Quan sát hình 28.6 và dựa vào nguyên tắc đòn bẩy, cho biết cơ, xương, khớp phối hợp

1.1 K

Với giải Câu hỏi 5 trang 134 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 28: Hệ vận động ở người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 28: Hệ vận động ở người

Câu hỏi 5 trang 134 KHTN lớp 8: Quan sát hình 28.6 và dựa vào nguyên tắc đòn bẩy, cho biết cơ, xương, khớp phối hợp với nhau như thế nào khi ta nâng một quả tạ.

Quan sát hình 28.6 và dựa vào nguyên tắc đòn bẩy cho biết cơ xương khớp phối hợp với nhau như thế nào

Trả lời:

Sự phối hợp của cơ, xương, khớp khi nâng một quả tạ: Xương cánh tay kết nối với xương trụ, xương quay ở cẳng tay thông qua khớp khuỷu tạo thành cấu trúc có dạng đòn bẩy, trong đó, khớp khuỷu đóng vai trò là điểm tựa. Khi thực hiện hoạt động, cơ nhị đầu cánh tay co tạo nên một lực hướng lên (ngược hướng với trọng lực của quả tạ qua điểm tựa là khớp khuỷu), giúp kéo xương quay nâng lên so với xương trụ. Đồng thời, cơ tam đầu cánh tay dãn giúp cố định khớp khuỷu. Nhờ đó, cánh tay co lên giúp quả tạ được nâng lên.

LÝ THUYẾT SỰ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ – XƯƠNG – KHỚP

- Nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãn, phối hợp cùng sự hoạt động của các khớp làm xương chuyển động.

- Sự sắp xếp của xương, khớp, cơ hình thành nên cấu trúc có dạng đòn bẩy. Trong đó, khớp hình thành nên điểm tựa, sự co cơ tạo nên lực kéo làm xương di chuyển tạo sự vận động của cơ thể.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Sự phối hợp hoạt động của cơ, xương, khớp

Đánh giá

0

0 đánh giá