Với giải Luyện tập 1 trang 132 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 28: Hệ vận động ở người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 28: Hệ vận động ở người
Luyện tập 1 trang 132 KHTN lớp 8: Thành phần hóa học của xương động vật cũng tương tự xương người. Thực hiện thí nghiệm với ba chiếc xương đùi ếch như sau:
- Xương 1: để nguyên.
- Xương 2: ngâm trong dung dịch HCl 10% khoảng 15 phút.
- Xương 3: đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi không còn thấy khói bay lên.
Tiến hành thí nghiệm, sau đó uốn cong xương, bóp nhẹ đầu xương và quan sát hiện tượng. Kết quả thí nghiệm thể hiện ở bảng 28.1:
Vận dụng kiến thức về phản ứng của acid, phản ứng cháy và thành phần hóa học của xương, giải thích kết quả thí nghiệm.
Trả lời:
Giải thích kết quả thí nghiệm:
- Xương 1 để nguyên nên trong xương vẫn còn các thành phần hóa học là chất hữu cơ và chất vô cơ. Do đó, xương vẫn còn tính đàn hồi, rắn chắc nên không thể uốn cong và xương không bị vỡ vụn khi bóp nhẹ vào đầu xương.
- Xương 2 đã được ngâm trong dung dịch HCl 10%. Khi đó, các chất vô cơ trong xương sẽ phản ứng với HCl khiến xương 2 chỉ còn lại thành phần chất hữu cơ. Việc mất đi các chất vô cơ làm cho xương bị mất tính rắn chắc chỉ còn lại tính mềm dẻo. Do đó, xương 2 có thể uốn cong và không bị vỡ vụn khi bóp nhẹ vào đầu xương.
- Xương 3 được đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Khi đó, các chất hữu cơ trong xương bị đốt cháy khiến xương 3 chỉ còn lại thành phần vô cơ. Việc mất đi các chất hữu cơ làm cho xương bị mất tính mềm dẻo, chỉ còn lại tính rắn chắc. Do đó, xương không thể uốn cong và xương vỡ vụn khi bóp nhẹ vào đầu xương.
LÝ THUYẾT SỰ PHÙ HỢP GIỮA CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ VẬN ĐỘNG
Hệ vận động ở người
1. Cấu tạo của xương phù hợp với chức năng
Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của xương được thể hiện ở thành phần hóa học, hình dạng và cấu trúc:
- Về thành phần hoá học: Thành phần hóa học của xương người gồm: nước, chất hữu cơ và chất vô cơ. Chất hữu cơ gồm protein (chủ yếu là collagen), lipid và saccharide, đảm bảo cho xương có tính đàn hồi. Chất vô cơ chủ yếu là muối calcium, muối phosphate đảm bảo cho xương có tính rắn chắc.
- Về hình dạng: Ở mỗi vị trí, hình dạng của xương phù hợp với chức năng mà xương đó đảm nhiệm. Ví dụ: Hộp sọ gồm các xương dẹt phù hợp với chức năng bảo vệ. Cổ tay, cổ chân gồm các xương ngắn phù hợp với các cử động linh hoạt,…
Xương sọ và xương cổ tay
- Về cấu trúc: Đặc điểm cấu trúc của xương phù hợp với chức năng. Ví dụ: Tính vững chắc của xương đùi được thể hiện: ở đầu xương có mô xương xốp gồm các tế bào xương tạo thành các nan xương sắp xếp theo hình vòng cung có tác dụng phân tán lực tác động; phần thân xương có mô xương cứng gồm các tế bào xương sắp xếp đồng tâm làm tăng khả năng chịu lực của xương.
Cấu trúc của xương đùi
2. Cấu tạo của khớp phù hợp với chức năng
- Khái niệm: Khớp là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương.
- Phân loại: Có 3 loại khớp cơ bản: khớp động (khớp khuỷu tay, khớp đầu gối,…), khớp bán động (khớp cột sống, khớp bả vai,…), khớp bất động (khớp hộp sọ).
- Mỗi loại khớp cho phép các xương hoạt động ở các mức độ khác nhau phù hợp với chức năng.
+ Các xương ở hộp sọ liên kết với nhau bằng khớp bất động phù hợp với chức năng bảo vệ não, cơ quan thị giác, thính giác,…
Khớp ở hộp sọ
+ Các xương đốt sống liên kết với nhau bằng khớp bán động nên cột sống có thể cử động ở mức độ nhất định và bảo vệ tủy sống.
Khớp giữa các đốt sống
+ Các xương ở đầu gối liên kết với nhau bằng khớp động nên cử động một cách dễ dàng.
Khớp gối
3. Cấu tạo của cơ vân phù hợp với chức năng
- Trong cơ bắp, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ. Tơ cơ có khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co, dãn của cơ bắp.
- Lực của cơ sinh ra phụ thuộc vào sự thay đổi chiều dài và đường kính của bắp cơ. Mỗi tác động vận động có sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ.
Cấu tạo của một bắp cơ ở người
Video bài giảng KHTN 8 Bài 28: Hệ vận động ở người - Cánh diều
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Luyện tập 2 trang 134 KHTN lớp 8: Khi ngửa đầu và kiễng chân, dựa vào nguyên tắc đòn bẩy:....
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 27: Khái quát về cơ thể người
Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người