+ Kích thích các tế bào tạo xương, sụn ở đầu xương nên tăng khối lượng và kích thước xương.

+ Kích thích các tế bào cơ tăng hấp thu glucose và sử dụng O2, tăng lưu lượng máu đến cơ nên tăng sức bền của cơ và tăng khối lượng cơ.

→ Tập thể dục, thể thao vừa sức, đều đặn giúp nâng cao sức khoẻ nói chung và sức khoẻ của hệ vận động nói riêng.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Một số phương pháp rèn luyện thể dục, thể thao

- Khi tập thể dục, thể thao cần lưu ý: mức độ và thời gian luyện tập tăng dần, đảm bảo sự thích ứng của cơ thể; cần khởi động kĩ và đúng cách trước khi luyện tập để phòng tránh chấn thương; trang phục phù hợp; bổ sung nước hợp lí khi luyện tập.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Khởi động đúng cách, sử dụng trang phục phù hợp và bổ sung nước khi luyện tập

2. Bệnh, tật liên quan đến hệ vận động và cách phòng tránh

- Một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động:

+ Loãng xương: Do cơ thể thiếu calcium và vitamin D, tuổi cao, thay đổi hormone,… nên mật độ chất khoáng trong xương thưa dần, dẫn đến bệnh loãng xương khiến cho xương giòn, dễ gãy.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Xương của người bình thường và của người mắc bệnh loãng xương

+ Bong gân, trật khớp, gãy xương do bị chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn trong sinh hoạt, bê vác vật nặng quá sức, vận động sai tư thế.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Bong gân

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Trật khớp

+ Viêm cơ do nhiễm khuẩn khi bị tổn thương trên da; dụng cụ tiêm truyền, châm cứu, phẫu thuật không đảm bảo vô trùng.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Viêm cơ

+ Viêm khớp do nhiễm khuẩn tại khớp, rối loạn chuyển hóa, thừa cân, béo phì,…

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Viêm khớp

+ Còi xương, mềm xương do cơ thể thiếu calcium và vitamin D, rối loạn chuyển hóa vitamin D.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Trẻ em mắc bệnh còi xương

+ Tật liên quan đến hệ vận động như cong vẹo cột sống do bệnh về thần kinh; bất thường bẩm sinh của đốt sống; tư thế ngồi, đi, đứng, nằm không đúng và cường độ lao động không phù hợp với lứa tuổi,…

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Tật cong vẹo cột sống

- Biện pháp đề phòng các bệnh, tật về hệ vận động:

+ Duy trì chế độ ăn đủ chất và cân đối, bổ sung vitamin và các chất khoáng thiết yếu.

+ Vận động đúng cách; tắm nắng.

+ Đi, đứng, nằm, ngồi đúng tư thế.

+ Điều chỉnh cân nặng phù hợp.

+ Tránh những thói quen ảnh hưởng không tốt đến hệ vận động (mang vật nặng ở một bên cơ thể,…).

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Có chế độ ăn uống hợp lí

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Vận động đúng cách

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Ngồi đúng tư thế

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Tránh mang vác vật nặng một bên

Một số biện pháp để phòng các bệnh, tật về hệ vận động

Đánh giá

0

0 đánh giá