Với giải Luyện tập 2 trang 134 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 28: Hệ vận động ở người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 28: Hệ vận động ở người
Luyện tập 2 trang 134 KHTN lớp 8: Khi ngửa đầu và kiễng chân, dựa vào nguyên tắc đòn bẩy:
a) Xác định điểm tựa, lực và trọng lực.
b) Nhận xét về vị trí của điểm tựa so với lực và trọng lực.
Trả lời:
a)
Hành động |
Điểm tựa |
Lực |
Trọng lực |
Khi ngửa đầu |
Đốt sống trên cùng |
Lực được sinh ra từ hệ thống cơ sau gáy bám vào sọ |
Trọng lực của phần đầu |
Khi kiễng chân |
Các khớp bàn – đốt ở bàn chân |
Lực được cơ sinh đôi cẳng chân và cơ dép đặt trên xương gót thông qua gân Achilles |
Trọng lực của cả cơ thể |
b) Nhận xét về vị trí của điểm tựa so với lực và trọng lực:
- Đối với hành động ngửa đầu, điểm tựa nằm trong khoảng giữa của lực và trọng lực.
- Đối với hành động kiễng chân, điểm tựa ở một đầu, trọng lực ở giữa và lực ở đầu còn lại.
LÝ THUYẾT SỰ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ – XƯƠNG – KHỚP
- Nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãn, phối hợp cùng sự hoạt động của các khớp làm xương chuyển động.
- Sự sắp xếp của xương, khớp, cơ hình thành nên cấu trúc có dạng đòn bẩy. Trong đó, khớp hình thành nên điểm tựa, sự co cơ tạo nên lực kéo làm xương di chuyển tạo sự vận động của cơ thể.
Sự phối hợp hoạt động của cơ, xương, khớp
Video bài giảng KHTN 8 Bài 28: Hệ vận động ở người - Cánh diều
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Luyện tập 2 trang 134 KHTN lớp 8: Khi ngửa đầu và kiễng chân, dựa vào nguyên tắc đòn bẩy:....
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 27: Khái quát về cơ thể người
Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người